[Funland] Con bị tăng động

ACDELCO434

Xe điện
Biển số
OF-394468
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
2,131
Động cơ
256,224 Mã lực
Cụ chủ phải bình tĩnh và xác định nếu con bệnh là sẽ theo con cả đời. Do vậy phải có định hướng rõ ràng, và tuyệt đối không được giao con hoàn toàn cho bất cứ trung tâm nào. Tạo mọi điều kiện để con được tham gia vào cuộc sống hàng ngày (đi học mầm non, mẫu giáo, tiểu học,...) theo đúng tuổi. Theo cụ chủ chia sẻ có lẽ con cụ thuộc dạng nhẹ, nên tuyệt đối không nên tham gia vào trường dạy chuyên biệt các bé tự kỷ nặng. Làm thế là tước mất cơ hội cho con tiến bộ và hòa nhập trong tương lại. Em cũng ròng rã 6, 7 năm cho con đi học can thiệp, cũng nghe nhiều lời đau lòng từ chính người thân trong nhà nên rất hiểu.
Chia sẻ với cụ chủ vài lời. Quan trọng là vợ chồng phải đồng lòng, xác định con mình nó chỉ có thể, và mặc kệ thiên hạ nói gì.
 

LaziCat

Xe lăn
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
10,230
Động cơ
703,784 Mã lực
Trường công thì làm gì có giao viên được đào tạo về trẻ rối loạn tự kỷ? quản lý 45-50 đứa cũng đã bở hơi tai rồi chứ nói gì đến quan tâm đặc biệt đến một bạn dạng "cá biệt"? lắm cô còn bảo PH đưa con đi lấy giấy xác nhận của bác sỹ để khỏi ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cũng không phải trách nhiệm của cô nữa đấy.

Con của mình thì xác định ngay là cho nó đến trường để nó chơi, và có môi trường bình thường để nó bắt chước theo thôi, học hay không chẳng quan trọng, phải thuyết phục nhà trường, cô hiệu trưởng là để bạn ở trên lớp với các bạn, cô kê một cái bàn ngay cạnh giáo viên để bạn không quậy phá, cũng phải nói to nói nhỏ, động viên cô chủ nhiệm cả vật chất lẫn tinh thân,ủng hộ quỹ lớp rất nhiều thứ để các phụ huynh họ nhìn thấy rằng đây là một đứa trẻ cần sự quan tâm và chia xẻ của tất cả các bậc cha mẹ có con cùng tuổi, kêu gọi sự thông cảm từ họ để không bị kỳ thị mà làm đơn đuổi con mình ra khỏi lớp vì ảnh hưởng đến con họ....

Bài vở trên lớp thì tôi tự home-schooling cho cháu ở nhà, đến khi 8 tuoi thì mới xin vào lớp 2 ( cũng tốn cả mớ tiền để cho con có cơ hội được hoà nhập bình thường như các bạn) Đến lớp 4 bạn mới gần như bình thường, suốt cả hai năm lớp 3-4 thì con đi học ngày nào thì cha cũng đi học theo con, vác cai laptop ngồi căng tin, hay ghế đá sân trường và tranh thủ làm việc, cô giáo gọi cái thì có mặt ngay.

