Chủ đề này nóng đây. Em có biết - rất rõ vài trường hợp. Cũng đi theo những khóa tu như thế này. Hệ lụy có không ít. Thậm chí thành chính quả luôn. Vì vậy mới dám nói như những còm trên....
Người dẫn - bắt trẻ đi thì lại là "Liều mình xông vào như chẳng có".Ngộ độc tín ngưỡng
À, vụ căn chùa cũng k ngại lắm, xoay phỏm làm sư kiếm cũng khẳm cụ ợ,Cụ nhầm rồi. Không may thì con mình thành con chùa nhé. Lúc ấy có dí dao vào cổ nó bắt về - nó cũng không về. Lúc ấy có mà khóc không ra nước mắt đâu.
- Đạo nó sâu xa và phức tạp lắm. Nhiều khi chẳng may ở ngay góc khuất của nó thì....
Vấn đề ở đây là nó theo nhà chùa - thành sư đi tu luôn. Mất con luôn mà cụ. Có còn là người thường nữa đâu ?À, vụ căn chùa cũng k ngại lắm, xoay phỏm làm sư kiếm cũng khẳm cụ ợ,
Đứa bạn e có thèng con nhai trầu bỏm bỏm, học hành ất ơ, quay sang làm cậu ngon choét.
Thiếu hiểu biết thôi cụ ạ. Em trộm nghĩ đến phân nửa số cha mẹ cho con lên chùa tu chưa chắc đã hiểu chữ tịnh độ trong tên của ngôi chùa đó nghĩa là gì. Em rất phản đối cho con đi tu hay đi bộ đội. Nói có vẻ nặng lời nhưng bảo dân trí thấp thì lại có nhiều người dỗiThương con nhưng không phải lối...
Thế là các bố vô tâm vô trách nhiệm. Vợ em mà bảo cho con đi tu hay đi bộ đội là em mắng cho. Cả năm hầu và chiều con, không dạy con chăm sóc bản thân và làm việc nhà rồi tự dưng đem con bỏ chợ đúng nghĩa đen. Thực là lừa con chứ còn gì nữa?Kk, e nói các mợ lại phật ý. Nhưng cái trò này toàn do mấy con mẹ tự tham khảo, tự truyền tai nhau rồi tự vẽ ra. Mấy trường hợp em biết toàn do các mẹ đòi cho con đi, bố có ý kiến gì đâu.
Chuẩn cụ ơi! Sau 1 tháng con nhà em đã thành thạo giặt (giặt máy thôi ) phơi và gấp quần áoCon nhà em: bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cờ quạt, games, việc nhà = cả hè
Em đọc mãi mà không hiểu thông điệp của đại sư. Phiền đại sư cắt nghĩa giúp em với ạ.Áo mặc rộng tuy mát nhưng khó coi.
Kẻ bơi ngoài biển thấy phần nổi tảng băng tưởng như cả đảo.
Khoá tu mùa hè lần 1 năm 2023 ở chùa Ba Vàng còn 7000 bạn cơ. Nhưng có vè chùa Ba Vàng khâu tổ chức và quản lý tốt, bài bản?Đọc bài "trải nghiệm kinh hoàng khoá tu" của một phụ huynh, mà mình cũng thấy kinh hoàng dần đều, lông tóc dựng ngược, rùng hết cả mình. Nhưng không phải kinh hoàng vì các chi tiết mô tả "rùng rợn"của bà mẹ xót con trong cơn bấn loạn, vì nó cũng chả kinh hoàng mấy, mà mình ớn lạnh vì cái tư duy ấu trĩ và bấy bớt như cua lột của bà mẹ này.
Chùa, hay các không gian thờ tự tín ngưỡng đâu có phải là môi trường lý tưởng của trẻ em?
Chùa, có thể là nơi chữa lành các tâm, thân, ý đầy tội lỗi của người lớn, nhưng không giúp ích nhiều cho công cuộc dưỡng dục con trẻ. Việc đó là của nhà trường, gia đình và chính bố mẹ của chúng.
Chưa nói tới thực trạng đáng lo, chùa và các vị tăng ni ngày nay, trong cơn bão kinh tế thị trường càn quét, cũng sao nhãng đường tu mà chăm lo đường kinh tài. "Đời lệch thì chùa nghiêng", xưa nay đều thế cả.
Nhu cầu gửi trẻ tới các khoá học ngắn ngày vào dịp nghỉ hè là nhu cầu có thật. Chủ yếu là tự phát, tự biên, tự diễn. Trong các loại "khoá" đó, mình thấy khoá tu là buồn cười nhất, tác dụng của nó có khi không bằng khoá Viro vang danh 1 thời, tức là ai mở cũng được, như ghế đá công viên.
