Vì cụ khẳng định chung là vài năm nữa trường QT mới là sự lựa chọn tốt nhất nên e mới phản biện lại như vậy. Cụ nên có thêm từ "quan điểm cá nhân" vào thì chẳng ai phản bác cả. Trích cụ lời 1 anh nhà giàu nói tại sao cho con học QT đây, rất giống với quan điểm của e, cụ đọc và cho ý kiến:Em hiện tại vẫn thích sự đồng đều của trường chuyên hơn, do em chưa đủ tự tin vào con em có thể vượt qua mọi cám dỗ để phát triển trong mọi môi trường, hơn nữa lại còn nhà gần đi bộ đc vì vậy với gia đình em là phù hợp, học phí lại cũng rẻ có thêm tiền học thứ khác.
Câu chuyện ko có đúng sai nên tranh luận năm này qua năm khác ko hết. Em nghĩ mọi ng khi tranh luận nên cung cấp thêm thông tin (insight) để các gia đình chưa có con học ở các mô hình khác nhau có thể có lựa chọn phù hợp nhất thì mới đúng tinh thần đóng góp thông tin ạ.
Anh không muốn con phải thức dậy từ sớm để phải ngủ gục trên đường kẹt xe đến trường nên cả trường cũ và mới của N đều nằm đầu cổng khu và chỉ cách nhà vài chục mét. Vừa hay, cả 2 đều là trường song ngữ.
Anh không muốn con anh phải vật lộn cả ngày ở trường học rồi lại đến lớp học thêm và hàng tá bài tập về nhà. Trẻ con cần có tuổi thơ và anh nghĩ tuổi thơ nên chia đều cho trường và nhà. Thầy cô, bạn bè và ba mẹ. Vừa hay, trường con anh học làm đc điều đó. H và Y chưa bao giờ phải đi học thêm cả.
Anh không muốn con anh phải học thuộc lòng mà chẳng hiểu gì như anh ngày xưa. Anh muốn con học hiểu, nhớ lâu. Kiến thức phải được thu nạp 1 cách khoa học chứ không phải bắt trẻ dậy lúc 4, 5h sáng nhồi nhét vào đầu để trả bài và sau đó quên thật nhanh vô nghĩa.
Anh muốn cho dù con anh chỉ học giỏi 1 môn vẫn được công nhận và tập trung bồi dưỡng năng khiếu môn đó chứ không phải học giỏi các môn nhưng chỉ vì yếu môn thể dục hoặc bất cứ môn gì khác thì ngay lập tức bị xem như tội đồ khiến trẻ cảm thấy mất tự tin và mặc cảm. Bởi suy cho cùng trên đời này không ai hoàn hảo cả.
Anh muốn con đến trường đến lớp với 1 sự háo hức trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ chào đón con mỗi ngày chứ không phải 1 sự lặp lại nhàm chán như anh đã từng trải qua.
Và sau cùng, anh muốn con là chính con chứ không phải “con nhà người ta“ thành tích bằng cấp cần nhưng không là tất cả. Anh sẽ không bao giờ ép con làm bất cứ điều gì con không muốn bởi cuộc đời con là của con. Con sẽ tự quyết định và chịu trách nhiệm cho chính mình. Ba mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chứ không áp đặt".