đứa bạn em có 2 đứa thì 1 đứa con thứ 2 cũng tăng động, mẹ lúc nào cũng phải sát bên. Hôm trung thu cho nó đu quay mà suýt nữa nhảy xuống, hoảng quá.
Chia sẻ cùng cụ. Có con như vậy buồn và mệt mỏi về mặt tinh thần nhiều lắm . Cố gắng lên cụ. Em cũng từng có thời gian như vậy nên hiểu điều nàyVâng cụ ạ. Nghĩ đến con mình không đk hưởng điều bình thường như đứa khác buồn lắm cụ ạ.
Em nghe cụ chia sẻ mà muốn khóc! Chỉ những người trong cuộc mới có được những suy nghĩ tận cùng đến như vậy.Chốt lại vấn đề thì nó như thế này, cụ chủ rối trí khi con bị vậy, cái này cũng thường thôi, ai mà không thế tuy nhiên cụ chủ cần xác định rõ tư tưởng những việc sau:
1/ Con mình cần có thời gian và sự quan tâm +. sự kiên trì nhãn nại liên tục của cả cha/me và cô giáo
2/ Phải tập trung và phân công nhiệm vụ rõ ràng để giải quyết vấn đề kinh tế để có lộ trình dài hạn, không có tiền thì cũng chẳng làm được gì nhiều lắm đâu
3/ Chấp nhận con mình như nó hiện tại, người khác dù có nhìn với cái nhìn ái ngại thì cũng kệ họ, con mình thì mình hiểu hơn ai hết, thông cảm với nhau được thì tốt, không thì cũng chẳng sao, quan trọng là mình.
4/ Không đặt kỳ vọng quá nhiều về sự tiến bộ của con, cái gì cũng phải có quá trình, cứ có tiến triển thì là phương pháp tiếp cận đúng, cần củng cố thêm.
5/ Con cụ khi lớn lên và có khuynh hướng nào đó thì cũng là chuyện của nó, nó làm cái gì cũng được miễn nó hạnh phúc với cuộc sống của nó, trở thành nhà văn thì cần quái gì phải biết tích phân, đạo hàm? hay làm anh đầu bếp thì cần mấy cái triết học Mac Lê làm gì ? nó có thiên hướng cái nào thì cứ nương theo cái đó mà bồi dưỡng cho nó. Mọi đứa trẻ là những cá thể và tính cách độc lập, chúng không cần phải giống ai cả, chúng chỉ cần là chính chúng nó. Có vậy thôi.
5/ (Ngoài lề) Tất cả các vấn đề riêng tư, vợ chồng dù có thế nào với nhau thì cũng phải vứt qua một bên để cùng chung tay lo cho con.
6/ Sẽ có lúc mệt mỏi và cảm giác bất lực nó xâm chiếm, nhưng kệ nó đi , cứ thư giãn và thả lòng bản thân thì sau đó mình sẽ nhìn nhận khác đi, sẽ lạc quan hơn.
Cụ vẫn còn trẻ và có đầy đủ gia đình , còn đồng lòng được với nhau để cùng lo cho con, khối người bên ngoài kia họ cũng có hoàn cảnh tương tự mà cũng chỉ có một thân một mình, vẫn phải gồng ghánh mọi chuyện từ kiếm tiền, hy sinh công việc và bản thân để lo cho con đấy thôi, nhiều người còn tuyệt vọng đến mức chỉ muốn ôm con tự sát cho nó xong một đời, hãy nên nhìn vào đấy đê tự động viên mình và gia đình.
Con cụ cũng chưa phải là nặng và khó thay đổi đâu, cứ chờ 1-2 năm nữa , khi nhìn lại thì cụ sẽ thấy chuyện ngày hôm nay mình đã quá hốt hoảng và rốii trí thôi. Cứ tin tôi đi.
Nhưng nói gì thì nói mình cứ phải chủ động và hành động, không được trông chờ vào bất cứ sự hứa hẹn hay phép màu nào mà các trung tâm bên ngoài hứa hẹn. Không dùng các thuốc ức chế ADHD, ADD, trầm cảm ... Hại nhiều hơn là được, thằng bé nó mới chỉ 5-7 tuổi thôi, nó còn phát triển nữa. Chẳng có cái thần dược nào chữa được các hội chứng rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ đâu. ( nó là vấn đề về đột biến DNA có liên quan đến hành vi giao tiếp,vận động ) chỉ là hạn chế phần nào mà quá trình điều trị nó dài đằng đẵng, đôi khi chẳng có kết quả. Mọi phương pháp tây y hiện đại cũng đều dựa vào quan sát và đinh nghĩa ra pháp đồ điều trị riêng với từng cá thể, chẳng ai giống ai và mọi cái đều cần có thời gian.