Rồi mọi cái cũng qua, nghĩ lại không hiểu sao lúc đấy mình lấy đâu ra sức mạnh và làm được chuyện này. Sau này mới ngủ trọn giấc hàng đêm, chứ trước thì hay gặp ác mộng, nửa đêm giật mình toát cả xống lưng khi nghĩ tương lai của con, ngộ nhỡ mình chết thì nó sẽ ra sao.
Cho con đi học trường công thì mợ xác định mục tiêu: tạo môi trường giao tiếp, hoà nhập cho con là chính. Không đặt nặng vấn đề kiến thức nhưng vẫn cần có lộ trình học tập tại nhà cho con để con không bị quá tụt lùi.
Mợ chủ thớt làm theo lộ trình của cụ Leaan xem sao. Bạn em từng vất vả y chang cụ ấy. Em thấy các bé như con mợ và con cụ Leean khả năng hoà nhập cao chỉ là đi đúng hướng và hết sức kiên nhẫn đồng hành với con. Con người bạn mà em kể trên ấy, quá trình của bé như này:
- 3t: gia đình phát hiện ra bé không bình thường như các em bé khác. Bé vẫn nghe người lớn nhưng tiếp thu chậm và khả năng giao tiếp (nói) hoàn toàn bằng không, bé chỉ nói được vài từ rất đơn giản.
- 3t - 4t: học mầm non trường chuyên biệt nhưng sau đó không thấy con tiến bộ, đi khám chữa thì bác sĩ tư vấn nên cho bé học trường công để bé quen với môi trường giao tiếp chứ k đặt nặng việc học kiến thức.
- 4t - 7t: học trường mầm non công (lớp >40 bạn), con theo học 2 năm lớp lá (lớp cuối cùng) + thuê cô giáo chuyên biệt về nhà dạy thêm (4 buổi/tuần, mỗi buổi 2h). Lúc này con đã biết giao tiếp cơ bản như chào hỏi, mời ba mẹ ăn cơm, đưa ra các yêu cầu đơn giản + học thêm được bảng chữ cái, phép tính trong phạm vi 10, rèn được khả năng ngồi 1 chỗ tại bàn học tối thiểu 30 phút mà không chạy nhảy.
- 7t: vào học lớp 1 Theo diện học sinh hoà nhập (TP. HCMC có chương trình HS hoà nhập khá nhân văn, e k biết các nơi khác thế nào). Bé không giao tiếp đc với các bạn nhiều nhưng cũng k quậy phá, thi thoảng bị bạn bắt nạt. Bạn em (mẹ bé) phải nhờ cô bảo mẫu lẫn cô Chủ nhiệm cập nhật tin tức hàng ngày của con qua tin nhắn, hình ảnh... từ việc con ngồi trong lớp đến ăn uống, vệ sinh cá nhân... Ở lớp con tuên thủ theo mọi quy định nhưng học thì rất chậm, bạn em bèn đưa con đến nhà cô chủ nhiệm mỗi tối để cô kèm học cho con vì con khá quý, nghe lời cô đồng thời vẫn duy trì cô gíao chuyên biệt dạy hàng tuần nhưng giảm xuống còn 2 buổi/tuần. Bạn em quyết định cho con học lớp 1 thêm 1 năm nữa để cứng cáp hơn.
Năm nay con đã vào lớp 6 cũng theo trường cấp 2 công lập và vẫn thuộc diện hs hoà nhập nhưng con tiến bộ rất nhanh. Toán lớp 6 đã học trước cả kỳ 1, tiếng Anh làm bài tập đơn giản theo chương trình phổ thông ok, môn Văn thì con đọc thông viết thạo nhưng vẫn chưa biết viết câu văn dài hoàn chỉnh. Con vẫn ít nói nhưng đã biết giao lưu với bạn bè, chơi với bạn dù có khi chỉ ngồi cười.
Mẹ bé là bạn rất thân của em lại ở gần nhau cho nên từng bước đi của con, sự vất vả của bạn em đều chứng kiến, biết rất rõ. Có hôm bạn em mệt mỏi đến độ đi làm về ngồi thừ dưới công viên cả mấy tiếng khóc 1 mình. Nhưng yếu đuối đến đâu rồi cũng phải đứng dậy đi tiếp thôi vì ngoài cha mẹ ra còn ai có thể kiên nhẫn với con, đồng hành suốt đời cùng con được? Nuôi một đứa trẻ bình thường đã cực nhọc biết bao nhiêu huống hồ là 1 đứa trẻ khiếm khuyết.
Mợ thớt cố lên nhé, khi nào mệt mỏi quá thì cứ lên đây than thở, khóc lóc xong rồi lại mạnh mẽ đồng hành cùng con nha mợ. Chúc mợ luôn mạnh khoẻ, tâm vững, chí bền.
Em mới đi hỏi 2 trường công gần nhà, 1 trưowngg nói đông lắm nên sợ ko quan tâm đk con, 1 trường bảo cứ mang ra xem con có tiến bộ hơn không. Cứ nghĩ đến con là lại chảy nước mắt.
 

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
549
Động cơ
431,361 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E
Lại là em đây, sau 1 năm cho con đi can thiệp ở trung tâm, cháu đã nghe lời hơn nhưng tiến bộ vẫn không là bao. Nay nói chuyện với cô giáo cũ của con cảm giác thấy buồn quá. Tương lai con sau này không biết sẽ như nào, có đi học đk như các bạn hay không, có biết làm gì để kiếm ăn hay không. Buồn quá cccm ạ.
Cụ cùng con đi tập thể thao đi, bằng mọi cách tìm ra niềm yêu thích của con, nó sẽ chuyên tâm và tập trung hơn vào đó, sẽ cải thiện được phần nào tính tăng động.
 

