[VHGT & ATGT] Có cần dành riêng hẳn 1 làn đường cho xe buýt nhanh?

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,726
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy cần có 1 làn riêng cho các loại xe bus.
Ý kiến của cụ cũng hay, nhưng phải đưa sang bên phải vì các loại xe bus vàng/đỏ thì hành khách ko thể chạy qua đường để đi xe bus.
Mà vấn đề là đường vốn hẹp so với lưu lượng xe, nếu dành riêng 1 làn thì sẽ rất phí. Nên chăng vẫn cho 2b đi vào làn BRT, nhưng khi có bus thì phải nhường triệt để. Vì trên thực tế, có khi phải 15-20 ph mới có 1 chuyến, nếu cấm cả vào những lúc ko có xe thì càng phí !
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
5,237
Động cơ
410,300 Mã lực
Ý kiến của cụ cũng hay, nhưng phải đưa sang bên phải vì các loại xe bus vàng/đỏ thì hành khách ko thể chạy qua đường để đi xe bus.
Mà vấn đề là đường vốn hẹp so với lưu lượng xe, nếu dành riêng 1 làn thì sẽ rất phí. Nên chăng vẫn cho 2b đi vào làn BRT, nhưng khi có bus thì phải nhường triệt để. Vì trên thực tế, có khi phải 15-20 ph mới có 1 chuyến, nếu cấm cả vào những lúc ko có xe thì càng phí !
Ô hay,phí là phí thế nào?!
BRT còn có cả nhiệm vụ làm khó,khiến các cụ phải từ bỏ phương tiện cá nhân nữa cơ mà!:)
 

Tom80

Xe buýt
Biển số
OF-72542
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
950
Động cơ
420,654 Mã lực
Ý kiến của cụ cũng hay, nhưng phải đưa sang bên phải vì các loại xe bus vàng/đỏ thì hành khách ko thể chạy qua đường để đi xe bus.
Mà vấn đề là đường vốn hẹp so với lưu lượng xe, nếu dành riêng 1 làn thì sẽ rất phí. Nên chăng vẫn cho 2b đi vào làn BRT, nhưng khi có bus thì phải nhường triệt để. Vì trên thực tế, có khi phải 15-20 ph mới có 1 chuyến, nếu cấm cả vào những lúc ko có xe thì càng phí !
Trước em thấy đường Nguyễn Trãi thí điểm rồi, không hiểu sao không nhân rộng.
Như tuyến BRT hiện giờ, chuyển sang làn sát vỉa hè ưu tiên cho tất cả các loại xe bus sẽ hiệu quả hơn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,726
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ô hay,phí là phí thế nào?!
BRT còn có cả nhiệm vụ làm khó,khiến các cụ phải từ bỏ phương tiện cá nhân nữa cơ mà!:)
Thế thì phải làm BRT ở tất cả các tuyến !.
Hôm gì em nói chuyện với chú taxi , em bảo: tại sao đường Ng Chí Thanh dạo này đông thế, hắn giải thích vì đường LVL dồn sang ! Giờ làm BRT ở tất cả các tuyến thì hết chỗ dồn phỏng cụ ! :)).
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,010
Động cơ
970,358 Mã lực
Thực ra câu trả lời của em dành cho một cụ khác về việc cụ ấy khắng định 2B là tiện nhất và cần phải duy trì chứ giao thông công cộng không thuận tiện bằng
Hợp lý ở điều kiện hiên tại: 2b vẫn là tiện nhất. Sau này, xe CC tốt hơn, chỗ đi bộ tốt hơn thì xã hội sẽ tự thay đổi.
Giờ ở nhà, cần đi ra siêu thị cách 1 km , em dự 99% cccm trên này sẽ chọn 2b cho nó nhanh !

