[Funland] Con dâu phục vụ chăm sóc bố mẹ chồng - quan điểm các cụ ra sao?

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,921
Động cơ
192,884 Mã lực
Tuổi
49
Em lại xấu tính đoán mò tiếp. Câu chuyện cụ bạn bên trên, chắc 2 vc sống vc nhau cũng lục đục này kia nên mới sinh nhõn 1 quý tử (trừ vấn đề bệnh lý này kia). Nên thêm chi tiết mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu chỉ là giọt nước tràn ly ;))

Tóm lại là, ai cũng là nạn nhân trong câu chuyện của mình. Trên này cứ phải nghe 2 tai, nguyên nhân sâu xa gốc rễ vấn đề :)
U60 ly hôn thì cưới nhau cũng phải trên dưới 3 chục năm ạ, có người lên ông lên bà rồi. Bỏ nhau thì tích tụ phải ghê lắm. Chứ đa phần nhịn được đến tuổi đấy rồi thì việc ai nấy làm thôi.

Cụ đấy rất buồn cười ở chỗ khi người ta có ý kiến phản biện thì giãy nảy lên kêu phụ nữ thế lọ thế chai. :) Coi lại trên OF có lẽ số còm chê vợ nhiều hơn hẳn số còm chê chồng. :)
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,099
Động cơ
177,717 Mã lực
Được như nhà cụ là nhất ạ, cả nhà đoàn kết thương yêu nhau lúc ốm đau và tình cảm trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính cách. Nhưng nếu được như nhà cụ là nhất ạ.
Cháu cám ơn cụ/mợ đã động viên nhà cháu

Từ ngày cháu quen gấu, yêu rồi đến ngày cưới cũng gần 3 năm. Cháu vẫn nghĩ sau ngần đấy thời gian thì chả ai hiểu cháu hơn gấu cả.
Thêm nữa, sự vun vén của 2 bên nội ngoại cũng khiến mình phải suy nghĩ, nhìn vào mà sống.

Vk ck trẻ,còn làm ăn, không có ông bà 2 bên đỡ đần thì thật sự vất vả lắm mợ ạ. Giờ các F1 lớn, kinh tế cũng ổn hơn thì cha mẹ 2 bên cũng bắt đầu lớn tuổi, nhiều bệnh hơn.
Vk ck mà không dựa lưng nhai cùng chăm bố mẹ thì biết nhờ ai. Hơn nữa con cái cũng chỉ có những lúc như này mới chăm bố mẹ được thôi. Đúng không ạ
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,431
Động cơ
217,130 Mã lực
Nơi ở
Neverland
U60 ly hôn thì cưới nhau cũng phải trên dưới 3 chục năm ạ, có người lên ông lên bà rồi. Bỏ nhau thì tích tụ phải ghê lắm. Chứ đa phần nhịn được đến tuổi đấy rồi thì việc ai nấy làm thôi.

Cụ đấy rất buồn cười ở chỗ khi người ta có ý kiến phản biện thì giãy nảy lên kêu phụ nữ thế lọ thế chai. :) Coi lại trên OF có lẽ số còm chê vợ nhiều hơn hẳn số còm chê chồng. :)
Otf đa phần trung niên, lại chiếm nhiều là đàn ông, thậm chí 80% đàn ông Bắc bộ nữa, em để ý các thớt tâm hự gia đình, ko khó để gặp đc những văn phong mang tính gia trưởng :D

Coi như biết thêm tính cách con người thực phía sau cái nick ảo mợ nhỉ.
 

