- Biển số
- OF-192732
- Ngày cấp bằng
- 6/5/13
- Số km
- 5,956
- Động cơ
- 536,823 Mã lực
thế này những ô/bà củ chuối bỏ việc hay bị đuổi thì lo lắm đấy
Ngày xưa hay dùng giờ dần dần các doanh nghiệp họ bỏ rồi hay sao ấy, xưa đứa nào nghỉ kể cả có vi phạm em cũng cho sạch để đi xin việc, dù sao cũng không nỡ gây khó cho ai bao giờ.Em cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra một môi trường việc làm ngày càng chỉnh chu và có sự minh bạch cao khi tuyển dụng. Chúng ta nên phổ biến quy định Người lao động khi đi xin việc làm ở Công ty khác thì cần phải có Thư giới thiệu/Giấy xác nhận có chữ ký và/ hoặc Số điện thoại tham khảo của Người có thẩm quyền từ Công ty cũ. Khi đăng tin tuyển dụng cần ghi rõ nội dung này vào trong tin đăng tuyển dụng luôn.
Một số công ty nước ngoài đã và đang áp dụng quy định này. Em thấy làm như thế thì người tuyển dụng cũng yên tâm và người đi xin việc cũng tự tin hơn.
Cái thời còn Sổ Lao Động, có qui định hẳn hoi là khi thôi việc thì cấm không được đưa nhận xét/đánh giá tiêu cực vào Sổ Lao Động vì gây ảnh hưởng tới cơ hội tìm việc của người LĐ.Ngày xưa hay dùng giờ dần dần các doanh nghiệp họ bỏ rồi hay sao ấy, xưa đứa nào nghỉ kể cả có vi phạm em cũng cho sạch để đi xin việc, dù sao cũng không nỡ gây khó cho ai bao giờ.
không sợ bọn ấy .bắt buộc cái này cụ/mợ nào đen gặp phải ông sếp bẩn thì thôi khỏi đi làm về sau ah. xã hội người nào cũng có, xếp bẩn cũng đầy ra luôn
Thực tế là có nhiều người nhân viên họ ko phải là năng lực kém nhưng lại có vđ đề đạo đức chẳng hạn (móc ngoặc với đối tác ăn chênh, quấy rối td…). Nên em nghĩ là cần có sự tham khảo từ cty cũ.thế này những ô/bà củ chuối bỏ việc hay bị đuổi thì lo lắm đấy
Thế hả mợ? Em làm qua 4 công ty nước ngoài, cả Âu và Á trong hơn 10 năm qua mà chưa có công ty nào yêu cầu bắt buộc phải có reference letter luôn. Còn thông tin của công ty cũ cũng chỉ cung cấp đến tên của sếp, sđt chung của công ty thôi.Cái này cty nước ngoài áp dụng lâu rồi cụ ah, họ hỏi hết email, sdt của sếp cũ, họ gọi cho cả nhân sự check đủ kiểu trước khi đồng ý tuyển nữa cơ. Nên làm việc, cho dù có ko hài lòng, phải giữ 1 cái đầu sáng suốt chứ máu nóng lên rồi hơn thua với sếp, gặp sếp nhỏ nhen hoặc sống bẩn, bị cty cũ đuổi là cũng hơi mệt ah
Mà em thấy mấy cái thư này cho các em fresher, intern thôi chứ người nhiều năm kinh nghiệm, chả ai hỏi cái thư này nữa cả. Vì họ trẻ, ít kinh nghiệm mới cần cái thư bảo chứng thôi. Giờ lại còn coi là yêu cầu bắt buộc nữa . Không khác gì cái quy định của một số công ty (cả tây lẫn ta ở VN thời gian qua) là yêu cầu cung cấp bảng lương.cái thư to whom it may concern" này có từ đời tám hoánh, và chỉ là 1 thứ tham khảo, 1 lời khen ngợi dễ chịu dành cho người ra đi, chứ "bắt buộc" thế éo nào đc? thế giờ lấy vợ mới có cần giấy giới thiệu của con vợ cũ ko nhể?
Thế công ty cũ nó không giới thiệu cho thì người lđ quẩn trong bếp à ? Luật qui định thế nào thì cứ thế mà làm ! Một số công ty cụ nói ý nó tên là gì ? Ở đâu ? Kk ! Bố khủ, người làm của cụ nó chuồn hết rồi phong ?Em cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra một môi trường việc làm ngày càng chỉnh chu và có sự minh bạch cao khi tuyển dụng. Chúng ta nên phổ biến quy định Người lao động khi đi xin việc làm ở Công ty khác thì cần phải có Thư giới thiệu/Giấy xác nhận có chữ ký và/ hoặc Số điện thoại tham khảo của Người có thẩm quyền từ Công ty cũ. Khi đăng tin tuyển dụng cần ghi rõ nội dung này vào trong tin đăng tuyển dụng luôn.