Bẩm 2 cụ, e ở bển, dân tình cũng thích 2b lắm. Tuy nhiên do nhiều yếu tố nên họ ko sở hữu. 1 yếu tố rất quan trọng: thời tiết ko thuận lợi. Mùa đông mà vác 2b ra đường thì xác định cày mặt ra đường :D Chỉ đi được vài tháng mùa hè thôi ợ. Nên ở bển, sở hữu xe máy là nhà cũng thuộc dạng "có tí điều kiện" đó ợ:))

Kết hợp nhiều yếu tố, họ mới ra cái văn hóa "đi bộ". Đừng ốp nguyên mô hình của họ vào mình, khi mình có rất nhiều cái chưa bằng, thậm chí là ko bao giờ được như họ (ví dụ thời tiết). Cụ Thuýsinh mang Nhật ra so sánh với việc học sinh bên họ đi PTCC, phải đi bộ hơn km. Xin hỏi cụ, con cụ mấy tuổi và cụ có cho con cụ tự đi bộ ngày vài km để đi PTCC ko?
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
17,332
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Thế thì phải làm BRT ở tất cả các tuyến !.
Hôm gì em nói chuyện với chú taxi , em bảo: tại sao đường Ng Chí Thanh dạo này đông thế, hắn giải thích vì đường LVL dồn sang ! Giờ làm tất cả các tuyến thì hết dồn phỏng cụ ! :)).
Em ủng hộ làm BRT ở tất cả các tuyến vì khi cần chũa cháy, cấp cứu người, chống khủng bố sẽ có đường dành riêng cho lực lượng làm nhiệm vụ.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
5,237
Động cơ
410,300 Mã lực
Thế thì phải làm BRT ở tất cả các tuyến !.
Hôm gì em nói chuyện với chú taxi , em bảo: tại sao đường Ng Chí Thanh dạo này đông thế, hắn giải thích vì đường LVL dồn sang ! Giờ làm BRT ở tất cả các tuyến thì hết chỗ dồn phỏng cụ ! :)).
Đấy! Mấy cái đầu bò ngồi phòng lạnh nó nghĩ thế đấy.
F1 nhà em trước giờ đi học bằng xe buýt(không dính dáng gì đến LVL-TH),vậy mà từ ngày có BRT nó phải chuyển sang đi xe máy vì hôm nào cũng trễ giờ học thêm.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,726
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước em thấy đường Nguyễn Trãi thí điểm rồi, không hiểu sao không nhân rộng.
Như tuyến BRT hiện giờ, chuyển sang làn sát vỉa hè ưu tiên cho tất cả các loại xe bus sẽ hiệu quả hơn.
Ngày xưa làm và phải bỏ vì nguy hiểm. Đường bình thường mà xe bus cứ đi đúng một vệt nó tạo sống trâu, rồi 2b đi vào ngã bổ chửng. Vấn đề là lúc đó mật độ chưa đông, đường có thể hẹp một chút. Giờ mật độ đông thì dành riêng cho xe bus sẽ hơi phí.
Trước mắt chúng ta nín thở chờ xem tầu điện trên cao đã. Em hi vọng cái này tốt thì sẽ triển khai tiếp.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,010
Động cơ
970,358 Mã lực
Em ủng hộ làm BRT ở tất cả các tuyến vì khi cần chũa cháy, cấp cứu người, chống khủng bố sẽ có đường dành riêng cho lực lượng làm nhiệm vụ.
BRT ko phải là giải pháp về lâu dài đâu ợ. Thực tế e thấy Metro ngầm mới là giải pháp vẹn toàn (Cụ nào đi nhiều rồi sẽ biết vì sao nó mới là giải pháp, là phương tiện công cộng chính cho dân). Còn bus chỉ là cái phụ trợ cho Metro thôi. Nên đừng hi vọng Bus sẽ khiến dân bỏ phương tiện cá nhân và ép dân dùng.