tado261

Xe tăng
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
1,006
Động cơ
362,204 Mã lực
Thợt này nên đặt tiêu đề là "con dâu chăm sóc bố mẹ chồng là Nên hay không Nên" trong đó chăm sóc được hiểu theo ý cụ chủ thớt là tay chân, nấu nướng, ...(trực tiếp).
Và việc đó có là việc nên được xã hội ủng hộ hay không (như các cụ hồi xưa nói về tam tòng tứ đức,... .) Chứ cứ đưa ra ví dụ này ví dụ kia rồi bàn luận thì hơi tiểu tiết ( theo ý em) rồi tranh cãi đi lạc vào chủ để quan hệ gia đình chồng và con dâu, vì bản chất xã hội là đa dạng.
Cá nhân em thi thoảng cũng đọc về tôn giáo Phật, hay Thiên Chúa giáo thì cơ bản là họ dạy con ngưòi sống phải thương yêu nhau, thậm chí là thương ngưòi , yêu người. Em nghĩ cũng có lí, vì khi mình xác định yêu người (dù ban đầu là miễn cưỡng rồi sau mình coi đó là cách sống rồi thành tính cách) thì những cái như ngại việc chân tay kia gần như không còn cảm thấy sợ nữa.
Tất nhiên, để đạt được đến cảnh giới như thế là rất khó. Nên ngay từ comment đầu tiên trong thớt em đã nói cách chăm gián tiếp hay trực tiếp đều tốt cả.
Em nhớ trong các phim của Tây, cảm động là cảnh 1 đôi làm lễ thành hôn ở Nhà thờ, luôn có nghi lễ cha hỏi cô dâu, chú rể đại loại là" con có sẵn sàng yêu nữa kia đến cuối đời, dù bất kì khó khăn nào ,......) rồi" yes, I do". Ở VN cũng có khi MC hỏi trong đám cưói. Vậy khi các đôi vợ chồng bỏ nhau thì họ không nhớ đến thời khắc bắt đầu đó mà chỉ Nhìn thấy các vấn đề thực tại và muốn từ bỏ.
Sory em lại hơi lan man và lạc quan quá.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,494
Động cơ
323,080 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Khi người ta đứng trước một khó khăn thường luôn tìm một lý do để rào chắn. Trước gấu nhà anh cứ mở mồm ra là bảo quê anh ra trưởng, thủ tục giỗ chạp abc. Nhưng giờ nó gia trưởng bằng mấy lần anh, giỗ chạp thì nó cầu kỳ bằng mấy dòng họ nhà anh. Hồi mới 2 vịt giời, không ai bắt nó đẻ cả nhưng suốt ngày nó đem văn minh của thời đại ra giảng cho anh nghe, nào là đẻ thế là quá nhiều, hãy nhìn sang trời Tây chứ đừng nhìn vào cái ao làng quê anh, … thế rồi nó lừa anh đẻ thêm đứa nữa, đẻ xong nó còn hùng hổ bảo đẻ tiếp nhưng anh sợ không đồng ý ấy em. Nói chung với đội chị em cũng không biết đâu mà nần ấy, phận đàn ông như bèo dạt mây trôi thôi em ah :))
Nó là ở cách ck và gia đình ck đối xử với con dâu nữa. Em bảo cụ, khi cụ và gd cụ rất gia trưởng, thậm chí trọng nam khinh nữ đi, nhưng gd cụ lại ko ép vk cụ đẻ, chính điều đó lại càng làm cho vk cụ yêu cụ và gia đình cụ hơn, và vk cụ tự nguyện, tự cảm thấy có trách nhiệm cần đẻ cho gd ck một đứa con trai hơn.
Cũng là hoàn cảnh như gia đình cụ, nhưng khi vk đẻ 2 đứa con gái xong thì bĩu môi che bai dè bỉu là ko biết đẻ, toàn vịt giời, rồi tuyên bố thẳng là cô phải đẻ cho ra bằng đc con trai thì thôi, suốt ngày tạo áp lực và ép vk đẻ con trai, ở hoàn cảnh này, một là gia đình này sẽ ly hôn, cô vk nuôi 2 đứa con. 2 là cô vk vẫn cố đẻ, nhưng vk chắc chắn ko vui vẻ, tự nguyện gì cả.
PN chúng em, nói khó hiểu thì cũng khó hiểu, mà dễ hiểu thì cũng dễ hiểu, các anh có muốn hiểu hay ko mà thôi.
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,431
Động cơ
217,130 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Thợt này nên đặt tiêu đề là "con dâu chăm sóc bố mẹ chồng là Nên hay không Nên" trong đó chăm sóc được hiểu theo ý cụ chủ thớt là tay chân, nấu nướng, ...(trực tiếp).