Cá nhân mình thường xuyên vãng cảnh chùa, cũng cầu an yên cho bản thân, cho gia đình, thậm chí cầu mong hoà bình cho cả thế giới. Nhưng không bao giờ cho bọn trẻ lai vãng đình chùa miếu mạo hoặc tham quan lăng tẩm mồ mả các thứ. Người ta tránh đi những chỗ này còn chả được, mang trẻ con tới đó làm gì?
Thật sự thì cũng có những nơi được gọi là "chùa" mà tiện nghi, môi trường cảnh quan chả kém gì Resort, nhưng nó lại không hướng tới khách hàng là trẻ em. Thế mới buồn!
Cầu thì lớn, cung thì tự phát và hỗn loạn, nên mới xảy ra bao chuyện phiền lòng, lỗi cả đời và lạc cả đạo. Mà lỗi thì chủ yếu do người lớn gây ra.
Một khoá học trẻ em(bất kể lĩnh vực/nội dung gì) thì cũng không nên quá con số 50 trẻ, tỷ lệ người chăm sóc ít nhất 1 người lớn/10 trẻ em. Các khoá học đặc biệt thậm chí phải sơ tuyển, sàng lọc người tham gia. Những người phục vụ phải được đào tạo chuyên môn liên quan. Cơ sở vật chất phải đảm bảo không gian học tập, vui chơi, lưu trú cho trẻ. An toàn là tiêu chí hàng đầu và xuyên suốt.
Mình không thể hình dung ra, 600 trẻ em bị dồn vào một nơi thờ tự tôn giáo thì sẽ học tập và sinh hoạt kiểu gì, để an toàn?
Trong 600 em học sinh đủ mọi lứa tuổi ấy, có bao nhiêu cháu cần được chăm sóc đặc biệt về tâm lý? Có bao nhiêu cháu cần được chăm sóc đặc biệt về thể chất? Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cần được điều trị về sức khoẻ tâm thần? Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cho con đi "tu" để mình có thời gian đi "hú". Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cho con đi "học" để họ khỏi bị "hành", vì họ không đủ thời gian chăm con? Họ đăng ký khoá học ngắn ngày chỉ để cai điện thoại, cai internet, hoặc đơn giản chỉ là tìm bảo mẫu giá rẻ cho con mình?
Không ai biết.
Chỉ có trời biết, đất biết và phụ huynh đó biết.
Bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực như trên, mình có thể đồng cảm với những phụ huynh gửi con tới các khoá tu ngắn hạn. Mình đồ rằng, hầu hết trong đó người đưa ra quyết định là những bà mẹ mộ đạo, ngây thơ và tử tế, thương yêu con vô điều kiện. Nhưng tình yêu và niềm tin gửi gắm vô tội ấy, e rằng hơi lệch lạc và thiếu hiểu biết.
Đức Phật tiên đoán 5000 năm sau, đạo suy vi và tổn hại bởi bàn tay phụ nữ. Dù chưa tới thời điểm đáng sợ ấy, nhưng gần đây, các xì căng đan của đạo và đời đều bị khuấy đảo kinh thiên động địa của giới quần hồng. Hành trang của họ quá nhiều, quá kềnh càng, và khi họ hò hét rủ nhau "buông bỏ" thì hoá ra sự buông bỏ đó là buông thả và...bỏ chồng. Đạo cũng kinh, mà đời cũng khiếp!
Yêu nhau như thế quá bằng mười lần hại nhau
Chỉ mong các bậc phụ huynh nên cân nhắc giữa lợi ích và nhu cầu chăm sóc phần hồn bản thân với nhu cầu chăm sóc tinh thần của bọn trẻ và không nên phó mặc việc đó cho xã hội. Con mình là do mình đẻ ra, nhưng hãy để chúng được sống cuộc đời của chúng. Trẻ con vốn dĩ đã không có quyền lựa chọn việc mình được sinh ra, giờ lại vô tình bị cưỡng ép lựa chọn tín ngưỡng, thì tội nghiệp quá.
Quả thực là một sự bạo hành và vô minh không đáng!
Cụ bình tĩnh cụ ơi. Sao cụ lại nỡ đổ nhiều tội cho phụ nữ chúng em thế.Đọc bài "trải nghiệm kinh hoàng khoá tu" của một phụ huynh, mà mình cũng thấy kinh hoàng dần đều, lông tóc dựng ngược, rùng hết cả mình. Nhưng không phải kinh hoàng vì các chi tiết mô tả "rùng rợn"của bà mẹ xót con trong cơn bấn loạn, vì nó cũng chả kinh hoàng mấy, mà mình ớn lạnh vì cái tư duy ấu trĩ và bấy bớt như cua lột của bà mẹ này.