E thì ủng hộ dồn lực làm cái to (Metro), còn hơn làm mấy cái lắt nhắt mà hiệu quả ko cao, tốn tiền: BRT, Đường sắt trên cao (đoạn đường sắt này tận dụng làm metro được, nhưng sau này cải tạo để giao cắt với các tuyến khác thì lại tốn ối xèng + ko tiện:()

Chuẩn xác thì tầm nhìn các bác ở trên cao quá, nên giờ nhìn quanh HN chẳng có mấy chỗ đủ đất làm Metro. Ở bển họ làm hơn 100 năm trước, Metro đi trước, đường đi sau (với khu thưa dân, mới lập or làm đường nhưng để rộng để Metro chạy ngầm dưới đó luôn). Bên mình toàn "sáng kiến" đâu đâu, những cái hay của họ ko học, bây giờ nhìn lại, quỹ đất và đường cho Metro chả thấy đâu =))
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,230
Động cơ
566,260 Mã lực
Quá tải hay chưa phải có số liệu cụ thể, phương án giải quyết nếu quá tải cũng phải dựa trên khảo sát, tính toán và so sánh. Bác cứ nhất định phải phát triển GTCC mà không dựa trên khảo sát, tính toán phương án là rất cảm tính, duy ý chí.

Việc can thiệp để tăng lợi thế gtcc và giảm lợi thế ptcn kiểu cảm tính tùy tiện như đề xuất của bác nói chung không đem lại kết quả tốt, hãy để các loại phương tiện chứng tỏ hiệu quả hết khả năng, loại nào phù hợp sẽ có chỗ đứng. Ví dụ:
- PTCC có lợi thế về chỗ đỗ xe, khi nhu cầu đỗ của ptcn tăng thì chi phi đỗ tăng theo quy luật cung cầu, ptcn sẽ giảm lợi thế.
- Ptcc có bất lợi về thời gian di chuyển, nếu tối ưu tuyến tốt hơn sẽ giảm bất lợi.
...
- Hiệu quả vận chuyển giữa pt gtcc và pt gtcn không phải chỉ nằm ở mỗi pt chở được bao nhiêu người, cần có so sánh trên từng phương án và mục tiêu cụ thể.
Ý bác là cần phải khảo sát để quyết định xem có cần phát triển GTCC không chứ gì? Xin thưa với bác, ngay cả khi giao thông chưa quá tải thì người ta đã phải phát triển GTCC rồi, chẳng cần phải có tầm nhìn cao xa gì. Đơn giản, bởi vì nếu không phát triển GTCC thì tất yếu GT cá nhân sẽ phải phát triển để đáp ứng nhu cầu. Còn đợi đến khi giao thông quá tải (đến bây giờ bác vẫn cho là chưa quá tải thì phải, vì cần phải khảo sát mới đánh giá được) thì đã quá muộn, dẫn đến bắt ép người dân phải bỏ phí phương tiện cá nhân đã đầu tư.
Còn về lợi thế của các loại phương tiện, bác vẫn hiểu sai. Chẳng loại phương tiện nào sẵn có lợi thế nếu chính quyền không tạo ra cho nó. Ví dụ, PTCC không hề có lợi thế về chỗ đỗ xe nếu chính quyền không cho nó các bến đỗ, ngược lại PTCN cũng không bất lợi về chỗ đỗ xe, nếu chính quyền cho nó đỗ thoải mái.
Về thời gian di chuyển cũng thế, xe buýt hiện nay đi chậm hơn xe máy vì chính quyền cho phép xe máy đi bát nháo như thế (vượt đèn đỏ thoải mái, luồn lách, leo vỉa hè, lấn làn xe buýt thoải mái...), nhưng nếu chính quyền không cho xe máy lấn làn xe buýt nữa thì xe buýt lại đi nhanh hơn xe máy...
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,230
Động cơ
566,260 Mã lực
Đưa ra phương án tốt dễ hơn nhiều so với buộc mọi người tuân thủ những phương án không tốt.
Bác nhầm, đưa ra phương án tốt là cực kỳ khó, và không có phương án nào là tốt thực sự cả: Tốt với nhóm người này sẽ không tốt với nhóm người khác; tốt với loại phương tiện này sẽ không tốt với loại phương tiện khác... Không có phương án nào mà tất cả mọi người đều vui mừng hả hê tự nguyện tuân theo cả
 