Và việc đó có là việc nên được xã hội ủng hộ hay không (như các cụ hồi xưa nói về tam tòng tứ đức,... .) Chứ cứ đưa ra ví dụ này ví dụ kia rồi bàn luận thì hơi tiểu tiết ( theo ý em) rồi tranh cãi đi lạc vào chủ để quan hệ gia đình chồng và con dâu, vì bản chất xã hội là đa dạng.
Cá nhân em thi thoảng cũng đọc về tôn giáo Phật, hay Thiên Chúa giáo thì cơ bản là họ dạy con ngưòi sống phải thương yêu nhau, thậm chí là thương ngưòi , yêu người. Em nghĩ cũng có lí, vì khi mình xác định yêu người (dù ban đầu là miễn cưỡng rồi sau mình coi đó là cách sống rồi thành tính cách) thì những cái như ngại việc chân tay kia gần như không còn cảm thấy sợ nữa.
Tất nhiên, để đạt được đến cảnh giới như thế là rất khó. Nên ngay từ comment đầu tiên trong thớt em đã nói cách chăm gián tiếp hay trực tiếp đều tốt cả.
Em nhớ trong các phim của Tây, cảm động là cảnh 1 đôi làm lễ thành hôn ở Nhà thờ, luôn có nghi lễ cha hỏi cô dâu, chú rể đại loại là" con có sẵn sàng yêu nữa kia đến cuối đời, dù bất kì khó khăn nào ,......) rồi" yes, I do". Ở VN cũng có khi MC hỏi trong đám cưói. Vậy khi các đôi vợ chồng bỏ nhau thì họ không nhớ đến thời khắc bắt đầu đó mà chỉ Nhìn thấy các vấn đề thực tại và muốn từ bỏ.
Sory em lại hơi lan man và lạc quan quá.
Phụ nữ tam tòng tứ đức. Còn đàn ông tam cương ngũ thường đúng ko ạ?
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,921
Động cơ
192,884 Mã lực
Tuổi
49
Thợt này nên đặt tiêu đề là "con dâu chăm sóc bố mẹ chồng là Nên hay không Nên" trong đó chăm sóc được hiểu theo ý cụ chủ thớt là tay chân, nấu nướng, ...(trực tiếp).
Và việc đó có là việc nên được xã hội ủng hộ hay không (như các cụ hồi xưa nói về tam tòng tứ đức,... .) Chứ cứ đưa ra ví dụ này ví dụ kia rồi bàn luận thì hơi tiểu tiết ( theo ý em) rồi tranh cãi đi lạc vào chủ để quan hệ gia đình chồng và con dâu, vì bản chất xã hội là đa dạng.
Cá nhân em thi thoảng cũng đọc về tôn giáo Phật, hay Thiên Chúa giáo thì cơ bản là họ dạy con ngưòi sống phải thương yêu nhau, thậm chí là thương ngưòi , yêu người. Em nghĩ cũng có lí, vì khi mình xác định yêu người (dù ban đầu là miễn cưỡng rồi sau mình coi đó là cách sống rồi thành tính cách) thì những cái như ngại việc chân tay kia gần như không còn cảm thấy sợ nữa.
Tất nhiên, để đạt được đến cảnh giới như thế là rất khó. Nên ngay từ comment đầu tiên trong thớt em đã nói cách chăm gián tiếp hay trực tiếp đều tốt cả.
Em nhớ trong các phim của Tây, cảm động là cảnh 1 đôi làm lễ thành hôn ở Nhà thờ, luôn có nghi lễ cha hỏi cô dâu, chú rể đại loại là" con có sẵn sàng yêu nữa kia đến cuối đời, dù bất kì khó khăn nào ,......) rồi" yes, I do". Ở VN cũng có khi MC hỏi trong đám cưói. Vậy khi các đôi vợ chồng bỏ nhau thì họ không nhớ đến thời khắc bắt đầu đó mà chỉ Nhìn thấy các vấn đề thực tại và muốn từ bỏ.
Sory em lại hơi lan man và lạc quan quá.
Em cũng vừa có suy nghĩ là cần thay đổi chủ đề của thớt.
Theo em, 90% các cụ có tuổi đều muốn được ở bên cạnh con ruột, được con ruột chăm sóc lúc cần. Còn 10% là chấp nhận do hoàn cảnh, lúc ốm đau đâu có được lựa chọn.
Còn nhà nào có dâu rể chia sẻ với chồng/vợ mình trách nhiệm chăm sóc bố mẹ chồng/vợ là điều tuyệt vời, may mắn. Để có được điều đó cũng cần rất nhiều yếu tố.
Những hoàn cảnh khác thông thường, cũng không nên vội phán xét, nâng người này lên hạ người kia xuống hoặc nâng quan điểm lên thành có tâm, có phúc này nọ.
 

