[Funland] Có nên giáo dục con cái theo hướng Nho Giáo ở thời nay

phiêu_dạt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-792651
Ngày cấp bằng
8/10/21
Số km
179
Động cơ
22,704 Mã lực
Tuổi
24
Có lần đi chơi thấy tuợng đẹp em giải thích là tuởng nhớ nguời abc đã mất, thằng ku nhỏ nói luôn khi nào bố ngất (chết) con cũng làm 1 cái tuợng to cho bố, em cuời và cảm ơn chúng. :))
Hay bt hay đùa gọi thằng ku anh, thằng ku em, chúng nó đáp luôn thằng ku bố. :))
Thằng cu con em 5 tuổi, bố đón đi học về trên chiếc way Tàu cũ nát. Trên đường thấy xe hơi đẹp hay hỏi bố:
Xe gì mà đẹp thế bố?
Xe Mẹc con ạ.
Hôm nào bố cho con đi xe này nhé?
Bố cười méo xệch.
Có hôm bảo: Hôm nào bố cho con đi xe (Audi, Ferrari, Rolls Royce...) này nhé?

Một hôm, thấy cái xe có hình rồng chạy uốn lượn hai bên, màu sắc xanh đỏ tím vàng "rất đẹp".
Ah... xe đẹp quá! Xe gì vậy bố?
Xe tang con ạ.
Hôm nào bố cho con đi xe này với nhé?
Bố *&^^%$#@!
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
11,567
Động cơ
597,025 Mã lực
Đây là thời kỳ quá độ để tiến tới thiên đàng nên nó thế.
 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,359
Động cơ
227,779 Mã lực
Cụ nói Nho giáo như vậy dường như chưa hiểu đầy đủ về Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo nguyên thủy (Chu Công, Khổng, Mạnh...) không bao giờ dạy người ta phục tùng tuyệt đối bề trên, thậm chí còn có tư tưởng phản kháng rất mạnh (Vua vô đạo với bề tôi thì bề tôi coi vua như giặc (Mạnh Tử). Giới cầm quyền các đời sau bóp méo Nho giáo đi rất nhiều để phục vụ cho lợi ích của họ. Giống như Chúa Jesus dạy rất nhiều về nhân ái, khoan dung nhưng những kẻ nhân danh Chúa sau này lại thiêu sống hàng loạt những người "dị giáo" khác, chúa đâu có dạy như thế. Tâng bốc hay vùi dập Nho giáo đều là cách nhìn phiến diện. Muốn đánh giá về Nho giáo thì phải hiểu Nho giáo đã, chứ em thấy nhiều người chưa bao giờ biết Luận ngữ hay Trung Dung viết cái gì trong đó mà phán xét hơn quan tòa. Rồi có cái gì hay, hợp thời đại thì kế thừa, cái nào lạc hậu thì loại bỏ. Em thấy cách nhìn Nho giáo Hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan là hợp tình hơn cả, còn VN và TQ thì hơi cực đoan, lúc thì vùi dập không thương tiếc, lúc thì bốc thơm quá mức.
Nói thật là em chỉ biết Nho giáo qua "tam tòng, tứ đức", đàn ông thì "đánh cờ, uống rượu, làm thơ" ... và Nho giáo phục vụ cho giai cấp thống trị là chính.
 

changbietgi

Xe tải
Biển số
OF-792534
Ngày cấp bằng
7/10/21
Số km
433
Động cơ
25,582 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Bờ biển xanh
Chắc chả ai như gia đình em. Nhà em có truyền thống 7 đời sinh con ra không bao giờ dạy dỗ 1 câu. Từ nhỏ tới nhớn chưa bao giờ thấy bố mẹ em bảo con nên làm thế này con nên làm thế kia. Cứ vậy mà sống, bố mẹ nhàn, con thoải mái vô tư. Nhưng được như vậy thì bố mẹ phải là người thông minh hiểu biết, văn minh lịch sự thì con cái tự nhiên nhiễm tính cách, cách sống của bố mẹ thôi. Nên thay vì dạy con, mọi người nên tự hoàn thiện mình đi đã
Em cũng thích cách này. Bố mẹ làm gương trước, thì khi nói đúng con cái nó sẽ khó mà phản bác được. Nhưng cũng cần chơi cùng và theo dõi sát nó để xem nó có suy nghĩ hay bắt chước cái gì không hay của bạn bè và ngoài xã hội không.
 

wave thái xịn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-779240
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
804
Động cơ
16,944 Mã lực
Thằng cu con em 5 tuổi, bố đón đi học về trên chiếc way Tàu cũ nát. Trên đường thấy xe hơi đẹp hay hỏi bố:
Xe gì mà đẹp thế bố?
Xe Mẹc con ạ.
Hôm nào bố cho con đi xe này nhé?
Bố cười méo xệch.
Có hôm bảo: Hôm nào bố cho con đi xe (Audi, Ferrari, Rolls Royce...) này nhé?