KVH

Xe buýt
Biển số
OF-92113
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
954
Động cơ
433,466 Mã lực
Ý bác là cần phải khảo sát để quyết định xem có cần phát triển GTCC không chứ gì? Xin thưa với bác, ngay cả khi giao thông chưa quá tải thì người ta đã phải phát triển GTCC rồi, chẳng cần phải có tầm nhìn cao xa gì. Đơn giản, bởi vì nếu không phát triển GTCC thì tất yếu GT cá nhân sẽ phải phát triển để đáp ứng nhu cầu. Còn đợi đến khi giao thông quá tải (đến bây giờ bác vẫn cho là chưa quá tải thì phải, vì cần phải khảo sát mới đánh giá được) thì đã quá muộn, dẫn đến bắt ép người dân phải bỏ phí phương tiện cá nhân đã đầu tư.
Còn về lợi thế của các loại phương tiện, bác vẫn hiểu sai. Chẳng loại phương tiện nào sẵn có lợi thế nếu chính quyền không tạo ra cho nó. Ví dụ, PTCC không hề có lợi thế về chỗ đỗ xe nếu chính quyền không cho nó các bến đỗ, ngược lại PTCN cũng không bất lợi về chỗ đỗ xe, nếu chính quyền cho nó đỗ thoải mái.
Về thời gian di chuyển cũng thế, xe buýt hiện nay đi chậm hơn xe máy vì chính quyền cho phép xe máy đi bát nháo như thế (vượt đèn đỏ thoải mái, luồn lách, leo vỉa hè, lấn làn xe buýt thoải mái...), nhưng nếu chính quyền không cho xe máy lấn làn xe buýt nữa thì xe buýt lại đi nhanh hơn xe máy...
Ý em là làm gì cũng phải có căn cứ, số liệu đâu, tính toán như thế nào, so sánh với phương án hiện tại, với các phương án khác có hợp lý hơn hay không chứ không phán bừa phải làm thế này mới tốt hơn thế kia.
Phương tiện nào cũng có lợi thế riêng, đặc biệt càng rõ trên mỗi hạ tầng cụ thể. Bến đỗ cũng là tài nguyên có hạn, phụ thuộc vào quỹ đất, chi phí xây tháp đỗ xe ... cứ để quy luật cung cầu đưa ra ngưỡng cân bằng mà không cần tùy tiện đưa ra các quy định để làm lệch sự cân bằng tự nhiên.
Mục đích chính của em là ngăn chặn các ý kiến chủ quan, dễ dẫn đến các chính sách sai lầm như nhận định của cụ về xe bus và xe máy.

Ví dụ để so sánh ưu điểm vận chuyển giữa xe bus và xe máy có thể phân chia làn riêng theo nguyên tắc số người được vận chuyển/sử dụng phương tiện:
- 30% số người đi xe bus -> làn xe bus rộng 30% mặt đường.
- 20% số người đi xe máy -> làn xe máy chiếm 20% mặt đường.
Nếu đi bus nhanh hơn hoặc phù hợp hơn xe máy, người dân sẽ tự động chuyển từ xe máy sang bus, tỉ lệ đi bus tăng lên thì sẽ điều chỉnh tiếp tăng làn cho bus hoặc ngược lại.

Bác nhầm, đưa ra phương án tốt là cực kỳ khó, và không có phương án nào là tốt thực sự cả: Tốt với nhóm người này sẽ không tốt với nhóm người khác; tốt với loại phương tiện này sẽ không tốt với loại phương tiện khác... Không có phương án nào mà tất cả mọi người đều vui mừng hả hê tự nguyện tuân theo cả
Nếu không biết được phương án nào tốt thật sự thì sao biết cần thực hiện phương án nào? Phương án tốt là phương án phát huy được ưu thế tự nhiên của các loại phương tiện, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người nhất có thể và ít người phải hi sinh nhất có thể (phải có so sánh chi tiết các phương án) chứ không phải phán chung chung được đâu cụ.
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,717
Động cơ
549,193 Mã lực
Thế thì phải làm BRT ở tất cả các tuyến !.
Hôm gì em nói chuyện với chú taxi , em bảo: tại sao đường Ng Chí Thanh dạo này đông thế, hắn giải thích vì đường LVL dồn sang ! Giờ làm BRT ở tất cả các tuyến thì hết chỗ dồn phỏng cụ ! :)).
Em chặn tuyến chính cho đầu xuôi trước đã
 