tado261

Xe tăng
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
1,006
Động cơ
362,204 Mã lực
Phụ nữ tam tòng tứ đức. Còn đàn ông tam cương ngũ thường đúng ko ạ?
Đó chỉ là cái tên, môi, thời mỗi khác. Còn bản chất là rèn thân mợ ạ. Và đồng ý với mợ là cả nam và nữ đều phải làm thì mới bình đẳng.
 

tado261

Xe tăng
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
1,006
Động cơ
362,204 Mã lực
Em cũng vừa có suy nghĩ là cần thay đổi chủ đề của thớt.
Theo em, 90% các cụ có tuổi đều muốn được ở bên cạnh con ruột, được con ruột chăm sóc lúc cần. Còn 10% là chấp nhận do hoàn cảnh, lúc ốm đau đâu có được lựa chọn.
Còn nhà nào có dâu rể chia sẻ với chồng/vợ mình trách nhiệm chăm sóc bố mẹ chồng/vợ là điều tuyệt vời, may mắn. Để có được điều đó cũng cần rất nhiều yếu tố.
Những hoàn cảnh khác thông thường, cũng không nên vội phán xét, nâng người này lên hạ người kia xuống hoặc nâng quan điểm lên thành có tâm, có phúc này nọ.
Đồng ý với mợ.
 

tado261

Xe tăng
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
1,006
Động cơ
362,204 Mã lực
Nó là ở cách ck và gia đình ck đối xử với con dâu nữa. Em bảo cụ, khi cụ và gd cụ rất gia trưởng, thậm chí trọng nam khinh nữ đi, nhưng gd cụ lại ko ép vk cụ đẻ, chính điều đó lại càng làm cho vk cụ yêu cụ và gia đình cụ hơn, và vk cụ tự nguyện, tự cảm thấy có trách nhiệm cần đẻ cho gd ck một đứa con trai hơn.
Cũng là hoàn cảnh như gia đình cụ, nhưng khi vk đẻ 2 đứa con gái xong thì bĩu môi che bai dè bỉu là ko biết đẻ, toàn vịt giời, rồi tuyên bố thẳng là cô phải đẻ cho ra bằng đc con trai thì thôi, suốt ngày tạo áp lực và ép vk đẻ con trai, ở hoàn cảnh này, một là gia đình này sẽ ly hôn, cô vk nuôi 2 đứa con. 2 là cô vk vẫn cố đẻ, nhưng vk chắc chắn ko vui vẻ, tự nguyện gì cả.
PN chúng em, nói khó hiểu thì cũng khó hiểu, mà dễ hiểu thì cũng dễ hiểu, các anh có muốn hiểu hay ko mà thôi.
Hehe, sách Tây nói phụ nữ là Phi logic. Nên đừng cố hiểu phụ nữ làm gì mà đàn ông phải chấp nhận Phụ nữ là Phi logic thì lúc đó sẽ không còn thắc mắc gì cả 😃
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,494
Động cơ
323,080 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Hehe, sách Tây nói phụ nữ là Phi logic. Nên đừng cố hiểu phụ nữ làm gì mà đàn ông phải chấp nhận Phụ nữ là Phi logic thì lúc đó sẽ không còn thắc mắc gì cả 😃
Em thấy chả ai phi logic cả. Chẳng qua cc luôn cho rằng mình đúng, hoặc ko muốn hiểu phụ nữ thôi
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
3,585
Động cơ
248,106 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Cháu cám ơn cụ/mợ đã động viên nhà cháu

