Chủ quan em thấy đây là xu thế tích cực.
TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ trước đây có lợi thế về xuất phát điểm tốt, đã trải qua kinh tế thị trường nhiều năm, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên (đất xây dựng khu công nghiệp) dồi dào nên phát triển (theo chiều rộng) mạnh. Dĩ nhiên phải hút nguồn lao động (giá rẻ) từ miền Bắc, miền Trung vào, sau nay là miền Tây lên. Nhưng việc phát triển kinh tế dựa trên nhưng nhân tố kể trên nó cũng có giới hạn, sớm muộn cũng phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, khi đó chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Việc chỉ phát triển mạnh ở TPHCM và các tỉnh miền Đông trước đây cũng không tốt. Dễ thấy nhất là cầu việc làm lớn, thu nhập tốt sẽ dẫn đến tập trung dân cư vượt quá sức chịu đựng về kết cấu hạ tầng, hạ tầng xã hội (bênh viện, trường học, công viên ... ), chênh lệch vùng miền lớn. Còn chuyện cục bộ địa phương, tỏ ra thượng đẳng, nuôi nơi này nơi kia em không đề cập.
Về chất lượng nguồn nhân lực, em thấy về tố chất thì người Việt ở đâu trên nước này cũng như nhau hết. Chỉ khác ở chỗ miền Bắc xu hướng học để làm quan, vì bằng cấp, để tầm chương trích cú chém gió rong là khá nặng nề; Miền Nam mà cụ thể là TPHCM thì hướng đến thực hành nhiều hơn, ít đi vào những vấn đề lý thuyết (để có thể làm chủ/làm ra công nghệ lõi). Nhìn chung mỗi vùng miền có một thế mạnh cũng như cái dở riêng. Cái này dần dần cũng được thị trường lao động điều chỉnh, nếu có chính sách tốt của nhà nước thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Em không rõ các cụ thế nào chứ em chẳng thấy việc Hà Nội phải cạnh tranh với TPHCM về quy mô kinh tế, cao ốc hay gì gì đó là cần thiết. Cái mà Hà Nội phải làm tốt là trung tâm chính trị (bỏ qua mọi yếu tố địa phương, vùng miền), là trung tâm giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, tài chính - thương mại của miền Bắc và Bắc miền Trung, là nơi giữ được hồn cốt dân tộc. Phát triển công nghiệp, nghỉ dưỡng, cảng biển thì Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình ... lo.