hoangtuananh69

Xe tăng
Biển số
OF-306701
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
1,480
Động cơ
317,293 Mã lực
Tuổi
55
quá lãng phí cho cái đường bé bằng lỗ mũi, lại phải dành 1 làn riêng cho BRT. Đoạn đường này cấm taxi và xxx trực toàn tuyến giờ cao điểm, nên còn tạm đỡ. XXX mà rút quân, ko chốt giờ cao điểm nữa thì đảm bảo tắc cứng, kể cả BRT cũng đứng đó mà nhìn. Cần có giải pháp vẹn toàn hơn thì mới mong tồn tại lâu dài được.

Đồng ý là BRT nên được ưu tiên, khuyến khích dân đi xe công cộng. Nhưng nếu ko đảm bảo được cái "nhanh" thì BRT cũng vứt. Như e nói, nếu ko có vài chục xxx và TTGT đứng chốt các giao cắt, cầu vượt thì đường này tắc chắc, BRT cũng đứng thôi vì tổ chức bất hợp lý.

1. Cấm 2b lên cầu? Trong khi 2b lên cầu vượt rất nhanh mà hầu như ko ảnh hưởng đến tốc độ, ùn ứ. ùn ứ là do 4b chèn ngang nhiều. Tại sao ko cấm 4b (đi đường dưới) mà lại cấm 2b?

2. Tương tự, có thể cho 2b đi cùng vào làn BRT giờ cao điểm, vì 2b đi tốc độ khá nhanh, ko ảnh hưởng nhiều đến BRT. Thực tế BRT chỉ cần đi bằng tốc độ 2b giờ cao điểm là e thấy quá hoàn hảo rồi. Như vậy 2 làn còn lại mật độ cũng sẽ bớt đi. Cảm giác lái trong 2 cái làn bé tí, thêm 1 e 4b rùa bò đằng trước or 2b đi san sát, rề rề trước mũi thật yomost. Nếu có thể, e toàn tránh cái đường này để đi, dù vòng xa hơn chút (e nghĩ nhiều cụ cũng vậy:()

3. tại cái giao cắt, xe rẽ trái được quyền đứng chờ trên làn BRT, như thế sẽ thoát rất nhanh. Ko như cái loa tuyên truyền, suốt ngày ra rả: ko dừng đỗ chờ đèn tín hiệu trên làn BRT.

Có thể nhiều cụ nghĩ e ưu tiên 2b (đúng thế thật :))). Nhưng 1 loại phương tiện thoát nhanh thì đường 4b đi cũng sẽ đỡ rất nhiều. Thực tế hiện nay, 2b đi vào BRT khá nhiều. E chả dám hình dung, nếu lập phân cách cứng, số 2b đó dồn sang 2 làn còn lại, thì cái đường này nó thành cái j. Đúng là cần hi sinh vì lợi ích chung, nhưng nếu chưa đáp ứng được thì cái chung (BRT) san sẻ chút khó khăn cho cái riêng cũng chẳng sao:D
Xin lỗi Cụ chứ ..Cụ cứ lái 4B giúp em một vài buổi vào giờ cao điểm đi thì Cụ sẽ thấy 2B nó đi thế nào ...chán chả buồn nói ..em toàn nhường các Cụ 2B thôi ạ
 