Từ ngày cháu quen gấu, yêu rồi đến ngày cưới cũng gần 3 năm. Cháu vẫn nghĩ sau ngần đấy thời gian thì chả ai hiểu cháu hơn gấu cả.
Thêm nữa, sự vun vén của 2 bên nội ngoại cũng khiến mình phải suy nghĩ, nhìn vào mà sống.

Vk ck trẻ,còn làm ăn, không có ông bà 2 bên đỡ đần thì thật sự vất vả lắm mợ ạ. Giờ các F1 lớn, kinh tế cũng ổn hơn thì cha mẹ 2 bên cũng bắt đầu lớn tuổi, nhiều bệnh hơn.
Vk ck mà không dựa lưng nhai cùng chăm bố mẹ thì biết nhờ ai. Hơn nữa con cái cũng chỉ có những lúc như này mới chăm bố mẹ được thôi. Đúng không ạ
Vâng ạ. Ước gì em là người chăm chỉ.
Nhưng em lười kinh hồn người. Suốt ngày lên bảo bố mẹ, với mua đồ bổ, dạy bố mẹ thể dục gửi video cho cả nội ngoại, mua sữa hạt cho uống. Hàng ngày kêu cầu bố mẹ nội ngoại anh em hai bên dòng họ khoẻ mạnh.
Em cũng bảo bố mẹ em, ối giời ơi, sau này ốm chăm sóc sợ nhỉ, con lười lắm bố mẹ ơi. Rồi bảo "ck ơi sau anh chăm bố mẹ em nhé". Em nói thật ạ, em lười nên sợ lắm, sao mà cứ hai từ "đi viện là hãi", nhà có giỗ là hãi, người cứ lả lướt chả muốn làm gì, đi ra đi vào áp lực ghê gớm lắm, nên nhận rửa bát, còn đi làm thì đang ốm cũng khoẻ ngay. Hàng ngày chỉ miệt mài chăm chỉ đi làm ạ, các ông bà thì em chỉ biết gửi bài thể dục, nhắc nhở suốt ngày, nhắc ăn này uống kia, mua này kia cho, chỉ cần bố mẹ khoẻ ạ. Còn lúc nào đau ốm thì tính tiếp ạ, ôi cái thân lười này, nguyện cầu bố mẹ khoẻ mãi mãi.
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,099
Động cơ
177,717 Mã lực
Vâng ạ. Ước gì em là người chăm chỉ.
Nhưng em lười kinh hồn người. Suốt ngày lên bảo bố mẹ, với mua đồ bổ, dạy bố mẹ thể dục gửi video cho cả nội ngoại, mua sữa hạt cho uống. Hàng ngày kêu cầu bố mẹ nội ngoại anh em hai bên dòng họ khoẻ mạnh.
Em cũng bảo bố mẹ em, ối giời ơi, sau này ốm chăm sóc sợ nhỉ, con lười lắm bố mẹ ơi. Rồi bảo "ck ơi sau anh chăm bố mẹ em nhé". Em nói thật ạ, em lười nên sợ lắm, sao mà cứ hai từ "đi viện là hãi", nhà có giỗ là hãi, người cứ lả lướt chả muốn làm gì, đi ra đi vào áp lực ghê gớm lắm, nên nhận rửa bát, còn đi làm thì đang ốm cũng khoẻ ngay. Hàng ngày chỉ miệt mài chăm chỉ đi làm ạ, các ông bà thì em chỉ biết gửi bài thể dục, nhắc nhở suốt ngày, nhắc ăn này uống kia, mua này kia cho, chỉ cần bố mẹ khoẻ ạ. Còn lúc nào đau ốm thì tính tiếp ạ, ôi cái thân lười này, nguyện cầu bố mẹ khoẻ mãi mãi.
Đến lúc nào đó chúng ta sẽ vì nhau mà thay đổi mợ ạ.
Chả ai mong bố mẹ đau yếu cả

