Chào mợ,
Cám ơn mợ đã quote bài em một cách nhã nhặn. Như mợ thì Tây hay gọi là "i'm spiritual but not religious" (em xin lỗi vì có thể bắt mợ hoặc các cụ khác phải google). Đại để là tôi ý thức được tôi thế nào trong cuộc sống tinh thần nhưng không theo tôn giáo nào. Dịch nôm hơn nữa là tôi hướng tới giá trị tốt đẹp của tôn giáo chứ không tin vào mê tín hoặc nghi thức của tôn giáo. Mợ muốn con mợ cũng như vậy là điều dễ hiểu.
Xin lỗi vì em tưởng mợ là phật tử nên mới nói hơi nhiều thứ khó hiểu như vậy. Đại ý em muốn nói là cuộc sống tinh thần/thái độ nhìn cuộc sống của một đứa trẻ nó thẩm thấu từ những môi trường nó tiếp xúc. Nếu mợ là người vị kỷ(chỉ nghĩ đến bản thân) thì thế giới quan của mợ sẽ là lợi ích, tiền, quyền lực. Đứa trẻ lớn lên cạnh mợ cũng sẽ bị thẩm thấu điều ấy. Nếu mợ suy nghĩ đến người khác, nói chuyện nhã nhặn tôn trọng người đối diện hoặc người thứ ba, có cuộc sống hôn nhân lành mạnh, có một nghề nghiệp phù hợp không liên quan đến bạo lực hay sát sinh(em xin lỗi vì không biết dùng từ nào khác)... thì những thứ tốt đẹp đó theo năm tháng sẽ thẩm thấu đến đứa trẻ.
Quay lại khóa tu mà em thấy mợ vẫn lăn tăn giải thích thì em đồng tình với các cụ khác. Không nên vứt con cho một bên không có đủ thẩm quyền. Nếu mợ muốn con mợ được những giá trị như mợ nói thì mợ đi học khóa tu thiền thẩm thấu rồi dạy lại cho con mợ là tốt nhất. Cứ cho là thầy chùa được như mợ nói (có năng lực tổ chức cho trẻ, có năng lực sư phạm cho trẻ, có kinh nghiệm về thay đổi nhận thức của trẻ...) Vài ngày không giải quyết được gì nếu lại quay về một môi trường như cũ.
Nói theo ngôn ngữ của các cụ khác là: con hư tại mẹ, mẹ bất lực nên vứt con lên chùa, được vài ngày lại tái hòa nhập cộng đồng
) mẹ thì mê tín, thì sẽ tống con vào chỗ mê tín. Mẹ bán tín, thích chỗ sạch sẽ mát mẻ, không gian thoáng đãng, thì sẽ đưa con vào chỗ như thế. Tóm lại vẫn là theo sở thích, cái tôi của mẹ thôi, chứ vài ngày thì chả đạo đức chả lương thiện nào cho lại việc hàng ngày chứng kiến mẹ chửi bố như hát hay, sáng vứt rác ra nhà hàng xóm, trưa đánh con lô chiều chửi đm vì tạch lô đâu. Có cầu ắt có cung.
Còm sau em lại không đồng tình, nếu mợ tỉnh thức(mượn từ mợ đã còm) thì sẽ phân biệt được muốn tốt cho con và làm theo cái tôi của mình. Mợ đã bao giờ mượn danh người mẹ/mượn câu muốn tốt cho con để áp đặt lên con mợ chưa? Ý này mợ không cần trả lời em đâu, lúc nào mợ có ý định định quyết định thay cho con một vấn để nào đó, thì nghĩ đến câu hỏi này của em là được.