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,032
Động cơ
330,232 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Cứ cho xem điện thoại nhiều lại càng hại, cụ ạ.
Không cho nó phá phách nhức đầu lắm, vừa rồi vk nó sinh thêm bé nữa kiểm tra các chỉ số thấy bt, không biết lớn lên như nào vẫn cầu nguyện thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,727 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Trẻ tăng động thì luôn đi đi kèm với suy giảm tập trung , rất khó cố định một chỗ dù chỉ là 3 phút, lúc đầu tôi thường phải chở con trên xe máy chạy đi chơi chỗ này, chỗ khác, sự thay đổi môi trường liên tujc làm cho bản năng phòng ngự của nó bị kích hoạt, con thay vì chạy tung toé, chạy sầm sầm, chơi vô định, không mục đích rõ ràng thì cũng gìm lại đôi chút để nghe ngóng, ngồi trên xe máy , xe chuyển động liên tục làm bé có xu hướng đằm xuống một chút, tôi nhận thấy con có khuynh hướng như vậy nên đã trao đổi rất kỹ với cô giáo, bác sỹ tâm lý quen biết và được khuyến khích khai thác điểm này của con, cụ thử đưa cháu vào một môi trường thay đổi và chuyển động liên tục như đi trên xe, đi chơi xa, .... hay bất cứ cái gì mà cụ nghĩ nó có tác dụng ít nhiều xem thử.

Tất nhiên đây cũng là một cách rất nhỏ để tác động và kích hoạt phản ứng bản năng ở trẻ, dù gì cũng cần tham vấn ý kiến người chuyên môn cụ ạ, cụ cứ thử đi, cũng chẳng mất gì, xem như là cha con đi chơi với nhau thôi, có khi những dịp như thế nó lại có tác dụng hơn cả 1-2 buổi tương tác 1:1 giữa cô và trò ma cụ thuê về cho cháu
 
Chỉnh sửa cuối:

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,032
Động cơ
330,232 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Thế tức là buông xuôi à cụ? Ném cho trẻ tự kỉ cái điện thoại thì trẻ sẽ càng từ chối giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Cho đi tt như mợ chủ thì không có điều kiện thì đành vậy thôi, vc lương nn mà
 

Amethyst2020

Xe buýt
Biển số
OF-716818
Ngày cấp bằng
19/2/20
Số km
601
Động cơ
92,985 Mã lực
Tuổi
36
Em mới đi hỏi 2 trường công gần nhà, 1 trưowngg nói đông lắm nên sợ ko quan tâm đk con, 1 trường bảo cứ mang ra xem con có tiến bộ hơn không. Cứ nghĩ đến con là lại chảy nước mắt.
Ôi nghe thấy trường công thì phải bay vào ngay xin can.

Xin cụ, hãy cho cháu học một trường tư theo pp Reggio Emilia hoặc Steiner. Các trường thiên hướng này thường ít trẻ/ cô, và rất nhẹ nhàng, tận tuỵ. Phương pháp này cũng chú trọng teamwork với rất nhiều trò chơi theo nhóm, luân phiên thay đổi, cái mà trẻ hoà nhập rất cần. Cố gắng tìm trường Reggio chuẩn.

Con em cũng từng bị nhà trường e dè ko muốn nhận, và em đã xin cho mẹ trực tiếp đi kèm con tgian đầu, vì bé nhà em rất nhạy cảm với môi trường mới. Sau một thời gian ngắn thôi, cô thấy con quen bạn quen lớp nên chủ động báo mẹ ko cần đi theo nữa, và trường cử cô giáo riêng của trường chăm sóc con kỹ hơn. Con em tuy ngôn ngữ vẫn kém các bạn, và vẫn nhạy cảm với một số vấn đề mà con ko thích; nhưng nhìn chung con đi học vui vẻ và hoà nhập bình thường. Nếu chỉ tiếp xúc qua thì ko ai biết là trẻ VIP cả.