Nhưng đến lúc đó, sẽ vì nhau mà chăm cha, chăm mẹ thôi.
Mợ có lòng nghĩ như này, cháu nghĩ mợ không phải là người ngại việc
 

Chu An

Xe điện
Biển số
OF-336914
Ngày cấp bằng
1/10/14
Số km
4,797
Động cơ
342,673 Mã lực
Hehe, sách Tây nói phụ nữ là Phi logic. Nên đừng cố hiểu phụ nữ làm gì mà đàn ông phải chấp nhận Phụ nữ là Phi logic thì lúc đó sẽ không còn thắc mắc gì cả 😃
Cụ nên thêm 1 chữ "phụ nữ Tây" chứ không thì lại rắc rối to đấy. Hehe!

"Con gái nói có là không, nói không là có", hồi thanh niên hay nghe bài này mà không để ý. Sau mấy chục năm thì chuẩn ra phải là "hội LHPNVN nói sáu là năm, nói 5 là 6 đấy...".
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
15,494
Động cơ
323,080 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Mẹ ck em bị K phổi, ốm 3 năm thì mất. Lúc mẹ còn khỏe, còn đi lại và đtri hóa chất ở Bạch Mai, chủ yếu em là ng đưa mẹ đi điều trị. Đến giai đoạn mẹ yếu và ko thể đi lại dtri nữa, ck em mới gác lại công việc, xin nghỉ hẳn cả tháng ở nhà với mẹ những ngày tháng cuối đời. 2vk ck và con đều về quê ở cùng bố mẹ. Em nhớ sau hôm 2vk ck mới về quê, e định vào tắm cho mẹ, thì chồng em bảo là em lên với con đi, để chồng làm. Và em cũng để chồng làm, vì lúc đó con em cũng mới dc 9tháng, và e cũng muốn cho ck được có tgian chăm sóc mẹ. Nhưng chính câu nói của chồng bảo để chồng làm đó, em thấy chồng em cũng vừa thương mẹ, vừa thương em. Ngược lại nếu mỗi lần tắm rửa vệ sinh cho mẹ mà chồng em lại lên giọng bảo em đi làm, rồi bảo là đấy là trách nhiệm của con dâu, thì có khi em lại buồn lắm. Làm vẫn làm nhưng sẽ có chút thất vọng về chồng
 

Khem

Xe buýt
Biển số
OF-627230
Ngày cấp bằng
27/3/19
Số km
806
Động cơ
124,736 Mã lực
Em thấy cái ví dụ của cụ Chu An và cái kết luận của cụ ấy, chất như nước cất, em học hỏi được nhiều.

Bản thân chị vợ trong câu chuyện đã không muốn giữ gia đình cho riêng mình rồi (vô tình hoặc cố ý). Thì mới hành xử như vậy. Tuy là chi tiết nhỏ, nhưng nó đắt giá, thể hiện bản chất.