Một số công ty nước ngoài đã và đang áp dụng quy định này. Em thấy làm như thế thì người tuyển dụng cũng yên tâm và người đi xin việc cũng tự tin hơn.
Thế thì khả năng cao là nhận xét tốt để ông đối thủ chết nhanh ! Kk !Thực tế là có nhiều người nhân viên họ ko phải là năng lực kém nhưng lại có vđ đề đạo đức chẳng hạn (móc ngoặc với đối tác ăn chênh, quấy rối td…). Nên em nghĩ là cần có sự tham khảo từ cty cũ.
Trong 3 cty em mới tham gia bao gồm một cty tư vấn chiến lược đứng đầu TG, một Big4, và một cty công nghệ cũng đứng đầu TG thì đều phải qua background check và gửi criminal report cho cty.Việc references này càng ngày càng yếu và bất cập. Vì nó không công bằng và tin cậy (cảm tính nhiều - kể cả nói tốt/hay nói không tốt).
Thay vào đó, ngày càng phổ biến trong tuyển dụng là thực hiện "background check". Đây là quy trình mà sẽ ngày càng nhiều công ty sử dụng. Có lẽ ở VN thì chưa nhưng đến một ngày nó sẽ là hiện thực (như cái hệ thống "đánh giá mức độ văn minh của công dân Trung Quốc").
Ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn lớn sử dụng dịch vụ kiểm tra lý lịch công dân toàn diện từ một công ty cung cấp dịch vụ dữ liệu công dân chuyên nghiệp (bên thứ 3) ở bước cuối cùng trước khi ký hợp đồng lao động với các nhân viên mới (hoặc ký hợp đồng với điều kiện sẽ thực hiện background check).
Với hạ tầng công nghệ & kết nối ngày nay (và sẽ mạnh hơn nữa trong tương lai) cùng với khả năng phân tích, tổng hợp thông tin sử dụng AI/ML, thì việc xây dựng, tổng hợp các cơ sở dữ liệu lớn về mọi cá nhân trên toàn TG là chắc chắn là có. Hãy tin rằng, ở đâu đó, người ta biết hết về bạn - tốt, xấu, tính cách, thói quen… hay các bí mật để đời không ai biết.
Vì vậy, background check ngày nay (và trong tương lai) nó sẽ toàn diện hơn nhiều - có thể bao gồm tất cả mọi thứ từ kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, trình độ, kỹ năng, lý lịch tư pháp, lịch sử tín dụng, y tế, văn hóa, quan điểm chính trị, các hoạt động trên mạng xã hội, thói quen, sở thích, vv. Nói tóm lại là có thể sẽ là tất cả mọi thông tin về một cá nhân.
Tất nhiên để công ty tuyển dụng tiếp cận được toàn bộ hay một phần thông tin trên kia về bạn, thì bạn phải đồng ý. Và để có công việc, bạn gần như bắt buộc phải đồng ý cho việc này. Vì nếu bạn từ chối, thì 90% công ty sẽ không tuyển dụng bạn. Quy trình thường có 4 bước chính:
Tại thời điểm hiện tại, các hệ thống 'đánh giá công dân' vẫn chỉ mới ở mức sơ khai & đang xây dựng, tích luỹ @ làm giàu csdl cư dân. Hiện nay chủ yếu là đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của thông tin (ví dụ so sánh, đối chiếu bằng cấp, kinh nghiệm, chứng chỉ, kỹ năng... có khớp, có đúng với lời khai trong CV & trong phỏng vấn hay không). Nhưng trong tương lai rất gần, thì các hệ thống này nó sẽ siêu thông minh và có đầy đủ (thừa) thông tin về chúng ta à để biết chúng ta là người tốt hay xấu, tính cách như thế nào, kỹ năng trình độ ra làm sao, thế mạnh, điểm yếu là gì, etc. và có phù hợp với môi trường, văn hóa, yêu cầu công việc của công ty nào đó hay không.
- Disclosure: Bạn sẽ được thông báo rằng công ty sẽ thực hiện ‘background check’ như là một điều khoản bắt buộc của offer/hợp đồng lao động.
- Consent: Bạn sẽ phải ký thư đồng ý rằng cho phép công ty thứ 3 trên kia thực hiện thu thập & cung cấp (và phạm vi thông tin có thể thực hiện) và chia sẻ thông tin với công ty tuyển dụng.
- Investigation: Công ty thứ 3 sẽ thu thập các thông tin và tài liệu bạn đã khai & cung cấp (CV, bằng, chứng chỉ, etc.) cùng với lời khai khi phỏng vấn, các thông tin của nhà tuyển dụng cung cấp. Tổng hợp với các nguồn dữ liệu, thông tin khác mà họ có (hoặc có kết nối đến) để so sánh, đối chiếu rồi đưa ra báo cáo.