Một hôm, thấy cái xe có hình rồng chạy uốn lượn hai bên, màu sắc xanh đỏ tím vàng "rất đẹp".
Ah... xe đẹp quá! Xe gì vậy bố?
Xe tang con ạ.
Hôm nào bố cho con đi xe này với nhé?
Bố *&^^%$#@!
Em vẫn nhớ ngày bé thấy bố em ăn ớt nhưng bỏ hạt ra, mà truớc đấy vẫn nói với em khi dọn bát là hạt cay lắm đừng động vào mà gạt đi, em hỏi bố em sao bố ko ăn cả hạt, thế mà bị luờm tí ăn vả, mình ngơ ngác chả hiểu tai sao. :)) :))
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,329
Động cơ
635,825 Mã lực
Nhà đấy em thấy thằng chồng nó rất có ý thức dạy con (về nguyên tắc & phép lịch sự), em thấy thế này thoáng qua ánh mắt:

- Thằng chồng nó thừa biết con vợ được giáo dục kém, nhưng nó chấp nhận thói đấy của vợ vì dẫu sao vợ cũng cưới cmnr.

- Tuy nhiên trong cộng đồng trẻ con cần được học & hình thành thói quen....thằng chống nó muốn con cái hiểu biết bằng cách tự giác nên luôn luôn tự mời trước để cả nhà noi theo dù nó biết rằng chả mời cũng chết thế chó nào được.

Bi kịch là:

- Con vợ đúng là vô học & thiếu hiểu biết-theo em là thế, vì thằng chồng nó nhẫn lại như thế mà già rồi vẫn không chịu hiểu....chỉ cần nó thay đổi một chút, bọn trẻ nó sẽ khác & gia đình sẽ khác.

- Bọn trẻ có vẻ đã được bố nó dạy và có lẽ được nhắc nhở nhiều rồi.....vấn đề trong thâm tâm chúng nó đang tự hỏi....mẹ có làm tế chó đâu mà bố cứ ép, quan trọng gì. Hơn nữa chúng nó không chủ động mời trước mà khi thằng bố nó mời mới nhớ ra thì có nghĩa là thói quen chưa được hình thành do không chủ tâm.

:))

Mợ thấy khi mợ nói "Mẹ mời cả nhà ăn cơm" .dù chỉ là thói quen thôi.....mà thằng chồng mợ nó câm như hến trong khi con cái cắm mặt gắp thì mợ sẽ nhẫn lại được bao lâu & nếu thằng chồng nó mời lại thì bữa cơm có vui hơn không?

Em đi ăn nhiều gia đình, dù chả phải đánh giá gì nhiều nhưng tại những gia đình Công giáo....trước khi ăn họ luôn làm dấu & mời....cho dù là đạo giáo của Phương Tây, mới thấy Tây nó quan tâm tới văn hóa & dạy dỗ như nào. Mà dân Công giáo chỉ đi học giáo lý thôi đấy.

Nên mới nói nhà kia đúng là bi kịch vì thằng chồng nó quá nhẫn lại & có ý thức truyền lửa. Quan sát & suy luận nó ra ngay chứ sao phải lảng tránh...ngay như hồi nhỏ nếu nhà mợ TÔM BẰNG ĐẦU chả thằng nào mời thằng nào thì sẽ không có phản xạ có điều kiện thôi.

