Hàn và Đài đã dân chủ hóa khi mọi chỉ số (GDP đầu người, mức độ công nghiệp hóa) đều thấp hơn TQ bây giờ nhiều. TQ giữ được đến giờ là quá lâu rồi.
Phân tích những khó khăn mà TQ đang gặp hiện tại sẽ thấy đó không phải là khó khăn tình thế mà là khó khăn chiến lược, khi bản chất tự do tư bản của nền kinh tế chạm đến cái trần độc trị của chính trị. Muốn phát triển tiếp thì phải thay đổi cái trần, hoặc kinh tế sẽ đi ngang trì trệ.
Nhật, Hàn, Đài vẫn là các "công xưởng bậc cao" thôi chưa phải là nơi sáng tạo dẫn dắt công nghệ. Chiến lược của Nhật, Hàn, Đài vẫn là follower dưới cái ô của Mỹ và tham gia chuỗi sáng tạo công nghệ phương Tây. Nên hệ thống chính trị cũng copy hệ thống lưỡng đảng; nói là dân chủ nhưng thực ra vẫn tập trung rất cao.
Còn Tq khác, Tq phải tự chủ, thách thức, tham vọng và dã tâm giấc mơ Trung Hoa lớn lắm. Tham vọng đục trần dẫn dắt công nghệ thế giới. Từ lớn đến vĩ đại. Các nước Hàn, Đài, Trung quốc đều có nguy cơ đụng trần kính như Nhật thập niên 1990s, từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rồi tụt lại - đứng im.
Nên hiểu được chiến lược Tq không phải dễ, đọc hiểu được lợi dụng được là giỏi rồi (ví dụ chiến lược phá vây, chiến lược kiếm quốc gia - trọng cung chiều sâu, tập hợp thế giới thứ 3, chiến tranh thương mại và công nghệ Trung Mỹ).
Còn mình tuổi nhỏ, như ngành đóng tàu giấc mơ nhỏ thôi
làm sao tự chủ được một phần công nghệ đóng tàu, vật liệu. Tăng dần từ 30% lên 50-60%. Cả dịch vụ tàu biển và đóng tàu cũng là giỏi rồi. Làm dần rồi sẽ khá