30 năm trước, VN làm được động cơ diesel 50 HP (hồi đó làm là làm thực, không phải nhập linh kiện về lắp (trừ kim phun), với 4 nhà máy chế tạo động cơ là Trần hưng Đạo, Sông Công, Vikyno và Vinapro). Hiện nay, động cơ diesel lớn nhất mà VN làm được là 30 HP (mà hiện nay, gọi là làm được cũng khó mà biết là làm thật hay không hay lại nhập linh kiện về lắp).
Cái động cơ thủy diesel cỡ nhỏ cũng phải tầm 1000 - 2000 HP. Động cơ diesel cho đầu máy D19E (chủ lực của đường sắt VN) là 1950 HP. Động cơ diesel cho xe tăng chủ lục là 1500 HP, cho xe chiến đầu bộ binh khoảng 500 HP.
Nói chung thì đầu tư tiền xây một nhà máy, trang thiết bị tốt, cố gắng làm thì vẫn có thể làm ra được một cái động cơ hoàn chỉnh, nó cũng không phải là công nghệ siêu việt gì. Nhưng giá sẽ đắt hơn và chất lượng sẽ không bằng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nên được một thời gian rồi sẽ tự động rút lui khỏi thị trường.
Cái gốc rễ là con người, từ cán bộ quản lý (quan trọng nhất là quản lý cấp trung như trưởng phòng, quản đốc, đốc công, quản lý chất lượng) đến công nhân từ bậc cao đến bậc thấp, đều phải có ý thức kỷ luật (nói gọn là làm việc như robot), làm việc vì chất lượng, tập trung vào công việc chứ không phải vừa làm vừa tán gẫu, tay xiết cờ-lê nhưng mất láo liên nhìn chỗ này chỗ kia, không thèm nhìn vào chỗ mình đang xiết. Các cụ chỉ cần so sánh người quét dọn rác ở sân bay Nội Bài và người quét dọn rác ở sân bay Hong Kong, Seoul, Tokyo, Đài Bắc, Singapore... đã thấy sự khác nhau hoàn toàn về thái độ làm việc. Quét rác mà mắt láo liên nhìn ngang nhìn dọc, không thèm nhìn mình đang quét cái gì, thì đến cái việc đơn giản nhất là quét rác cũng không sạch bằng người ta.
Cái đó là văn hóa hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm nay (đã được bàn trong nhiều cuốn về văn hóa và lịch sử của VN). Thay đổi thì cũng có thể thay đổi được, nhưng chắc chắn mất thời gian lâu.