Tóm lại cụ vẫn phải là người thầy/người cha của con mình trước tiên, không biết thì học, tự học đi là vừa cụ ạ.
Tôi hy vọng cụ đọc nhưng cái tôi viết và người khác chia xẻ thì sẽ có cái nhìn khác về câu chuyện của mình. Lạc quan lên cụ ạ.
Tôi nhiều lời quá rồi, chỉ là ở góc độ một người cha có con từng giống vậy thì cũng chia xẻ với cụ thôi, mong cho anh bạn nhà cụ sẽ sớm tiến bộ
Tình thương + Lòng tin ko đặt đúng chỗ cụ ạ.Ngoài lề một tý
Đây giao con cho cơ sở điều trị trẻ tự kỷ , kết quả nhận cái hũ tro cốt của con đây
https://thanhnien.vn/cong-an-lam-dong-lay-mau-giam-dinh-adn-vu-chau-be-bi-thieu-bang-than-cui-post1499030.html
Chuyện thế nào còn chờ CA điều tra, nhưng cha mẹ thế này thì chịu rồi.
RIP con trai
Thì bố mẹ phải tìm trường riêng. Chứ cô quan tâm để con tiến bộ thì 49 con còn lại ai quan tâm đây cụ. Cũng phải thông cảm cho tình cảnh của các cô thôi.Lớp con e cũng có 1 bạn tăng động diện hòa nhập. E nghe con kể, lúc lớp 2 thì cô thi thoảng phải đánh bạn ấy để bạn đỡ chạy lung tung. Nay lớp 4 thì suốt 1 tuần đi học bạn không ngồi vào bàn mà tự do thích ngồi đâu thì ngồi, không học, không ghi chép gì. E hỏi con có thích chơi với bạn đấy không, con bảo con vẫn chơi được với bạn. Khi chơi bạn cũng hòa đồng hoàn toàn, bắt kịp bạn bè trong các trò chơi, biết nói đùa, có lúc cũng khá thông minh và đặc biệt bạn ấy không bao giờ đánh các bạn khác. Qua con kể thì e cảm thấy bạn này khá thông minh nhưng việc học ở trường công với lớp hơn 50 bạn, cô giáo chỉ coi bạn ấy như 1 học sinh cá biệt, luôn phải để ý đến việc bạn chạy loăng quăng trong giờ học( có lẽ do con không phân biệt được giờ học và giờ chơi) thì hầu như con không có sự dạy dỗ đặc biệt nào khác từ cô giáo( mà lẽ ra con đang rất cần).
F1 nhà mợ chỉ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, không phải là tự kỷ nặng.Đối với nhà em: không gửi con hoàn toàn vào TT can thiệp, bé nhà em cần học môi trường bình thường để phát triển. Bố mẹ là người giáo viên tốt nhất; cần có một giáo viên can thiệp đặc biệt đồng hành với mình (nhà em là trong 1 năm). bé thứ hai sinh ra là một tác động cực kỳ tích cực lên sự phát triển của bé thứ nhất. Thời gian tính bằng nhiều năm, 2-3 tuổi là thời gian can thiệp kim cương.
Con em bs kết luận tự kỉ nặng, chậm phát triển ngôn ngữ lúc 21 tháng, vật vã học mầm non, lớp 1 là 1 trong 4 bạn bét lớp, cấp 2 học sinh giỏi tất cả các năm, giờ học lớp 10 ạ. Ngoan, thương mẹ và tự lập lắm.
Thời gian đó kinh hoàng với em, tối nào em cũng khóc hàng năm trời. Ba bố mẹ con tha nhau đi, bố mẹ liên tục nói cho dù con không hồi đáp. Bố bạn ý là một người rất ít nói nhưng thời gian ý cũng nói liên hồi, rồi xé giấy, nặn đất, xâu hạt, massage….E tìm gặp tất cả các chuyên gia mà em nghe nói đến.
Giờ em chỉ nhớ đc vậy vì cũng hơn chục năm trôi qua rồi
vâng, bs viện Nhi kết luận tự kỷ nặng và bảo em 80% sẽ không có ngôn ngữ và kê cho em đơn thuốc cộng với cần can thiệp ở TT đặc biệt. Tuy nhiên em đã không chọn can thiệp ở TT và không dùng thuốc. Cũng may em đã đi đúng đường. Mỗi một bé cần có lộ trình riêng và bố mẹ phải là người tỉnh táo để vạch ra và theo.F1 nhà mợ chỉ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, không phải là tự kỷ nặng.
Tự kỷ nặng thì không thể chữa được, chỉ giáo dục hòa nhập được đã là thành công (biết giao tiếp cơ bản và lo được vệ sinh cá nhân).