Trường công họ ko hơi đâu quan tâm đến con cụ đâu, quản 40-50 cháu đã hết hơi rồi, cháu nào tiếp thu dc gì thì tiếp, còn cháu nào kém sẽ càng bị cô lập.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Trẻ tăng động thì luôn đi đi kèm với suy giảm tập trung , rất khó cố định một chỗ dù chỉ là 3 phút, lúc đầu tôi thường phải chở con trên xe máy chạy đi chơi chỗ này, chỗ khác, sự thay đổi môi trường liên tujc làm cho bản năng phòng ngự của nó bị kích hoạt, con thay vì chạy tung toé, chạy sầm sầm, chơi vô định, không mục đích rõ ràng thì cũng gìm lại đôi chút để nghe ngóng, ngồi trên xe máy , xe chuyển động liên tục làm bé có xu hướng đằm xuống một chút, tôi nhận thấy con có khuynh hướng như vậy nên đã trao đổi rất kỹ với cô giáo, bác sỹ tâm lý quen biết và được khuyến khích khai thác điểm này của con, cụ thử đưa cháu vào một môi trường thay đổi và chuyển động liên tục như đi trên xe, đi chơi xa, .... hay bất cứ cái gì mà cụ nghĩ nó có tác dụng ít nhiều xem thử.
Giống thằng ku nhà em, nó cứ thả vào đâu là chạy miết, 1 lúc quay lại xem bố mẹ đâu. Rất thích ngồi xe máy nhong nhong cùng bố ngoài đường, còn nằm cả ra người bố.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Ôi nghe thấy trường công thì phải bay vào ngay xin can.

Xin cụ, hãy cho cháu học một trường tư theo pp Reggio Emilia hoặc Steiner. Các trường thiên hướng này thường ít trẻ/ cô, và rất nhẹ nhàng, tận tuỵ. Phương pháp này cũng chú trọng teamwork với rất nhiều trò chơi theo nhóm, luân phiên thay đổi, cái mà trẻ hoà nhập rất cần. Cố gắng tìm trường Reggio chuẩn.

Con em cũng từng bị nhà trường e dè ko muốn nhận, và em đã xin cho mẹ trực tiếp đi kèm con tgian đầu, vì bé nhà em rất nhạy cảm với môi trường mới. Sau một thời gian ngắn thôi, cô thấy con quen bạn quen lớp nên chủ động báo mẹ ko cần đi theo nữa, và trường cử cô giáo riêng của trường chăm sóc con kỹ hơn. Con em tuy ngôn ngữ vẫn kém các bạn, và vẫn nhạy cảm với một số vấn đề mà con ko thích; nhưng nhìn chung con đi học vui vẻ và hoà nhập bình thường. Nếu chỉ tiếp xúc qua thì ko ai biết là trẻ VIP cả.

Trường công họ ko hơi đâu quan tâm đến con cụ đâu, quản 40-50 cháu đã hết hơi rồi, cháu nào tiếp thu dc gì thì tiếp, còn cháu nào kém sẽ càng bị cô lập.
Vậy à cụ. Em đi hỏi mấy trường gần nhà cho cháu thì người ta nói vậy. Cái trường em định xin cho cháu vào ko đông nhưng cũng ko quan tâm nhiều đk.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,727 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Giống thằng ku nhà em, nó cứ thả vào đâu là chạy miết, 1 lúc quay lại xem bố mẹ đâu. Rất thích ngồi xe máy nhong nhong cùng bố ngoài đường, còn nằm cả ra người bố.
Con cụ vẫn chưa hung bạo và đánh bạn thì chưa có gì là nghiêm trọng đâu, nó vẫn biết sợ thì còn lại chỉ là vấn đề thời gian và sự nỗ lực của cha mẹ thôi, tôi tưởng con cụ tăng động đến độ đến mức kiệt sức nằm vật ra đất mà ngủ bất kể ở đâu kia, chưa đến nỗi nào cụ ơi. Bình tĩnh đi

