Em ko nói đến bức tranh tài chính của Vin là "rễ" hay "sấu" vì ko có thời gian lục xem bctc. Nhưng đây là lần đầu tiên thấy có phân tích tài chính, đặc biệt là khả năng thanh toán của doanh nghiệp lại bỏ phần "ứng trước của khách hàng" ra ngoài, coi như không phải công nợ
Nếu anh nhận tạm giữ của khách 10tr và không chiếm dụng (ko ảnh hưởng khả năng thanh toán) thì nó phải còn nguyên ở phần tiền mặt/tiền gửi, thậm chí là ở 1 tk phong tỏa. Nôm na như là cho vào túi riêng, khâu lại ko dùng đến. Nhưng điều này phi thực tế, trừ khi có điều khoản đặc biệt, còn lại thì không phân biệt được đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương nên "ứng trước của khách hàng" luôn được chiếm dụng/sử dụng trong vốn lưu động và sẽ là 1 phần công nợ. Thậm chí việc ứng trước còn liên quan đến nợ "tiềm tàng" phát sinh từ những cam kết khác về chất lượng, tiến độ v.v. có thể dẫn đến những nghĩa vụ đền bù nếu ko thực hiện được. Và khi phân tích tình hình tài chính thì sẽ dựa trên cân đối về tài sản và công nợ (kể cả tiềm tàng) tại một thời điểm chứ không tính đến dòng tiền tương lai. Hy vọng không quá kỹ thuật để cccm hiểu