Chùa, hay các không gian thờ tự tín ngưỡng đâu có phải là môi trường lý tưởng của trẻ em?
Chùa, có thể là nơi chữa lành các tâm, thân, ý đầy tội lỗi của người lớn, nhưng không giúp ích nhiều cho công cuộc dưỡng dục con trẻ. Việc đó là của nhà trường, gia đình và chính bố mẹ của chúng.
Chưa nói tới thực trạng đáng lo, chùa và các vị tăng ni ngày nay, trong cơn bão kinh tế thị trường càn quét, cũng sao nhãng đường tu mà chăm lo đường kinh tài. "Đời lệch thì chùa nghiêng", xưa nay đều thế cả.
Nhu cầu gửi trẻ tới các khoá học ngắn ngày vào dịp nghỉ hè là nhu cầu có thật. Chủ yếu là tự phát, tự biên, tự diễn. Trong các loại "khoá" đó, mình thấy khoá tu là buồn cười nhất, tác dụng của nó có khi không bằng khoá Viro vang danh 1 thời, tức là ai mở cũng được, như ghế đá công viên.
Cá nhân mình thường xuyên vãng cảnh chùa, cũng cầu an yên cho bản thân, cho gia đình, thậm chí cầu mong hoà bình cho cả thế giới. Nhưng không bao giờ cho bọn trẻ lai vãng đình chùa miếu mạo hoặc tham quan lăng tẩm mồ mả các thứ. Người ta tránh đi những chỗ này còn chả được, mang trẻ con tới đó làm gì?
Thật sự thì cũng có những nơi được gọi là "chùa" mà tiện nghi, môi trường cảnh quan chả kém gì Resort, nhưng nó lại không hướng tới khách hàng là trẻ em. Thế mới buồn!
Cầu thì lớn, cung thì tự phát và hỗn loạn, nên mới xảy ra bao chuyện phiền lòng, lỗi cả đời và lạc cả đạo. Mà lỗi thì chủ yếu do người lớn gây ra.
Một khoá học trẻ em(bất kể lĩnh vực/nội dung gì) thì cũng không nên quá con số 50 trẻ, tỷ lệ người chăm sóc ít nhất 1 người lớn/10 trẻ em. Các khoá học đặc biệt thậm chí phải sơ tuyển, sàng lọc người tham gia. Những người phục vụ phải được đào tạo chuyên môn liên quan. Cơ sở vật chất phải đảm bảo không gian học tập, vui chơi, lưu trú cho trẻ. An toàn là tiêu chí hàng đầu và xuyên suốt.
Mình không thể hình dung ra, 600 trẻ em bị dồn vào một nơi thờ tự tôn giáo thì sẽ học tập và sinh hoạt kiểu gì, để an toàn?
Trong 600 em học sinh đủ mọi lứa tuổi ấy, có bao nhiêu cháu cần được chăm sóc đặc biệt về tâm lý? Có bao nhiêu cháu cần được chăm sóc đặc biệt về thể chất? Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cần được điều trị về sức khoẻ tâm thần? Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cho con đi "tu" để mình có thời gian đi "hú". Có bao nhiêu cháu có phụ huynh cho con đi "học" để họ khỏi bị "hành", vì họ không đủ thời gian chăm con? Họ đăng ký khoá học ngắn ngày chỉ để cai điện thoại, cai internet, hoặc đơn giản chỉ là tìm bảo mẫu giá rẻ cho con mình?
Không ai biết.
Chỉ có trời biết, đất biết và phụ huynh đó biết.
Bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực như trên, mình có thể đồng cảm với những phụ huynh gửi con tới các khoá tu ngắn hạn. Mình đồ rằng, hầu hết trong đó người đưa ra quyết định là những bà mẹ mộ đạo, ngây thơ và tử tế, thương yêu con vô điều kiện. Nhưng tình yêu và niềm tin gửi gắm vô tội ấy, e rằng hơi lệch lạc và thiếu hiểu biết.
Đức Phật tiên đoán 5000 năm sau, đạo suy vi và tổn hại bởi bàn tay phụ nữ. Dù chưa tới thời điểm đáng sợ ấy, nhưng gần đây, các xì căng đan của đạo và đời đều bị khuấy đảo kinh thiên động địa của giới quần hồng. Hành trang của họ quá nhiều, quá kềnh càng, và khi họ hò hét rủ nhau "buông bỏ" thì hoá ra sự buông bỏ đó là buông thả và...bỏ chồng. Đạo cũng kinh, mà đời cũng khiếp!
