Theo em hiểu thì trên một quyển báo cáo tài chính của doanh nghiệp có 2 phần:THứ nhất, BCTC nó thể hiện thế nào cụ có đọc hiểu được không? Thứ 2 khi BCKT nó xác định BCTC là trung thực hợp lý không có nghĩa là DN hoạt động tốt không lâm vào cảnh phá sản. BCTC nó thể hiện công ty có vốn CSH 100 tỷ nhưng nợ phải trả 300 tỷ, phải thu 100 tỷ, các tài sản khác 20 tỷ. KTV sau khi kiểm toán họ xác nhận những số liệu trên của BCTC là TRUNG THỰC HỢP LÝ có nghĩa là các số liệu đó được ghi nhận đúng thực tế không có sai sót chứ không khẳng định DN không thua lỗ phá sản.
1. Phần ý kiến của kiểm toán viên.
2. Số liệu phản ảnh tài sản nguồn vốn của một doanh nghiệp.
Trách nhiệm của kiểm toán phải soát xét và đưa ra ý kiến khi hoàn thành công việc. Tất nhiên không ai có thể dự đoán được tương lai, nhưng trên kinh nghiệm và các chuẩn mực thì kiểm toán viên cũng có cái nhìn và nhận định trong tương lai. Mức độ đúng sai chưa bàn, nhưng chí ít kiểm toán viên cũng phải có trách nhiệm nêu những cái tồn tại ( ví dụ như ở công ty em) là công nợ khống thì ngoài phải ảnh sai lợi nhuận thì làm gì có dòng tiền nào vào doanh nghiệp... đồng nghĩa sẽ thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh. Hay chi phí còn phải phân bổ cho kỳ sau chưa phân bổ hết vì lý do abc... gì đó.
Đấy là trách nhiệm của kiểm toán.
Còn phần phản ánh thì đồng ý là số liệu ghi nhận đúng, nhưng quan trọng là có phù hợp thực tế không... thì KTV cũng phải có trách nhiệm đưa ra ý kiến nhận định của mình. Chứ không nói gì thì ý nghĩa của kiểm toán có vẻ rất mờ nhạt, và niềm tin của xã hội đối với kiểm toán cũng bị cạn kiệt.