Dạ, em uống nhiều vào là hay ho thật ạThôi, uống nhiều chả hay ho gì
Chẳng qua vào thế phải chơi rắn để lần sau chúng nó chừa mình ra
Toàn bị kiểu say sau, uống tơi xong về mới đơ, ho quá trời luôn cụ ạ!
Dạ, em uống nhiều vào là hay ho thật ạThôi, uống nhiều chả hay ho gì
Chẳng qua vào thế phải chơi rắn để lần sau chúng nó chừa mình ra
Thế từ lúc sinh đến năm 22 tuổi cụ ở đâu ạ mà chóng quên lề lối ở quê vậy ạ? 8 năm xa quê đâu phải là dài?Cỗ làng cháu không đc dự. Mình kong ở làng.
Cỗ họ thì rồi.
Trước ngồi chiếu, nay văn minh ngồi bàn, đóng 6. Đóng 4 chưa thấy ( chắc mình trẻ cỗ 4 ngày xưa).
Kinh nhấT vai vế.
Hồi về quê lần đầu ( lúc đó 30. Cháu xa nhà từ năm 22 đến 30 mới về). Toàn các lão lụ khụ râu tóc bạc phơ, phụ nữ răng đen tóc vấn chân đây hoặc đi guốc chào bằng bác ( chào thay con).
Mình chi trưởng ngành trên nó vậy.
Chán ra chơi bên ngoài còn lôi thôi hơn. Không biết ngôi thứ thế nào. 45. 55 cứ bác bác con con, còn 40 trở xuống chào ông ngon xoét. Ngại không chịu đc. Người nhà quê hồi trước họ trông già hơn bây giờ.
Hay nhất có con bé 21 học trên hà nội có họ nhưng đằng ngoại của họ cứ chào cụ. Mà ló xinh thôi rồi. Người lẳn nói chung là muốn láo kệ họ hàng.
Cuối cùng ra quán nước gốc đa uống. Gặp ngay mấy ông nhọc lại nhận họ thằng nhận làm cháu thằng nói nêu đằng ngoại lại là anh em. Điên tiết cháu bẩu ở hàng nước thì thôi cho qua vai vế đi. Làm chầu bia ( hồi đó bia vạn lúc đầy) cháu khao cả lũ không cần biết họ hay làng.
Cụ ho hay gọi huệDạ, em uống nhiều vào là hay ho thật ạ
Toàn bị kiểu say sau, uống tơi xong về mới đơ, ho quá trời luôn cụ ạ!
Cụ đúng là "Khôn ở phố, giả ngố ở quê."Xưa anh cũng từng bị hơn chục ông cháu quý nên quây rượu, chúng nó nghĩ mình trên phố tửu lượng xoàng.
Cứ người ở phố về chúng chuốc cho say là
khoái chí với nhau lắm, Vậy nên sau vài tuần chúng nó lần lượt sang mời ông trẻ, mình nâng chén uống gọi, vậy mà có thằng bắt mình phải hết - mời rượu bề trên mà hỗn thế cơ chứ.
Vậy là anh túm lại, mời lại một bát, mình vai trên gương mẫu hết trước nên nó cũng phải hết, xong anh kề cà hỏi nó có mấy con, 2 đứa thì mời 2 bát, 3 đứa mời 3
Khổ các cháu, lai rai thì được, chơi hết 1 bát đã muốn chớ mẹ nó rồi trốn luôn
Đc thế làm càn, anh rót 1 bát ô tô sang cái mâm láo nháo kia hỏi đứa nào uống với ông trẻ nào. Một thằng đu đc nứa bát thì phun tại chỗ.
Từ đó về quê ăn cỗ yên ả hẳn
Khổ thân em, chính vì khó gặp Huệ đc nên nỗi lòng em cứ ậm ạch cụ ạ. Chứ gặp được Huệ thì lại xả đc ra.Cụ ho hay gọi huệ
Hỏng hỏng quá.E thì từ lúc sinh viên đã bợm rồi, được gọi Tam Đa, Tiên Tửu. Nhậu mấy năm mà tăng hơn 20kg.
Giờ cẩn thận nên cố uống ít dần nhưng bứt rứt phết. Có mồi ngon e lại mút chỉ luôn.
Ới cụ êi, vậy hả?Trứng gà ngâm riệu bổ thơm nhưng hơi tanh; món mầm nếp và trứng gà ngâm riệu dùng cho nữ, bổ âm! Đường đường nam nhi đại trượng phu ai thèm uống cái món của đền bà, người ngoài biết lại xì xào mất cái khí khái cụ Trưởng nó đi! Thèm thì đóng cửa xuống bếp uống trộm rồi kềnh ổ rơm như em, có ai biết đâu?!
