Đoạn trích của John Barrow trong cuốn Voyage to Indochina cụ nên đọc bản sách gốc tiếng Anh, sẽ thấy nó khác kha khá những gì bài báo viết đấy ạ.
Có thể khác nhau về tiểu tiết nhưng về cái lớn như vậy là rất rõ. Đó là sức mạnh thủy quân thời Tây Sơn rất mạnh. Điều này được ghi chép rất rõ ràng trong không chỉ sách ta mà sách phương Tây và cả nhà Thanh thời điểm đó. Cụ tìm đọc thêm nhé. Ngoài ra, em nhắc lại, nếu cụ sắp xếp được thời gian, nên đến thăm bảo tàng Tây Sơn ở Bình Định. Trong đó có trưng bày nhiều tàu chiến nói riêng và vũ khí, trang thiết bị của thời Tây Sơn nói chung.
Mà không chỉ thủy quân, quân đội của hoàng đế Quang Trung cũng rất mạnh. "Xếp theo chức năng, quân đội Tây Sơn được tổ chức thành bộ binh, pháo binh, kỵ binh, tượng binh và thủy quân. Quân Tây Sơn được miêu tả rất oai hùng: “Quân Tây Sơn mặc áo màu đỏ tía, chỏm mũ đính lông chiên đỏ, vũ khí dùng tên lửa buộc trên đầu ngọn giáo gọi là hỏa hổ”. Còn theo đánh giá của người Châu Âu đến Đàng Trong thời kỳ đó thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ như súng hỏa mai, súng đại bác…
Kỵ binh và tượng binh cũng là 2 lực lượng mạnh của quân đội Tây Sơn, ước tính trong cuộc tấn công quân Mãn Thanh ở Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu 1789 hơn 300 voi chiến đã xung trận. Quân Tây Sơn là quân đội lấy tiến công làm chính, có lực lượng voi chiến trang bị pháo và pháo hạm, vừa có tính cơ động vừa mạnh về hỏa lực, hỏa lực sử dụng chiến đấu và yểm trợ bộ binh khi xung trận. Lực lượng pháo binh Tây Sơn gồm các loại đại bác hạng nặng, hạng nhẹ, các loại hỏa hổ (hỏa tiễn cầm tay).
Theo báo cáo của các quan sĩ Pháp từng theo phò Nguyễn Ánh cũng như sử sách nhà Nguyễn đều công nhận tính năng phi thường của các đại pháo và hỏa pháo Tây Sơn. Trong các trận đánh dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, lực lượng pháo binh Tây Sơn lúc nào cũng vượt trội và cơ động nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của chiến trường. Các trận đánh lớn của bộ binh đều có pháo binh yểm trợ và hiệp đồng chiến đấu."
Chỉ trong vòng 5 ngày mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 (từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789) ), quân và dân thời Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh. Đây là sức mạnh phi thường của một đội quân đặc biệt tinh nhuệ. Nếu cụ học lịch sử cụ thấy các triều đại khác của Việt Nam thường đánh đuổi giặc trong nhiều năm, có khi lên tới 10 - 15 năm nhưng quân đội thời Tây Sơn, với sự đồng lòng hưởng ứng của toàn dân, đánh tan quân giặc xâm lược trong vòng chưa tới 1 tuần.
Trước khi tiến quân ra Bắc, quân Tây Sơn cũng hành quân thần tốc từ miền Trung ra Bắc Hà (cách gọi lúc bấy giờ). Nếu cụ có thời gian nghiên cứu về nghệ thuật quân sự hành quân thần tốc này, cụ sẽ kinh ngạc tới thán phục thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Hãng nó công bố luôn là chạy không kéo bể thử cụ ạ, em từng làm trong hãng.
VN mình giờ có bể thử ở các nhà máy đóng tàu rồi chứ cụ? Chi phí cho mỗi bể thử khoảng hơn 20 tỷ đúng không cụ?