Tuy nhiên, trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động hay tự kỷ thì bố mẹ vẫn phải là giáo viên quan trọng nhất đối với trẻ. Bố mẹ có thể 24/7 với con, giáo viên cùng lắm được 8-10 tiếng/ngày. Thứ nữa là bố mẹ mà còn không giao tiếp được với con mình thì chẳng giáo viên nào có thể làm tốt hơn.
Cụ Chủ Thớt: cụ tranh thủ mua tranh ảnh, đồ chơi các loại (có tham khảo sách dạy trẻ tự kỷ) về chơi với cháu, trừ lúc đi ngủ. Hãy kiên nhẫn rồi sẽ có kết quả. Việc nữa là liên hệ với mẫu giáo nào chịu nhận F1 nhà cụ, nếu F1 không hay đánh bạn thì cũng không quá khó. Cho đi học cùng các bạn là lựa chọn tốt để trẻ hòa nhập. Nhiều khi F1 không phải tự kỷ nặng thì việc cho vào các trung tâm can thiệp sớm sẽ hại nhiều hơn lợi. Vào môi trường toàn bạn tự kỷ nặng thì không khéo lại nặng hơn.
Học theo giờ thôi cụ ạ. Trong giờ thì học MN bình thường, cuối ngày mới đón về.Cụ đi học bán trú ở đấy luôn ạ
Nhà anh chị em có 2 bạn sinh đôi, lúc bé thì ko ai nhìn thấy nó ngồi yên lúc nào. Lúc nào cũng leo trèo, nghịch cái nọ, nhặt cái kia, cười đùa, đuổi, đánh nhau. Đến lớp thì các cô VN đều kêu kinh khủng, nói bố mẹ phải bảo ban con, thậm chí còn nói nếu tiếp tục thì ko nhận con. Còn cô giáo nước ngoài thì nói hẳn nên cho con đi điều trị tăng động, nên có chế độ ăn điều chỉnh, giảm đường, giảm những chất gây hưng phấn... Nhà anh chị em chỉ cố gắng điều chỉnh ăn uống cho con, ít cho ăn kẹo bánh. Kiên trì dậy và nói chuyện với con, để con hiểu việc quá hiếu động ở nơi công cộng là làm phiền người khác. Ko chơi những trò nguy hiểm... Dần dần bây giờ khi 14 tuổi chúng nó lại khá điềm đạm. Vì vậy bác cứ yêu thương và kiên nhẫn với con rồi sẽ ổn. Nếu thực sự con có bệnh lý (cái này thì bố mẹ cảm nhận sẽ tốt hơn người ngoài) thì hãy điều trị theo bác sỹ vì thuốc điều trị cái này ít nhiều liên quan đến thần kinh.Lại là em đây, sau 1 năm cho con đi can thiệp ở trung tâm, cháu đã nghe lời hơn nhưng tiến bộ vẫn không là bao. Nay nói chuyện với cô giáo cũ của con cảm giác thấy buồn quá. Tương lai con sau này không biết sẽ như nào, có đi học đk như các bạn hay không, có biết làm gì để kiếm ăn hay không. Buồn quá cccm ạ.
Đứa trẻ nào chậm nói đi khám viện nhi khoa tâm bệnh đều có kết luận tương tự như vậy (tất nhiên nặng nhẹ khác nhau chỉ qua vài câu trả lời). Bác sỹ khám với test thời gian hạn chế, tại chỗ đông người như thế thường không chính xác. Chỉ có bố mẹ mới là người hiểu con mình nhất. Tất nhiên, bố mẹ phải tìm hiểu và đọc rất nhiều về bênh của con thì mới có cái nhìn chính xác và cách dạy phù hợp.vâng, bs viện Nhi kết luận tự kỷ nặng và bảo em 80% sẽ không có ngôn ngữ và kê cho em đơn thuốc cộng với cần can thiệp ở TT đặc biệt. Tuy nhiên em đã không chọn can thiệp ở TT và không dùng thuốc. Cũng may em đã đi đúng đường. Mỗi một bé cần có lộ trình riêng và bố mẹ phải là người tỉnh táo để vạch ra và theo.
Trộm vía ngàn lần là con em đã có thể hoà nhập ngày một tốt hơn. Hàng năm trời em đêm khóc ngày vẫn phải cố. Giờ nó lại nói nhiều quá. Nó bảo với em nó là trường đại học nào có khoa chém gió thì anh sẽ đỗ thủ khoa đấy.
Vâng cụ ạ.F1 nhà mợ chỉ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, không phải là tự kỷ nặng.