- Review: Công ty tuyển dụng sẽ kiểm tra báo cáo (bạn cũng có thể nhận được một bản copy nếu có yêu cầu). Tùy theo gói dịch vụ và phạm vi bạn đồng ý ở bước Consent trên kia mà báo cáo chi tiết đến đâu. Và công ty tuyển dụng sẽ dựa vào báo cáo để tham khảo và ra quyết định cuối cùng về việc có tuyển dụng bạn hay không, ok hết thì coi như xong, nếu có các điểm nghi vấn (redflag) thì sẽ làm rõ, còn nếu có một hay vài điểm ‘không chấp nhận được’ thì sẽ trượt luôn.
Hiện nay, các điểm sau đây là bạn bị redflag và có thể trở thành điểm trừ hoặc nghiêm trọng hơn là khả năng bị đánh trượt không cần giải thích:
Vì vậy, hãy luôn cố gắng là công dân toàn cầu tử tế, văn minh – mọi lúc, mọi nơi, mọi không gian mà bạn hoạt động.
- Cố tình khai man, nói dối: Đây là điểm tối kỵ. Máy móc giờ nó phát hiện ra các điểm bất hợp lý, không khớp trong giữa các tài liệu trong hồ sơ, và giữa hồ sơ với buổi trả lời phỏng vấn dễ lắm (về bằng cấp, chứng chỉ kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, vv …).
- Lịch sử tư pháp (criminal record): Lưu ý là lịch sử tư pháp trong tương lai không chỉ là cái báo cáo chính thống của cảnh sát hay sở tư pháp. Mà là cả các hành động của bạn ở đâu đó trên khắp TG này, lỡ được ghi hay lưu vào đâu đó đôi khi cũng là vấn đề (lịch sử oánh nhau ở trường, quậy trên máy bay, trốn vé tàu, nhặt đồ quên trả tiền trong siêu thị, vv.).
- Lịch sử lái xe: Có thường xuyên bị tickets hay không và lỗi gì (vượt đèn đỏ, quá tốc độ, tai nạn...).
- Những hoạt động không phù hợp hay không hợp pháp trên social media: Cái này ngày càng quan trọng, và các bạn trẻ đừng chủ quan. Nhất là khi bày tỏ quan điểm 'extreme' về chính trị hay một vài vấn đề nhạy cảm trong XH. Hay việc discriminations. vv...
- Lịch sử tín dụng kém (poor credit history): Đôi khi chỉ là mắc phải do không thực hiện đầy đủ các hợp đồng tín dụng đã cam kết (nợ không trả, bùng thẻ tín dụng, bùng contract với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông…).
- Lịch sử y tế có sử dụng chất kích thích bị cấm: Cái này các bạn trẻ cũng đừng coi thường. Ở Tây tuổi trẻ, đôi khi thử cái này cái kia rất là dễ dàng và vui vẻ. Nhưng lỡ bị test và bị ghi vào một cái hồ sơ ất ơ nào đó thôi (ở câu lạc bộ, ở trường, etc.) hay thậm chí là một cái post/hình ảnh của bạn bè chia sẻ “hôm nay mình thử món này” …) mà mấy con cyber-bots nó bắt được là cũng bách nhục.
- Sex Offence: Đôi khi chỉ đơn giản là việc xem phim online, web đen sai mục đích, việc này đúng ra rất là bình thường, nhưng nếu bị track phát hiện “có yếu tố trẻ em” thì lại rất khác.
- Và còn rất nhiều, vô vàn các thứ bâng quơ, ất ơ khác khiến một ai đó bị redflag, hãy luôn cân nhắc vì ngày nay, chẳng có gì là bí mật cả đâu, nhất là những việc làm không tốt, không đúng, không phù hợp, hơi gợn gợn hay lăn tăn – hay thậm chí cả những điều mình có thể xem là 'không quan trọng, rồi vô tình vướng vào vì không biết điều đó là không được phép hay không chuẩn mực. Tất cả những thứ đó - có thể đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta theo cách tệ không tưởng tượng được.
Tham khảo thêm ở dưới đây hoặc search employment-background-checks để rõ hơn.
https://fadv.com/solutions/employment-background-checks/
https://resources.workable.com/tutorial/employment-background-checks
Chúng ta đang hướng đến những điều đàng hoàng cụ nhỉ.Chỉ áp dụng được với cty đàng hoàng và những con người thực sự đàng hoàng.
Mấy cty đểu , nợ lương, nợ BHXH mà áp dụng thư giới thiệu thì nó chẳng khác gì có công cụ mặc cả để chèn ép người thôi việc.
Vâng cụ! Em nghĩ trong tương lai rồi sẽ ra đời những công cụ có thể check được profile một cách trung thực của các cty khi tuyển dụng lao động. Những cty không tuân thủ Luật lao động, trốn đóng BHXH, nợ lương, quịt thưởng sẽ không tuyểnđược người làm việc.Chúng ta đang hướng đến những điều đàng hoàng cụ nhỉ.