Con tiếp thu và phản ứng lại với các yêu cầu của xung quanh mà chậm chạp thfi bình thường thôi, bản chất của tăng động luôn kèm với suy giảm tập trung mà, cứ từ từ tác động đến nó, không vội được đâu, cứ nghĩ nó như vậy chỉ là sự khác biệt , vẫn hơn chán những bé còn không may mắn được như thế, vì sức khoẻ hay bệnh hiểm nghèo chẳng hạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Con cụ vẫn chưa hung bạo và đánh bạn thì chưa có gì là nghiêm trọng đâu, nó vẫn biết sợ thì còn lại chỉ là vấn đề thời gian và sự nỗ lực của cha mẹ thôi, tôi tưởng con cụ tăng động đến độ đến mức kiệt sức nằm vật ra đất mà ngủ bất kể ở đâu kia, chưa đến nỗi nào cụ ơi. Bình tĩnh đi
Vâng cụ. Cảm ơn cụ động viên. Cháu rất hiền lành và tình cảm với bố mẹ , chỉ không tập trung đk quá 3 phút nếu chơi cùng bố mẹ ạ, giao tiếp như bằng không.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Vc nó lương đủ ăn, lại vừa sinh thêm bé trai nữa mợ ạ, hi vọng bé 2 sẽ không sao
Vâng cụ. Rất hiếm bị cả 2 nhưng để 1 đứa vậy cũng tội quá cụ. Em rất ân hân vì quãng thời gian cho cháu xem đt từ bé, làm nó nặng thêm đấy cụ ah.
 

Fan gentra

Xe điện
Biển số
OF-306111
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
2,787
Động cơ
340,527 Mã lực
Nơi ở
Thị xã Phổ Yên
cảm thông với mợ...em cùng cảnh ngộ cũng ko biết khuyên mợ thế nào ...bé nhà em cũng lớn rồi ..vẫn dại khờ đáng thương ..chấp nhận thôi ạ..
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,727 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Chốt lại vấn đề thì nó như thế này, cụ chủ rối trí khi con bị vậy, cái này cũng thường thôi, ai mà không thế tuy nhiên cụ chủ cần xác định rõ tư tưởng những việc sau:

1/ Con mình cần có thời gian và sự quan tâm +. sự kiên trì nhãn nại liên tục của cả cha/me và cô giáo

2/ Phải tập trung và phân công nhiệm vụ rõ ràng để giải quyết vấn đề kinh tế để có lộ trình dài hạn, không có tiền thì cũng chẳng làm được gì nhiều lắm đâu

3/ Chấp nhận con mình như nó hiện tại, người khác dù có nhìn với cái nhìn ái ngại thì cũng kệ họ, con mình thì mình hiểu hơn ai hết, thông cảm với nhau được thì tốt, không thì cũng chẳng sao, quan trọng là mình.

4/ Không đặt kỳ vọng quá nhiều về sự tiến bộ của con, cái gì cũng phải có quá trình, cứ có tiến triển thì là phương pháp tiếp cận đúng, cần củng cố thêm.

5/ Con cụ khi lớn lên và có khuynh hướng nào đó thì cũng là chuyện của nó, nó làm cái gì cũng được miễn nó hạnh phúc với cuộc sống của nó, trở thành nhà văn thì cần quái gì phải biết tích phân, đạo hàm? hay làm anh đầu bếp thì cần mấy cái triết học Mac Lê làm gì ? nó có thiên hướng cái nào thì cứ nương theo cái đó mà bồi dưỡng cho nó. Mọi đứa trẻ là những cá thể và tính cách độc lập, chúng không cần phải giống ai cả, chúng chỉ cần là chính chúng nó. Có vậy thôi.

5/ (Ngoài lề) Tất cả các vấn đề riêng tư, vợ chồng dù có thế nào với nhau thì cũng phải vứt qua một bên để cùng chung tay lo cho con.

6/ Sẽ có lúc mệt mỏi và cảm giác bất lực nó xâm chiếm, nhưng kệ nó đi , cứ thư giãn và thả lòng bản thân thì sau đó mình sẽ nhìn nhận khác đi, sẽ lạc quan hơn.

Cụ vẫn còn trẻ và có đầy đủ gia đình , còn đồng lòng được với nhau để cùng lo cho con, khối người bên ngoài kia họ cũng có hoàn cảnh tương tự mà cũng chỉ có một thân một mình, vẫn phải gồng ghánh mọi chuyện từ kiếm tiền, hy sinh công việc và bản thân để lo cho con đấy thôi, nhiều người còn tuyệt vọng đến mức chỉ muốn ôm con tự sát cho nó xong một đời, hãy nên nhìn vào đấy đê tự động viên mình và gia đình.