Yêu nhau như thế quá bằng mười lần hại nhau
Chỉ mong các bậc phụ huynh nên cân nhắc giữa lợi ích và nhu cầu chăm sóc phần hồn bản thân với nhu cầu chăm sóc tinh thần của bọn trẻ và không nên phó mặc việc đó cho xã hội. Con mình là do mình đẻ ra, nhưng hãy để chúng được sống cuộc đời của chúng. Trẻ con vốn dĩ đã không có quyền lựa chọn việc mình được sinh ra, giờ lại vô tình bị cưỡng ép lựa chọn tín ngưỡng, thì tội nghiệp quá.
Quả thực là một sự bạo hành và vô minh không đáng!
Em nói thật, do chả ai kêu nên mới thế. Còn về quy định thì nhét 5-600 đứa trẻ vào 1 chỗ chật hẹp, thiếu cả nước. Cả phương tiện pccc thì đúng là Phật độ đấy., em không dám nghĩ đến cảnh cháy nổ thì hậu quả thế nào.Cụ bình tĩnh cụ ơi. Sao cụ lại nỡ đổ nhiều tội cho phụ nữ chúng em thế.
Khóa tu được tổ chức từ rất lâu rồi với mục đích giúp các con có cái nhìn hướng thiện và học hỏi điều hay lẽ phải giúp ích cho cuộc sống của các con sau này. Với số ngày ngắn ngủi, ai cũng xác định đây chỉ là trải nghiệm thôi. Các con học được bao nhiêu thì học, đó cũng là kỷ niệm thú vị trong đời các con . Đa phần các mẹ đều mong vậy khi chọn đưa con theo khóa tu. Chứ mẹ nào muốn bỏ con đi chơi thì phải chọn chỗ nào dài ngày hơn cụ ạ. Khối nhà cho con về quê cả tháng cho rảnh để bố mẹ còn làm ăn, nghỉ ngơi, cụ quy kết tội họ thế nào ?
Chuyện khóa tu ở Chùa Cự Đà thì em cũng đồng ý với cụ là bạn mẹ ấy hơi bất cẩn khi không tìm hiểu rõ cơ sở vật chất ở chùa cũng như cung cách tổ chức của chùa vì bạn ấy quá tin tưởng nhà chùa với cách tin của 1 người lương thiện. Lương thiện không sai ạ. Bạn mẹ ấy không sai khi muốn cho con học điều hay, trải nghiệm những ngày ý nghĩa. Bạn mẹ chỉ nhầm lẫn giống như các cụ thi thoảng vẫn bị lừa mua phải hàng kém chất lượng ý ạ.
Khóa tu có kiểu this, kiểu that. Nếu là con em, em sẽ cho con tham gia các khóa tu thiền để con được học kỹ thuật thiền chuẩn mực, dc trải nghiệm về một cách sống sẽ rất có ích cho các con sau này trong học tập cũng như làm việc hay đời sống thường ngày. Nhưng con phải lớn lớn đã, con bé quá thì sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt chung, khổ cho con.
Có những khóa thực sự chất lượng như khóa tu thiền của các Thiền viện Trúc Lâm, chú trọng dạy các con cách thiền, dạy cách sống tỉnh thức, trân trọng cuộc sống chứ không đưa vào khóa học tín ngưỡng giáo điều mê tín. Cách tổ chức bao năm nay vẫn nghiêm túc, bài bản. Các khóa tu ở các chùa theo Tịnh độ thì thường sẽ nhiều tín điều hơn, và cơ sở vật chất ở các chùa cũng ko đc thoáng rộng lắm ko như đc các thiền viện. Nhưng nhiều gđ theo tín ngưỡng Tịnh độ thì con học ở đó cũng là lẽ thường. Các khóa tu ở các nơi không giống nhau về cách thực hiện và chất lượng. Vì vậy, đánh đồng tất cả vào 1 để chê trích thì em e là không đúng đâu cụ ơi.
đi bộ đội cũng đắt hầy.Khóa bộ đội là 1 dạng trải nghiệm tạm ok
Còn khóa tu thì đáng lo ngại hơn
Tu đâu cho bằng tu nhàThứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Thế tóm lại là như lào cụ, tỏ vẻ rất nguy hiểm . Nói như kim dung phim trưởng đặc chất Tàu.Áo mặc rộng tuy mát nhưng khó coi.
Kẻ bơi ngoài biển thấy phần nổi tảng băng tưởng như cả đảo.