Trường e học k có gái, lại xa các trường khác nên tối k ra được chỉ có nhậu thôi.Hỏng hỏng quá.
Sinh viên đã là bợm nhậu thì hỏng thật, chả bù ngoan như anh đang học cuối cấp II, tết ở nhà trông nhà tiếp khách, đu hết chai 65 mà chỉ thấy người lâng lâng!
Món khoái khẩu nhà em đấy, tháng nào bà cụ nhà em cũng làm 2 bữa để cả nhà thưởng thức . Không biết chỗ cụ chế biến như nào, chứ ở nhà em thấy bà cụ làm cũng kì công phết .Món đặc sản đấy ! Nhà cháu về quê ăn cỗ mà ko làm món này là nhà cháu chê luôn.
Món này ăn ngọt lừ cứ như có cảm giác cho nhiều mỳ chính nhưng thực ra chả có tý mỳ
chính gì, ngọt là bởi xương lợn, nó ninh hầm giừ đến mức độ xương có cảm giác mục bở ra. Món này nấu lâu công phết nên nhiều nhà bỏ dần khiến nó đang bị mai một đi.
Cụ lại chơi ạ.E thì từ lúc sinh viên đã bợm rồi, được gọi Tam Đa, Tiên Tửu. Nhậu mấy năm mà tăng hơn 20kg.
Giờ cẩn thận nên cố uống ít dần nhưng bứt rứt
phết. Có mồi ngon e lại mút chỉ luôn.
Quê mẹ em là làng nghề nấu rượu rất nổi tiếng nên tửu lượng của dân làng rất kháKhổ thân em, chính vì khó gặp Huệ đc nên nỗi lòng em cứ ậm ạch cụ ạ. Chứ gặp được Huệ thì lại xả đc ra.
Say sau khổ vậy!
Trường anh xưa khác gìTrường e học k có gái, lại xa các trường khác nên tối k ra được chỉ có nhậu thôi.
A nhà là lò rượu rồi chấp gì.
Chết chửa, đã vai vế rồi lại còn đổ ải nữa thì con cháu nào đu được với cụHỏng hỏng quá.
Sinh viên đã là bợm nhậu thì hỏng thật, chả bù ngoan như anh đang học cuối cấp II, tết ở nhà trông nhà tiếp khách, đu hết chai 65 mà chỉ thấy người lâng lân
Vụ này em xác nhận, say sau được mỗi cái là đỡ mất thể diện khí chất vì không gọi được Huệ thôi.Khổ thân em, chính vì khó gặp Huệ đc nên nỗi lòng em cứ ậm ạch cụ ạ. Chứ gặp được Huệ thì lại xả đc ra.
Say sau khổ vậy!
Hôm nay em mới biết đến từ Câu đương.Kính chào cccm.
Kính chúc cccm xuôi ngược bình an, ấm cúng gđ, cuối tuần thư thái!
Vâng, lại là em, gã trai quê xứ Đoài đất Bắc. Bẹn thủ đô mà nhấp nhô đồi núi. Chắc chả mấy đất nước mà địa giới Thổ đu nhiều núi như ta cccm nhỉ.
Tiếp theo cái tinh thần hoài niệm, "ăn mày dĩ vãng" của - Cái thú nhà quê - em xin phép đổ móng tiếp cái tòa Cỗ nhà quê ạ. (Em là em phồn thực phồn ẩm)
Ăn tiệc, ăn nhậu, oánh choén, đánh chén, uống rượu... dù là đứng, khoanh chân hay ngồi bàn... thôi thì vô vàn cách để gọi cho một bữa Ẩm và Thực ở xứ ta. Ma chay, cưới hỏi, giỗ lễ, liên hoan... ngồi Ẩm và Thực với nhau vẫn là Cỗ.
Thớt này em xin gọi là CỖ cho nó thuần Việt. Dù rằng càng hiện đại, càng Âu hóa thì cái chữ Cỗ nó càng thưa đi vì nó ít sang mồm nhưng hẳn là nếu gắn với truyền thống thì nó còn sang mồm chán phải không cccm!
Tùy nếp mỗi gia đình mỗi dòng tộc, tùy phong tục mỗi làng xã bản huyện, tùy đặc trưng đặc sản và kinh tế mỗi miền quê xuôi ngược, tùy văn hóa vùng miền Bắc-Trung-Nam... thì Cỗ thực sự là vô cùng phong phú.
MỜI CCCM RẢNH CHÂN NHÃ HỨNG GHÉ LẠI CHIA SẺ NÉT VĂN HÓA NÀY Ạ! (Hóng ảnh view)
Em xin mở bát bằng một thứ Cỗ truyền thống mà chỗ em còn giữ lại. Đây là cỗ của đình, của họ tộc giữ lại trong các dịp giỗ họ, giỗ tổ, tế lễ, hội làng. CỖ TRUYỀN THỐNG!