:))
Mở mồm là gọi người ta bằng thằng mí lại con mà đi rao giảng về Nho giáo thì đúng là tài thật.
Cụ nên học thêm về chữ Lễ trước khi nói chuyện chữ Nho.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
888
Động cơ
86,546 Mã lực
Chắc chả ai như gia đình em. Nhà em có truyền thống 7 đời sinh con ra không bao giờ dạy dỗ 1 câu. Từ nhỏ tới nhớn chưa bao giờ thấy bố mẹ em bảo con nên làm thế này con nên làm thế kia. Cứ vậy mà sống, bố mẹ nhàn, con thoải mái vô tư. Nhưng được như vậy thì bố mẹ phải là người thông minh hiểu biết, văn minh lịch sự thì con cái tự nhiên nhiễm tính cách, cách sống của bố mẹ thôi. Nên thay vì dạy con, mọi người nên tự hoàn thiện mình đi đã
Đúng là phải tự hoàn thiện mình và phải sống gương mẫu, nhưng vẫn phải phân tích dạy dỗ mợ ah, em vẫn phải rủ rỉ nhắc nhở kể chuyện hàng ngày, lơ mơ là nó trật bánh ngay.
Mới qua đây thôi khi em hỏi về gia đình bạn gái F1, nó bảo một câu mà em giật mình : Con nghĩ là nếu theo quan điểm của mẹ thì kg ổn lắm.
Sau khi con kể ra, em thực sự ngac nhiên vì nghĩ trước giờ nó luôn chống đối và làm ngược lại ý bố mẹ, nhưng hoá ra cũng không hẳn.
Về mặt lý thuyết đạo nho có câu : tương kính như tân chỉ dạy về đạo vợ chồng cần tôn trọng nhau, nhưng thực tế mấy ông hủ nho lại áp dụng kiểu gia trưởng, mà gia trưởng trong một số trường hợp nó không những dẫn đến ly hôn mà nếu có tồn tại cũng dễ bị kéo thụt lùi sự phát triển của gia đình và bỏ qua nhiều cơ hội.
Nên cái gì hay nên giữ, kg hay thì bỏ, không nên cứ lý thuyết quá. đi hỏi về chào, giữ lễ nghĩa là đúng rồi, nhưng phải có sự tôn trọng các thành viên trong gia đình, ghi nhận công sức, cái gì ra cái đó, chứ khg phải cứ bất chấp cảm xúc của các thành viên yếu thế hơn.
Tất cả đều vui vẻ cố gắng dàn đều quyền hành kg nên chỉ tập trung vào một người.
Tóm lại cần phải học, học làm bố làm mẹ, làm ông làm bà, trong gia đình con cháu muốn gì mà kg dám cất lời nói thì kg nên ah, quá cũ rồi cần thay đổi.
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,588
Động cơ
461,213 Mã lực
Mình đưa ý kiến này chắc sẽ có cụ phản đối cụ không. Nhưng các cụ để ý không giờ trẻ con kể cả tầm 4 5 tuổi ngày càng bố láo hơn. Ngày xưa tầm bé bé gặp ng lớn tuổi ở ngoài đường kể cả k quen biết, trẻ con cũng lễ phép chào hỏi. Trẻ làm gì sai, ng lớn cứ gặp là có quyền răn dạy. Chứ như giờ gặp ngoài đường bọn trẻ nó cứ trố mắt lên nhìn, nói mất dạy cũng không quá.
Bé đã thế bảo sao lớn lên thì k mất dậy. Bé mất dạy đằng bé, lớn thì đốn mạt đằng lớn.
Có mấy trend hiện tại đáng lo ngại
1. Thích cởi đồ khoe thân, vếu, phao câu các kiểu xong có ai khuyên thì bọn ôn đó lại bảo thế mới là chính mình :| muốn là chính mình sao k cởi truồng luôn ra đi. Làm người ko muốn lại muốn làm thú vật :(
2. Yêu chênh tuổi quá nhiều, trào lưu phi công máy bay. Chênh toàn trên dưới chục tuổi, đạo đức suy đồi đáng sợ. Chênh tầm chục tuổi là đủ để làm cô làm chú rồi, nhưng giờ chênh tầm đó thì khi tinh trùng thượng não nó vẫn muốn vật ra để hành xử luôn. Cái này không khác gì loạn luân cả.
Tiền quan trọng thật nhưng nên dạy dỗ con cái mình làm người trước. Chứ nếu để con cái mình hành xử như động vật 4 chân thì tiền nhiều để làm gì phải không các cụ.
Cả ba mệnh đề cụ đưa ra đều phiến diện, góc nhìn thiển cận.
1. Trẻ không chào người lạ là bình thường, không thể nói là láo. Cụ đến các nước phát triển, cứ cho là văn minh hơn ta, xem trẻ con nó có chào cụ không. Hoặc giả, đến ngay cụ, bây giờ, cụ gặp người lạ ngoài đường, cụ có chào không?
2. Cụ thấy ở đâu? Hay chỉ là mấy page câu view trên face hay trên phố?
3. Cá biệt, không phổ biến, đừng quy kết cho tất cả.
 