Nếu là anh chồng, nói mãi vợ không cải thiện, không biết ý tứ hơn, chắc cũng sẽ dồn nén đến một mức phải li hôn. Nếu là bà cụ mẹ chồng, sẽ rất buồn, không hẳn vì con dâu không chăm mình, mà là nhìn thấy vợ chồng con mình nó không hạnh phúc. Còn chị vợ, dù có lí do nào đó đủ lớn đi chăng nữa, nhưng đã xử sự như vậy thì có lẽ cũng phải chấp nhận câu kết cuối bài của cụ Chu An (và ông chồng) thôi. Chi tiết nhỏ nhưng em nhìn thấy tổn thương lớn.
 

tado261

Xe tăng
Biển số
OF-120488
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
1,006
Động cơ
362,204 Mã lực
Em thấy chả ai phi logic cả. Chẳng qua cc luôn cho rằng mình đúng, hoặc ko muốn hiểu phụ nữ thôi
Cụ nên thêm 1 chữ "phụ nữ Tây" chứ không thì lại rắc rối to đấy. Hehe!

"Con gái nói có là không, nói không là có", hồi thanh niên hay nghe bài này mà không để ý. Sau mấy chục năm thì chuẩn ra phải là "hội LHPNVN nói sáu là năm, nói 5 là 6 đấy...".
Cụ nhắc em muộn quá.😅
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,921
Động cơ
192,884 Mã lực
Tuổi
49
Mẹ ck em bị K phổi, ốm 3 năm thì mất. Lúc mẹ còn khỏe, còn đi lại và đtri hóa chất ở Bạch Mai, chủ yếu em là ng đưa mẹ đi điều trị. Đến giai đoạn mẹ yếu và ko thể đi lại dtri nữa, ck em mới gác lại công việc, xin nghỉ hẳn cả tháng ở nhà với mẹ những ngày tháng cuối đời. 2vk ck và con đều về quê ở cùng bố mẹ. Em nhớ sau hôm 2vk ck mới về quê, e định vào tắm cho mẹ, thì chồng em bảo là em lên với con đi, để chồng làm. Và em cũng để chồng làm, vì lúc đó con em cũng mới dc 9tháng, và e cũng muốn cho ck được có tgian chăm sóc mẹ. Nhưng chính câu nói của chồng bảo để chồng làm đó, em thấy chồng em cũng vừa thương mẹ, vừa thương em. Ngược lại nếu mỗi lần tắm rửa vệ sinh cho mẹ mà chồng em lại lên giọng bảo em đi làm, rồi bảo là đấy là trách nhiệm của con dâu, thì có khi em lại buồn lắm. Làm vẫn làm nhưng sẽ có chút thất vọng về chồng
Việc chăm lo cho các cụ khi ốm đau nên hiểu là việc gia đình, phân chia như nào cho hài hòa, hợp lý là được, không cứ là con nào, thì cảm thấy bình thường. Ai mà cứ tâm lý phải con này con kia chăm thì tự thấy nặng nề thôi ạ.
Như mẹ đẻ em ốm, 2 vợ chồng anh trai em và em là 3 người chủ đạo, thêm bố em phụ nữa, là phân chia với nhau hàng ngày sao cho tiện lợi nhất về mặt thời gian và công việc mỗi người: người đưa bà đi viện, người ngủ đêm, người đưa đón bọn trẻ con đi học, người chợ búa cơm nước cháo lão, người lau rửa xoa bóp, người thuốc men... Coi là việc nhà thôi và thống nhất rất nhanh. Chẳng ai so đo bì tị, phân biệt trai gái dâu gì cả. Còn khách quan thì chị dâu em vẫn xung phong nhận phần vất vả hơn em.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,921
Động cơ
192,884 Mã lực
Tuổi
49
Thế này mà người ta cứ mõm có con gái như đồ bỏ đi, đâu ngờ nó lại là của báu cho nhà khác:P
Cụ làm em buồn cười quá. Xã hội phong kiến thời trước cay nghiệt với phụ nữ lắm, đến giờ vẫn còn nhiều tàn dư ở đây đó. Nhiều lúc nghe người này người kia phát biểu vẫn thấy dựng tóc gáy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top