Dù vài chục hay vài trăm mâm thì Cỗ này cũng chỉ dùng lợn tự nuôi tự thịt (1 đến nhiều con nhưng phải lợn to và rất rất to)
Luộc, nướng, áp chảo, ninh hầm... là những cách thức chế biến được áp dụng với gia vị cũng thuần túy như hành, tỏi, gừng riềng mà không dùng đến những cách chế biến cầu kỳ hay những gia vị tân tiến cầu kỳ. Nên em gọi là CỖ NHÀ QUÊ.
Thủ lợn và đuôi lợn cổ xưa là món của mâm cao chiếu trên, là thứ để cúng tế hành lễ, là tượng trưng và thiên hạ trông vào.
Hạ lễ thì cái thủ phải chia THẬT ĐỀU cho mâm các cụ trong họ, hay lý tuần đồ nghè hương cống trong xã... Cái đuôi cắt khoét sâu cả cân thịt được gói riêng cho cụ Nhất trong họ hay là thứ đãi cho nhà anh Mõ của làng sâu lạt bung biêng xách về. Còn lại toàn bộ con lợn được pha ra làm cỗ.
Để có cãi chữ THẬT ĐỀU kia thì Cỗ phải có anh CÂU ĐƯƠNG - danh từ để chỉ các tay dao thớt đầu bếp trong họ trong làng là Người được lựa chọn, có bầu bán và ê kíp, theo "nhiệm kỳ".
1. Tiết canh: từ lúc trói mõ.m lợn đã phải có bác dạng háng khoắng muối hạt để cầm và nếm tiết cho chuẩn. Món khoái khẩu cánh đàn ông mà sai là ông í ngồi ăn không yên đâu. Rồi cứ sụn họng thịt dải nướng, hành nướng rau thơm mà oánh thôi, tiết lợn quá dễ oánh phải không ạ?
2. Thịt luộc: vai, mông, đùi, thăn... Luộc trong một nồi lớn, thái khi vẫn còn nóng. To dài vuông quân chì, rắc muối hạt, đơm đĩa đầy. Cái nồi nước "xuýt" này ngọt khỏi bàn.
3. Áp chảo: ba chỉ dầy, áp chảo giòn bì (không quay lò), thái bản mỏng xếp đĩa.
4. Nướng: mông, vai thái vuông bao diêm, ướp mắm và hành khô, tiêu... Nướng xiên than hoa. Có thể thay bằng sườn nướng.
5. Lòng dồi: cũng như mọi nơi, lòng dồi phủ tạng tất tật con lợn được luộc. Riêng cỗ dồi lợn cỗ này không dùng dồi tiết, dồi mỡ mà là dồi nạc băm (chỉ thịt nạc) với hành khô hành tươi. Thật đúng là "con lợn có béo, cỗ dồi mới thơm". Cái thứ dồi toàn nạc này, luộc chung nước luộc thịt, vớt nóng lên thì thơm và quyến rũ vô cùng. Mỗi đĩa lòng sẽ để một miếng dồi to lên trên miếng gan to, đủ mỗi người một combo 1 miếng như vậy trong mâm. (Khi ăn nta gắp kẹp cắn kèm như humbeger.)
6. Rau: thường là cỗ này không dùng rau lá ạ. Mà là củ xáo: xu hào, khoai tây ninh xương là phổ biến nhất. Thêm một món không thể thiếu đó là củ chuối ninh xương (review sau ạ). Khách thập phương hay con xa xứ vẫn chấm cho món này là linh hồn của mâm cỗ. Có lẽ vì lạ, vì mềm, vì bùi vì béo...chứ không phải vì cái củ mà nta chỉ đào bỏ đi.
7. Xôi oản trái cây: xôi trắng gạo mới thơm được đóng khuôn vuông, quê em gọi là Oản. + chuối.
8. Rượu nút lá chuối.
Cỗ 4: vâng là cỗ chỉ ngồi 4 người ạ. Đôi lúc thì có thể ngồi 6, nhưng chuẩn đét là ngồi 4, tất cả đồ làm cũng ưu tiên bội số 4. Bốn góc chiếu hoa chính cửa, giống các cụ ngồi Ù Chi nẩy, tổ tôm điếm.