ngasieuchuoi

Xe hơi
Biển số
OF-439170
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
132
Động cơ
210,773 Mã lực
Tuổi
34
Không quen biết mà chào người ta coi là dở hơi đấy cụ ạ. Như em buổi sáng đưa con đi học ngay gần nhà gặp đến hàng chục người đi trên đường, thế gặp ai cũng chào ạ? Người ta lại bảo không bình thường :))))
 

vnhn

Xe tăng
Biển số
OF-70262
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,301
Động cơ
453,590 Mã lực
Các cụ có con trai nên hô hào áp cái tư tưởng Khổng tử được chứ con gái mà bắt chúng nó phải tuân theo những cái của Khổng tử thì có mà méo mặt. Vợ lấy chồng thì cả đời chỉ lo chăm lo chồng con như con ở, bị đánh cấm về nhà mách bố mẹ... Cụ nào lúc đấy vẫn bảo con gái cố mà chịu đựng thì em bái phục. Cái tư tưởng cổ hủ như vậy không phù hợp với thời đại này.
 

Ter

Xe buýt
Biển số
OF-40298
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
912
Động cơ
475,699 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hỏi thật, cụ thích được chào thế à ? Cụ thích trẻ em gọi dạ bảo vâng, lễ phép lắm à ? Mà để tạo được điều đó thì chúng nó phải sợ. Mà để sợ thì phải đánh.
Xã hội đang tiến lên còn cụ đang thụt lùi. Em thật
Em thấy ko nhất thiết phải sợ thì con mới lễ phép. Bản thân con em từ bé tới giờ chưa bị đánh cái nào. Việc lễ phép là cần thiết (theo quan điểm của em), em dạy con bằng cách hàng ngày em vẫn khoanh tay, cúi đầu chào con, vẫn ạ - dạ - vâng ạ - cảm ơn - xin lỗi... với con do đó con cũng đối lại với em như thế và trở thành phản xạ. Khi đi ra ngoài gặp mọi người thì con coi việc đó là bình thường nên không bị ngại khi chào hỏi, cảm ơn...
Chắc cụ ko để ý lắm nhưng theo em những đứa trẻ lễ phép cực kỳ thuận lợi khi chúng còn bé. Khi lễ phép, bản thân con đã tự tạo ra sự khác biệt với phần lớn những đứa trẻ hiện nay, mà khi người lớn gặp đứa trẻ ngoan lễ phép thường có xu hướng yêu quý, cảm tình nhiều hơn do vậy những hành động, thái độ và suy nghĩ đối với con mình cũng sẽ tích cực hơn (phần lớn người lớn sẽ dạy con những điều tốt, chứ ít khi dạy con những điều xấu). VD rất nhỏ thôi là so với đám bạn cùng chơi với con em, bao giờ có dịp các gia đình gặp mặt nhau thì con em cũng được nhiều quà nhất :)
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,522
Động cơ
228,300 Mã lực
Thời gian trước cháu vừa học vừa làm cửu vạn bên xứ người. Cháu thuê 1 cái phòng nhỏ trong 1 cái building chủ yếu là các gia đình nghèo đủ các loại mầu da... Nhưng 1 điều k thể chối cãi là hầu hết trẻ con bên đó nó văn hoá và được giáo dục bài bản hơn trẻ con xứ này rất nhiều. Đơn giản là ra khỏi phòng (trong khu vực cháu sinh sống) cứ gặp đứa trẻ nào nó cũng chào, ngoan nhất là trẻ em gốc Nhật và TQ nhá, nó vừa lễ phép, lịch sự và sẵn sàng giúp nếu các cụ cần.
Nói thật với cụ chứ, nhiều trường hợp học sinh tiểu học chào cô giáo, mà cô còn lờ cmn đi không thèm đáp nữa là. Mắt e trông thấy nhiều lần khi đón con rồi. Thế thì bảo sao lần sau chúng nó nhìn thấy cô, nó kệ mẹ là phải.
GV giao tiếp kém - trẻ con nó lại nhạy cảm, và dần nó hiểu ra éo cần chào cô cũng không sao. Cụ có thấy nhiều ông bảo vệ quý trẻ con và chúng nó đến trường có khi chào mấy ông ý lễ phép rôm rả còn hơn gặp giáo viên. Những lúc đó, k rõ các thầy cô nghĩ ngợi gì không?
GV tiểu học như thế thì nền giáo dục bỏ ngỏ cmn nó rồi còn gì, phỏng cụ???
Sry e bậy bạ tý các cụ đừng chấp :D
 