Con cụ cũng chưa phải là nặng và khó thay đổi đâu, cứ chờ 1-2 năm nữa , khi nhìn lại thì cụ sẽ thấy chuyện ngày hôm nay mình đã quá hốt hoảng và rốii trí thôi. Cứ tin tôi đi.

Nhưng nói gì thì nói mình cứ phải chủ động và hành động, không được trông chờ vào bất cứ sự hứa hẹn hay phép màu nào mà các trung tâm bên ngoài hứa hẹn. Không dùng các thuốc ức chế ADHD, ADD, trầm cảm ... Hại nhiều hơn là được, thằng bé nó mới chỉ 5-7 tuổi thôi, nó còn phát triển nữa. Chẳng có cái thần dược nào chữa được các hội chứng rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ đâu. ( nó là vấn đề về đột biến DNA có liên quan đến hành vi giao tiếp,vận động ) chỉ là hạn chế phần nào mà quá trình điều trị nó dài đằng đẵng, đôi khi chẳng có kết quả. Mọi phương pháp tây y hiện đại cũng đều dựa vào quan sát và đinh nghĩa ra pháp đồ điều trị riêng với từng cá thể, chẳng ai giống ai và mọi cái đều cần có thời gian.

Tóm lại cụ vẫn phải là người thầy/người cha của con mình trước tiên, không biết thì học, tự học đi là vừa cụ ạ.
Tôi hy vọng cụ đọc nhưng cái tôi viết và người khác chia xẻ thì sẽ có cái nhìn khác về câu chuyện của mình. Lạc quan lên cụ ạ.

Tôi nhiều lời quá rồi, chỉ là ở góc độ một người cha có con từng giống vậy thì cũng chia xẻ với cụ thôi, mong cho anh bạn nhà cụ sẽ sớm tiến bộ
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Chốt lại vấn đề thì nó như thế này, cụ chủ rối trí khi con bị vậy, cái này cũng thường thôi, ai mà không thế tuy nhiên cụ chủ cần xác định rõ tư tưởng những việc sau:

1/ Con mình cần có thời gian và sự quan tâm +. sự kiên trì nhãn nại liên tục của cả cha/me và cô giáo

2/ Phải tập trung và phân công nhiệm vụ rõ ràng để giải quyết vấn đề kinh tế để có lộ trình dài hạn, không có tiền thì cũng chẳng làm được gì nhiều lắm đâu

3/ Chấp nhận con mình như nó hiện tại, người khác dù có nhìn với cái nhìn ái ngại thì cũng kệ họ, con mình thì mình hiểu hơn ai hết, thông cảm với nhau được thì tốt, không thì cũng chẳng sao, quan trọng là mình.

4/ Không đặt kỳ vọng quá nhiều về sự tiến bộ của con, cái gì cũng phải có quá trình, cứ có tiến triển thì là phương pháp tiếp cận đúng, cần củng cố thêm.

5/ Con cụ khi lớn lên và có khuynh hướng nào đó thì cũng là chuyện của nó, nó làm cái gì cũng được miễn nó hạnh phúc với cuộc sống của nó, trở thành nhà văn thì cần quái gì phải biết tích phân, đạo hàm? hay làm anh đầu bếp thì cần mấy cái triết học Mac Lê làm gì ? nó có thiên hướng cái nào thì cứ nương theo cái đó mà bồi dưỡng cho nó. Mọi đứa trẻ là những cá thể và tính cách độc lập, chúng không cần phải giống ai cả, chúng chỉ cần là chính chúng nó. Có vậy thôi.

5/ (Ngoài lề) Tất cả các vấn đề riêng tư, vợ chồng dù có thế nào với nhau thì cũng phải vứt qua một bên để cùng chung tay lo cho con.

6/ Sẽ có lúc mệt mỏi và cảm giác bất lực nó xâm chiếm, nhưng kệ nó đi , cứ thư giãn và thả lòng bản thân thì sau đó mình sẽ nhìn nhận khác đi, sẽ lạc quan hơn.

Cụ vẫn còn trẻ và có đầy đủ gia đình , còn đồng lòng được với nhau để cùng lo cho con, khối người bên ngoài kia họ cũng có hoàn cảnh tương tự mà cũng chỉ có một thân một mình, vẫn phải gồng ghánh mọi chuyện từ kiếm tiền, hy sinh công việc và bản thân để lo cho con đấy thôi, nhiều người còn tuyệt vọng đến mức chỉ muốn ôm con tự sát cho nó xong một đời, hãy nên nhìn vào đấy đê tự động viên mình và gia đình.