Cỗ lấy phần: không biết gọi là cổ hủ hay là nét tây trước thời đại, không chỉ quê em, nhiều nơi em thấy. Ăn cỗ sẽ lấy phần sau khi ăn. Với mâm các cô/bà thì món dễ chia gói lấy về sau thường được tách riêng để ăn phần khác. Với mâm đàn ông ngập răng thì còn sao chia đó. Cỗ làng cỗ họ, bất luận thượng quan hạ dân, già trẻ lớn bé khi về phải bung biêng gói phần đầy đủ thịt/oản/chuối hỷ hả.
Xếp cỗ: cỗ ngồi 4, xếp theo vai vế, theo giới tính. Cụ ông, cụ bà, nam phụ lão ấu theo tuổi tác vai vế và thành phần chủ khách nội ngoại phải xếp cho đúng. Xếp sai là rách việc với truyền thông show-bit thôn.
Thời gian xếp: khách trước chủ sau. Vai vế tuổi tác từ trên xuống dưới, đàn ông trước đàn bà sau (trẻ con có thể ăn trước). Nếu có biếu phần ai phải biếu trước khi hạ mâm.
Không gian xếp: ưu tiên từ gian giữa ra biên, từ trong nhà ra ngoài sân... (Thiếu mâm thiếu chỗ, trẻ con xưa ngồi chân đống rơm là bình thường)
Ngày xưa nó là miếng ngon dành phần cho người nhà, cha mẹ con cháu... khi mình được đi ăn, là tí thụ lộc họ lộc thánh (miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần), là cái dấu cho nta chào nhau bằng câu (cụ đi uống rượu về ạ). Là tí protein chia sẻ thời khó khăn mỗi dịp hiếm hoi có cỗ.
Thời nay vẫn vậy, cỗ 4 gói phần nó là cái bản sắc mà người quê em vẫn hoan hỷ giữ gìn. Và thay vì dùng từ ăn cỗ thì nơi "chặt to - kho mặn" quê em định danh là ĐÓNG CỖ cho nó oách, đúng cái trọng lượng của nó.
Mỗi miền mỗi khác, vô vàn lễ nghi, cách thức, đặc sản đặc trưng ẩm thực vùng miền. Em tin đâu đó cũng sẽ có nét chung của dải đất chữ S này.
Mời CCCM có nhã hứng review để mọi người đc thực vọng ẩm xa Cỗ Việt Nam.
Cháu đeo yếm dãi, lót lá chuối hóng!
P/s: riêng cái bóng đái lợn thì trẻ con chầu chực lấy về chế thành bóng hơi đá chơi!
Âu cái nhà anh Nàng Vân, Làng Vân hay Sấu Giá thì rượu dùng nhóm than tổ ong được cụ nhẩy.Quê mẹ em là làng nghề nấu rượu rất nổi tiếng nên tửu lượng của dân làng rất khá
Em thì có khi cả tháng không uống chén nào, mà vào việc làm đôi chai cũng được
Nhưng tửu lượng cũng tuỳ hôm, hôm nào mới đầu uống trăn trở khó vào thì uống thoải ko say
Còn mới uống đã thấy ngon ngọt thì kiểu gì cũng gặp Huệ
Vâng, em mới ăn nhưng chưa nhiều gạch lắm a ạ.Bên ấy mùa này có rươi, có cà ra rồi nhỉ
Nhưng ăn nem nóng uống rượu nóng trẻ con nó mắng cho là phải
Hehe! Tí em lại về làng Đoài tiếp riệu đơi! Mấy chục cái anh làng này mới giữa tuần đã réo gọi “cụ Trưởng ko về ko được!” Khổ thế!Ới cụ êi, vậy hả?
Em ko lấy kim chọc thủng vỏ nên cũng ko tanh cụ ợ. Mới lị em lựa trứng của bọn trống tre nó nhảy ổ mà cụ, nên dương nó cũng rần rần lên chứ ko tuyền âm như chỉ lũ mái nó ấp.
Cơ mà cụ dạy thế cũng là nhẽ đúng, cật âm của em đương hỏng nên tu nốt bình này cho cân bằng. Đận sau em vưng lời cụ sửa sai cho cái khí nó tung cả nóc đỉnh đầu
Hì hìChết chửa, đã vai vế rồi lại còn đổ ải nữa thì con cháu nào đu được với cụ
Vụ này em xác nhận, say sau được mỗi cái là đỡ mất thể diện khí chất vì không gọi được Huệ thôi.
Còn sau đó xác định luôn là nằm bẹp luôn như say sóng
Họ Nội vai vế em cao nên về quê oai phết, nhất dưới quê lập gđ sớm nên thành Ông với Cụ sớm.Mẹ anh là út nên về quê anh vế thấp nhưng vai lại cao ngất
Các cháu gọi bằng chú bằng cậu sàn sàn là bình thường mà chúng lại lên ông lên bà rồi đâm ra mình thành cụ