Tự kỷ nặng thì không thể chữa được, chỉ giáo dục hòa nhập được đã là thành công (biết giao tiếp cơ bản và lo được vệ sinh cá nhân).
Tuy nhiên, trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động hay tự kỷ thì bố mẹ vẫn phải là giáo viên quan trọng nhất đối với trẻ. Bố mẹ có thể 24/7 với con, giáo viên cùng lắm được 8-10 tiếng/ngày. Thứ nữa là bố mẹ mà còn không giao tiếp được với con mình thì chẳng giáo viên nào có thể làm tốt hơn.
Cụ Chủ Thớt: cụ tranh thủ mua tranh ảnh, đồ chơi các loại (có tham khảo sách dạy trẻ tự kỷ) về chơi với cháu, trừ lúc đi ngủ. Hãy kiên nhẫn rồi sẽ có kết quả. Việc nữa là liên hệ với mẫu giáo nào chịu nhận F1 nhà cụ, nếu F1 không hay đánh bạn thì cũng không quá khó. Cho đi học cùng các bạn là lựa chọn tốt để trẻ hòa nhập. Nhiều khi F1 không phải tự kỷ nặng thì việc cho vào các trung tâm can thiệp sớm sẽ hại nhiều hơn lợi. Vào môi trường toàn bạn tự kỷ nặng thì không khéo lại nặng hơn.
Em không muốn chửi bậy ở thread này, nhưng mà cha mẹ trong bài báo này đúng là ngu xuẩn.Ngoài lề một tý
Đây giao con cho cơ sở điều trị trẻ tự kỷ , kết quả nhận cái hũ tro cốt của con đây
https://thanhnien.vn/cong-an-lam-dong-lay-mau-giam-dinh-adn-vu-chau-be-bi-thieu-bang-than-cui-post1499030.html
Chuyện thế nào còn chờ CA điều tra, nhưng cha mẹ thế này thì chịu rồi.
RIP con trai
Xem cháu nó có thích gì ko. Nhiều bạn lại có hứng thú thậm chí năng khiếu với vẽ, nhạc hay xếp hình...Tuyệt vời cụ. Cháu nhà em năm nay 4 tuổi rồi. Chỉ thích chơi linh tinh nói ko đúng. Cụ có dạy cháu đánh vần hay đọc từ năm 3 tuổi ko mà 5 tuổinddax biết hết vậy cụ
Ku nhà em xếp hình rất khá, cháu có thể nhớ đk vị trí từng hình trong bộ xếp dù có nhiều cái rất giống nhau. Mà nó chơi đk lúc là chán.Xem cháu nó có thích gì ko. Nhiều bạn lại có hứng thú thậm chí năng khiếu với vẽ, nhạc hay xếp hình...
Hình như cùng tt với cháu chị đồng nghiệp. Thấy chị cũng khen tt này lắm. Nếu bạn chủ top cần mình hỏi hộ cho.Cháu đã tăng động thì kiên trì giúp cho cháu không sau này cháu sẽ vất vả hơn nhiều. Cháu đầu nhà em lúc nhỏ cũng bị tăng động nhưng khoảng năm 4 tuổi thì hết. Do nó tăng động nên mình dạy nó học nói cũng khó vì nó không tập trung. 3 tuổi mới bắt đầu học nói nhưng mình cũng kiên trì. Cứ nó thích cái gì thì mình lại bắt nó nói phải 10 câu thì mới đưa cho hoặc tương tự vậy. Đưa con ra công viên gần nhà từ trước lúc 3 tuổi em toàn phải nói chuyện với nó mà như nói một mình. Cũng hên cho em là năm 4 tuổi cháu nó nói bình thường. Năm 5 tuổi thì cháu có trí nhớ tốt, không cần đánh vần mà nó có thể đọc được khá nhiều. Và bây giờ thì nó học trong top 15 của lớp chọn của một trường công lập một khóa khoảng 1100 cháu. Nghĩ lại những tháng ngày này mà em thấy mình cũng là một người cha tuyệt vời. Chúc cụ và cháu vạn sự như ý! Chia sẻ thêm với cụ; năm cu 4 tuổi vợ em đưa cháu đến một trung tâm dạy trẻ tự kỷ vì lúc này cháu nói chưa ngon lắm. Em không đến không rõ trung tâm này địa chỉ nào (nhưng ở THanh Xuân thì phải) và chỉ nghe vợ kể lại vì hỏi địa ở các chị em công ty vợ. Được cái trung tâm này họ có đạo đức nghề nghiệp vì khi test cho thằng cu khoảng 10 câu thì họ bảo vợ em là cháu tuy nói chưa tốt nhưng không cần học ở trung tâm mà vẫn ổn!