hoangtuananh69

Xe tăng
Biển số
OF-306701
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
1,480
Động cơ
317,293 Mã lực
Tuổi
55
Em thấy cần nâng tốc độ lưu thông qua giao cắt, làn nào cũng đi nhanh như làn BRT. Hiện tại khi qua giao cắt giờ cao điểm tốc độ lưu thông rất chậm (5-10km/h) nên hiệu qủa thông xe rất thấp. Để tăng lưu lượng cần:
- Tăng mặt cắt tại giao cắt theo tỉ lệ (tổng thời gian)/(thời gian đèn xanh của tuyến đó)
- Tăng tốc độ qua giao cắt: lùi vạch dừng ra xa giao cắt để phương tiện có thời gian tăng tốc khi qua giao cắt, có nhiều vạch dừng song song nhau để giãn cách dòng xe dừng đèn đỏ.
Em thấy bên Nhật tốc độ xe lưu thông qua đèn xanh đèn đỏ rất nhanh ( tất nhiên bên đó toàn ô tô) nên dù có dừng đến 60 '' chỉ vèo 1 phát tất cả các xe đều qua ngon lành ..Bên mình thì khó hơn vì đủ loại hình giao thông hỗn hợp giao cắt các kiểu nên qua ngã 4 chả ai dám đi nhanh
 

hoangtuananh69

Xe tăng
Biển số
OF-306701
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
1,480
Động cơ
317,293 Mã lực
Tuổi
55
Vậy cụ lại nhầm nhá. Trẻ con Nhật đi bộ như thường với khoảng cách 1km. Còn đi xe bus nhà trường thì chủ yếu là các nhà có khoảng cách xa hơn cơ.
Chuẩn ..học sinh Nhật bản hầu hết đi bộ đi học , nhưng ý thức dân họ rất cao cộng với hệ thống giao thông bên đó cực tốt ( không riêng thành phố kể cả các vùng xa ) các cầu vượt dành cho người đi bộ được sử dụng triệt để ( không bao giờ có cảnh người đi bộ đi tắt ngang qua đường vô tội vạ như VN )
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,010
Động cơ
970,358 Mã lực
Xin lỗi Cụ chứ ..Cụ cứ lái 4B giúp em một vài buổi vào giờ cao điểm đi thì Cụ sẽ thấy 2B nó đi thế nào ...chán chả buồn nói ..em toàn nhường các Cụ 2B thôi ạ
E cũng có 4b chứ ko phải ko có. Cơ quan e, ai đi 4b cũng đều đi sớm, đến cơ quan toàn 7h hơn. Các cụ muốn đi 4b, thì chịu khó đi sớm chút. Đến nơi làm việc, ăn sáng + làm cốc cafe.

Còn e ko thực hiện được điều đó, thì e đi muộn + đi 2b. Bình thường có việc cần đi 4b, e toàn đi sớm chứ chả để vào cao điểm chen chúc nhau trong mấy cái làn đó làm j. Thực tế chỉ cần đi sớm 15 phút, cụ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên đường.

Dù sao 2b cũng là phương tiện cơ động hơn rất nhiều xe 4b (chả cơ động hơn thì e đi làm j:D), và giải pháp tận dụng làn BRT + giúp đường tránh ùn hơn như e nói thì ko phải tồi đâu. 2b thoát nhanh thì các cụ đi 4b cũng nhàn hơn nhiều. Cái j cũng có 2 mặt của nó. Để 2b nhung nhúc ùn tắc, thì e đảm bảo 4b các cụ cũng chẳng sướng nổi đâu.

PS: Hôm nào mưa gió, cụ sẽ thấy lượng 4b tăng đột biến ở đất HN này. Đó 1 phần là vì những người như e, ngày thường đi 2b đó ợ. Nên cụ đừng nghĩ e nói ưu tiên 2b là e ko có 4b, để ko biết cái cảm giác củ chuối lái 4b ở cái đường này. Còn nếu cụ thấy ưu tiên 2b nhiều quá, thì cất 4b đi, làm em 2b mà đi cho "sướng"
 