Con cụ cũng chưa phải là nặng và khó thay đổi đâu, cứ chờ 1-2 năm nữa , khi nhìn lại thì cụ sẽ thấy chuyện ngày hôm nay mình đã quá hốt hoảng và rốii trí thôi. Cứ tin tôi đi.

Nhưng nói gì thì nói mình cứ phải chủ động và hành động, không được trông chờ vào bất cứ sự hứa hẹn hay phép màu nào mà các trung tâm bên ngoài hứa hẹn. Không dùng các thuốc ức chế ADHD, ADD, trầm cảm ... Hại nhiều hơn là được, thằng bé nó mới chỉ 5-7 tuổi thôi, nó còn phát triển nữa. Chẳng có cái thần dược nào chữa được các hội chứng rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ đâu. ( nó là vấn đề về đột biến DNA có liên quan đến hành vi giao tiếp,vận động ) chỉ là hạn chế phần nào mà quá trình điều trị nó dài đằng đẵng, đôi khi chẳng có kết quả. Mọi phương pháp tây y hiện đại cũng đều dựa vào quan sát và đinh nghĩa ra pháp đồ điều trị riêng với từng cá thể, chẳng ai giống ai và mọi cái đều cần có thời gian.

Tóm lại cụ vẫn phải là người thầy/người cha của con mình trước tiên, không biết thì học, tự học đi là vừa cụ ạ.
Tôi hy vọng cụ đọc nhưng cái tôi viết và người khác chia xẻ thì sẽ có cái nhìn khác về câu chuyện của mình. Lạc quan lên cụ ạ.

Tôi nhiều lời quá rồi, chỉ là ở góc độ một người cha có con từng giống vậy thì cũng chia xẻ với cụ thôi, mong cho anh bạn nhà cụ sẽ sớm tiến bộ
Cảm ơn chia sẻ tâm huyết của cụ ah. Trong lúc rối não thì cụ đã khai sáng cho em rất nhiều ạ.
 

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
Ôi nghe thấy trường công thì phải bay vào ngay xin can.

Xin cụ, hãy cho cháu học một trường tư theo pp Reggio Emilia hoặc Steiner. Các trường thiên hướng này thường ít trẻ/ cô, và rất nhẹ nhàng, tận tuỵ. Phương pháp này cũng chú trọng teamwork với rất nhiều trò chơi theo nhóm, luân phiên thay đổi, cái mà trẻ hoà nhập rất cần. Cố gắng tìm trường Reggio chuẩn.

Con em cũng từng bị nhà trường e dè ko muốn nhận, và em đã xin cho mẹ trực tiếp đi kèm con tgian đầu, vì bé nhà em rất nhạy cảm với môi trường mới. Sau một thời gian ngắn thôi, cô thấy con quen bạn quen lớp nên chủ động báo mẹ ko cần đi theo nữa, và trường cử cô giáo riêng của trường chăm sóc con kỹ hơn. Con em tuy ngôn ngữ vẫn kém các bạn, và vẫn nhạy cảm với một số vấn đề mà con ko thích; nhưng nhìn chung con đi học vui vẻ và hoà nhập bình thường. Nếu chỉ tiếp xúc qua thì ko ai biết là trẻ VIP cả.

Trường công họ ko hơi đâu quan tâm đến con cụ đâu, quản 40-50 cháu đã hết hơi rồi, cháu nào tiếp thu dc gì thì tiếp, còn cháu nào kém sẽ càng bị cô lập.
Em đã hỏi đk 1 trường Reggio Emilia gần nhà, có cô cũng đang chăm 1 bé VIP. Nay em sẽ qua xem thử.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hajime No Ippo

Xe hơi
Biển số
OF-718240
Ngày cấp bằng
29/2/20
Số km
116
Động cơ
81,582 Mã lực
Tuổi
34
cảm thông với mợ...em cùng cảnh ngộ cũng ko biết khuyên mợ thế nào ...bé nhà em cũng lớn rồi ..vẫn dại khờ đáng thương ..chấp nhận thôi ạ..
Cháu nhà cụ như thế nào ạ. Cụ chia sẻ cho nhẹ lòng, có gì bảo nhau cùng cố gắng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top