đại dương xanh 08

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791565
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
953
Động cơ
36,499 Mã lực
Em thấy ko nhất thiết phải sợ thì con mới lễ phép. Bản thân con em từ bé tới giờ chưa bị đánh cái nào. Việc lễ phép là cần thiết (theo quan điểm của em), em dạy con bằng cách hàng ngày em vẫn khoanh tay, cúi đầu chào con, vẫn ạ - dạ - vâng ạ - cảm ơn - xin lỗi... với con do đó con cũng đối lại với em như thế và trở thành phản xạ. Khi đi ra ngoài gặp mọi người thì con coi việc đó là bình thường nên không bị ngại khi chào hỏi, cảm ơn...
Chắc cụ ko để ý lắm nhưng theo em những đứa trẻ lễ phép cực kỳ thuận lợi khi chúng còn bé. Khi lễ phép, bản thân con đã tự tạo ra sự khác biệt với phần lớn những đứa trẻ hiện nay, mà khi người lớn gặp đứa trẻ ngoan lễ phép thường có xu hướng yêu quý, cảm tình nhiều hơn do vậy những hành động, thái độ và suy nghĩ đối với con mình cũng sẽ tích cực hơn (phần lớn người lớn sẽ dạy con những điều tốt, chứ ít khi dạy con những điều xấu). VD rất nhỏ thôi là so với đám bạn cùng chơi với con em, bao giờ có dịp các gia đình gặp mặt nhau thì con em cũng được nhiều quà nhất :)
Việc lễ phép có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa phục tùng và ham muốn được phục tùng(quyền lực). Đối với người lớn, khi thấy 1 đứa trẻ lễ phép khiến cho sâu thẳm trong họ thỏa mãn nhu cầu quyền lực. Đối với bố mẹ chúng, nó cho họ cảm giác đứa trẻ sẽ được an toàn(nhu cầu của họ). Còn với đứa trẻ việc lễ phép thực sự khiến cho cái cá nhân của trẻ bị đè nén, trấn áp. Những đứa trẻ lễ phép thực sự (ko phải xuất phát từ giả dối) thường là những đứa lớn lên thiếu tự tin, thiếu sáng tạo, thiếu bản lĩnh.
Em thường nhấn mạnh "lễ phép thực sự" vì trong xh đề cao sự lễ phép thì sẽ có những đứa ko thực sự lễ phép nhưng nó sẽ biết thích ứng và làm thỏa mãn nhu cầu người khác để đạt được mục đích của mình. Vô hình chung sự giả dối và đạo đức giả có cơ hội phát triển.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,177
Động cơ
517,828 Mã lực
Trẻ con thì phải năng động, khoẻ mạnh. Ứng xử thì phải có đi có lại. Không phải người cả năm k nói chuyện hỏi han với nó mà bắt nó chào.
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
Việc lễ phép có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa phục tùng và ham muốn được phục tùng(quyền lực). Đối với người lớn, khi thấy 1 đứa trẻ lễ phép khiến cho sâu thẳm trong họ thỏa mãn nhu cầu quyền lực. Đối với bố mẹ chúng, nó cho họ cảm giác đứa trẻ sẽ được an toàn(nhu cầu của họ). Còn với đứa trẻ việc lễ phép thực sự khiến cho cái cá nhân của trẻ bị đè nén, trấn áp. Những đứa trẻ lễ phép thực sự (ko phải xuất phát từ giả dối) thường là những đứa lớn lên thiếu tự tin, thiếu sáng tạo, thiếu bản lĩnh.
Em thường nhấn mạnh "lễ phép thực sự" vì trong xh đề cao sự lễ phép thì sẽ có những đứa ko thực sự lễ phép nhưng nó sẽ biết thích ứng và làm thỏa mãn nhu cầu người khác để đạt được mục đích của mình. Vô hình chung sự giả dối và đạo đức giả có cơ hội phát triển.
😀😃😄😁😆😅😂🤪 Càng bố láo thì càng bản lĩnh hơn người 🤪
 

wave thái xịn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-779240
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
804
Động cơ
16,944 Mã lực
😀😃😄😁😆😅😂🤪 Càng bố láo thì càng bản lĩnh hơn người 🤪
Cái kiểu đoán ý của cụ là cái em dị ứng nhất của đội hủ nho, văn thơ là chính logic thì kém cơ mà đề cao sự đoán ý, bắt ý, tinh ý... .
Thời nay có câu khá vui là " nhét chữ vào mồm. :))