Chỉnh sửa cuối:

alphacoi

Xe tải
Biển số
OF-487749
Ngày cấp bằng
9/2/17
Số km
438
Động cơ
196,909 Mã lực
Làn xe buyt nhanh đúng hay sai các cụ cứ tuân thủ đi đã rồi sẽ thấy hiệu quả của nó. Cháu thấy các cụ chưa biết đúng sai thế nào cứ lao vào chặn BRT. Cháu thấy ở Tố Hữu , LVL các cụ nhảy vào hết, vậy làm sao BRT hiệu quả được. Cứ để nó chạy nhanh rồi lượng người đi BRT đông, tức khắc sẽ giảm phương tiện khác chay trên đường.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,230
Động cơ
566,260 Mã lực
Ý em là làm gì cũng phải có căn cứ, số liệu đâu, tính toán như thế nào, so sánh với phương án hiện tại, với các phương án khác có hợp lý hơn hay không chứ không phán bừa phải làm thế này mới tốt hơn thế kia.
Phương tiện nào cũng có lợi thế riêng, đặc biệt càng rõ trên mỗi hạ tầng cụ thể. Bến đỗ cũng là tài nguyên có hạn, phụ thuộc vào quỹ đất, chi phí xây tháp đỗ xe ... cứ để quy luật cung cầu đưa ra ngưỡng cân bằng mà không cần tùy tiện đưa ra các quy định để làm lệch sự cân bằng tự nhiên.
Mục đích chính của em là ngăn chặn các ý kiến chủ quan, dễ dẫn đến các chính sách sai lầm như nhận định của cụ về xe bus và xe máy.

Ví dụ để so sánh ưu điểm vận chuyển giữa xe bus và xe máy có thể phân chia làn riêng theo nguyên tắc số người được vận chuyển/sử dụng phương tiện:
- 30% số người đi xe bus -> làn xe bus rộng 30% mặt đường.
- 20% số người đi xe máy -> làn xe máy chiếm 20% mặt đường.
Nếu đi bus nhanh hơn hoặc phù hợp hơn xe máy, người dân sẽ tự động chuyển từ xe máy sang bus, tỉ lệ đi bus tăng lên thì sẽ điều chỉnh tiếp tăng làn cho bus hoặc ngược lại.


Nếu không biết được phương án nào tốt thật sự thì sao biết cần thực hiện phương án nào? Phương án tốt là phương án phát huy được ưu thế tự nhiên của các loại phương tiện, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người nhất có thể và ít người phải hi sinh nhất có thể (phải có so sánh chi tiết các phương án) chứ không phải phán chung chung được đâu cụ.
Tôi đã nói, chẳng có loại hình nào là ưu việt với tất cả mọi người, được mặt nọ sẽ mất mặt kia.
- Ví dụ, GTCC so với xe máy có ưu điểm là an toàn, tránh được mưa nắng và kinh tế hơn nhưng lại có nhược điểm phải đi bộ khá xa để tới bến xe, không dừng đỗ được theo ý muốn của người đi xe, không thể tạt vào chợ mua mớ rau, không thể vượt đèn đỏ để đi cho kịp giờ một vài người...
- Ưu điểm vận chuyển của các loại hình cũng phụ thuộc vào đặc điểm tuyến đường, khu vực. Ví dụ, những ai ở trên tuyến đường tiện xe buýt sẽ thấy xe buýt thuận tiện, những ai ở trong ngõ sâu sẽ thấy xe máy thuận tiện hơn.
- Về ưu thế tự nhiên cũng thế, trong điều kiện này thì có ưu thế, trong điều kiện kia thì không. Ví dụ, xe máy có ưu thế là nhỏ gọn, dễ dừng đỗ, dễ đi vào ngõ nhỏ... Thế nhưng cái ưu thế này sẽ chẳng phát huy được nếu bị ảnh hưởng bới các yếu tố khác. Nếu như chính quyền cấm xe máy đỗ trên tất cả các hè phố (đúng luật là phải thế), tự nhiên xe máy sẽ mất phần lớn ưu thế, dù ưu thế tự nhiên của nó vẫn còn đấy.

Còn về việc phát triển GTCC, các thành phố lớn trên Thế giới đều đã và đang phải phát triển GTCC để đáp ứng nhu cầu của người dân, nếu không người dân sẽ phải tự đầu tư phương tiện cá nhân, và với lượng phương tiện cá nhân lớn như thế thì chẳng có hạ tầng nào chịu nổi, kể cả các nước giầu như Mỹ, Nhật, UAE... Tôi không nghĩ VN nên bỏ tiền ra để nghiên cứu xem có nên phát triển GTCC hay không
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top