Bài cụ trên viết cũng có khía cạnh đúng và chỉ nên bám ý đó của người viết để phản biện (nếu cần) chứ đừng suy diễn.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Nói thật là em chỉ biết Nho giáo qua "tam tòng, tứ đức", đàn ông thì "đánh cờ, uống rượu, làm thơ" ... và Nho giáo phục vụ cho giai cấp thống trị là chính.
Mấy cái đó hay tư tưởng "ngu trung" đều là tư tưởng của người đời sau đưa vào với ý đồ để thống trị cho dễ, không phải tư tưởng chính cống của Nho giáo cụ ạ. Em không phải người đề cao Nho giáo nhưng cũng hay tìm hiểu về các hệ tư tưởng Đông Tây và thấy tư tưởng gốc của Nho giáo nhiều cái tiến bộ lắm cụ, ví như chủ trương giảm nhẹ hình phạt và dùng giáo dục để cải tạo và quản lý xã hội, đề cao dân chúng, coi nhẹ người cai trị (Dân quý nhất, thứ hai là quốc gia, còn Vua thì nên coi nhẹ (Mạnh Tử), mấy cái này đến TK 21 rồi cũng chỉ có các nước phát triển nhất ( như Bắc Âu) mới thực hiện được. Đặc biệt hình mẫu "quân tử" miêu tả trong Tứ thư nếu bỏ đi một vài chuẩn mực không còn hợp thời đại thì đâu khác với con người văn minh của TK 20,21 đâu cụ. Tất nhiên NG cũng có nhiều cái hạn chế như cụ nói, nhất là tư tưởng coi thường phụ nữ, những cái đó thì nên bỏ triệt để.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Khiếp, toàn nhìn vào cái tiêu cực rồi đổ lỗi cho một cả một đám đông, tư tưởng.
 

Ô tô điên

Xe tăng
Biển số
OF-69141
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
1,857
Động cơ
481,371 Mã lực
Mấy cái đó hay tư tưởng "ngu trung" đều là tư tưởng của người đời sau đưa vào với ý đồ để thống trị cho dễ, không phải tư tưởng chính cống của Nho giáo cụ ạ. Em không phải người đề cao Nho giáo nhưng cũng hay tìm hiểu về các hệ tư tưởng Đông Tây và thấy tư tưởng gốc của Nho giáo nhiều cái tiến bộ lắm cụ, ví như chủ trương giảm nhẹ hình phạt và dùng giáo dục để cải tạo và quản lý xã hội, đề cao dân chúng, coi nhẹ người cai trị (Dân quý nhất, thứ hai là quốc gia, còn Vua thì nên coi nhẹ (Mạnh Tử), mấy cái này đến TK 21 rồi cũng chỉ có các nước phát triển nhất ( như Bắc Âu) mới thực hiện được. Đặc biệt hình mẫu "quân tử" miêu tả trong Tứ thư nếu bỏ đi một vài chuẩn mực không còn hợp thời đại thì đâu khác với con người văn minh của TK 20,21 đâu cụ. Tất nhiên NG cũng có nhiều cái hạn chế như cụ nói, nhất là tư tưởng coi thường phụ nữ, những cái đó thì nên bỏ triệt để.
Em chỉ biết thời xuân thu thịnh vượng xuất hiện các trường phái binh gia tôn tử, đạo gia lão tử, khổng tử, pháp gia của hàn phi tử.
pháp gia thì dùng pháp trị làm cho nhà tần trở nên mạnh nhưng lại đụng chạm vào quyền lợi của lớp quý tộc nên sớm bị bại lụi. Chỉ còn lại nho giáo , bản chất của nho giáo là làm lợi cho tầng lớp quý tộc nên được trọng dụng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top