[Funland] Chuyện về tài sản bố mẹ để lại cho con cái

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,264
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Món này chiên môn sâu roài, phải cụ thể từng hồ sơ Lão ợ, tùy thuộc vào từng tài sản, quyền tài sản
Về nguyên tắc, A không thể di chúc lại cho con A cây cầu bắc qua sông Hồng khi chưa có cây cầu ấy :D
Như vậy năm nào cũng ‘review’ lại di chúc 1 lần cho chắc ợ :))
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,264
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Chả có gì phức tạp, đơn giản là việc thừa kế phải giải quyết dứt điểm ngay sau tang lễ. Để lâu thì có thể thành rượu ngon thượng hạng nhưng cơ bản sẽ ra hũ mắm rất thối.
Ở mình có kiểu đợi hết 49 ngày, hết tang thậm chí 3 năm mới chia chác. Nói chung k rõ ràng làm khổ tất cả.
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,759
Động cơ
5,171,156 Mã lực
Kiểu này tài sản không phải của ông bà, mà là của con ông bà. Ông bà chết thì hàng con cố dì chú bác lại hưởng kiểu trên trời rơi tiền vào đầu. Đáng nhẽ ra nếu ông bà chết thì hàng con không được thừa kế vì TS gốc có phải của ông bà đâu. Luật lá lằng nhằng phết
Cũng khó nói lắm cụ ah, phải là người trong cuộc mới hiểu được.Em biết có trường hợp sếp em ngày xưa. Vợ mất lúc ngoài năm mươi do ung thư, nhà có căn biệt thự ông bà ngoại cho gần trăm tỷ (lúc cho con gái giá chắc giá thấp). khi đó bố vợ của bác này mất rồi còn mỗi mẹ vợ cũng lằng nhằng lắm, bà mẹ vợ quyết không ký cái gì, cũng có thể có chút không bằng lòng do việc chăm sóc con gái bà lúc còn sống của bác này, mãi sau 2 đưa cháu ngoại nó mới thu xếp được mà bà ý tuyên bố luôn nếu ông kia chấp thuận chuyển tên chia tài sản hết cho 2 đứa con hết thì bà mẹ vợ đó mới đồng ý. Đấy là may còn xử lý sớm chứ sau bà đó mất rồi thì mệt luôn!
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,268
Động cơ
200,500 Mã lực
Ở mình có kiểu đợi hết 49 ngày, hết tang thậm chí 3 năm mới chia chác. Nói chung k rõ ràng làm khổ tất cả.
Ở xứ Thiên đường gọi là có tình có lý đấy. Tuy nhiên ra Pháp luật để tranh chấp thì chỉ còn có lý thôi, tình tức là tiền.
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,264
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Cũng khó nói lắm cụ ah, phải là người trong cuộc mới hiểu được.Em biết có trường hợp sếp em ngày xưa. Vợ mất lúc ngoài năm mươi do ung thư, nhà có căn biệt thự ông bà ngoại cho gần trăm tỷ (lúc cho con gái giá chắc giá thấp). khi đó bố vợ của bác này mất rồi còn mỗi mẹ vợ cũng lằng nhằng lắm, bà mẹ vợ quyết không ký cái gì, cũng có thể có chút không bằng lòng do việc chăm sóc con gái bà lúc còn sống của bác này, mãi sau 2 đưa cháu ngoại nó mới thu xếp được mà bà ý tuyên bố luôn nếu ông kia chấp thuận chuyển tên chia tài sản hết cho 2 đứa con hết thì bà mẹ vợ đó mới đồng ý. Đấy là may còn xử lý sớm chứ sau bà đó mất rồi thì mệt luôn!
Bà sợ tài sản k về cháu mà lại chia cho dì :)) . Thôi thế cũng hợp lý.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,797
Động cơ
500,226 Mã lực
Sai lè chứ không phải có vẻ không đúng. Theo thứ tự quyền thừa kế thì vợ chồng, con cái chết hết hoặc từ chối mới đền hàng anh, chị em.
Cũng không hẳn sai đâu cụ.
Bà mẹ mất sớm, bố mẹ đẻ vẫn còn (ông bà ngoại ông bạn PT) thì ông bà vẫn thuộc hàng thừa kế 1 của 1/2 căn nhà, ngang hàng chồng và 3 ông con.
Mà như vậy thì khi 2 cụ kia mất, lại chia phần đó cho hàng thứ nhất gồm các cụ ngoại và các con. Bà mẹ dù đã mất, lại được sở hữu ngược 1 phần tài sản nào đó từ ông bà ngoại, trong đó có phần căn nhà này. Và vì bà mất, phần này lại chia cho 3 ông con...
Nói chung là chết sớm ko di chúc để lại hậu quả khôn lường.

PS. Ở VN có thể hiểu là cha mẹ cho con tiền mua nhà, nên nhà có thể dính tới các cụ thân sinh.
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
821
Động cơ
56,939 Mã lực
Tuổi
35
Các cụ bình nhiều về việc chia TS. Em thì chịu vì em nghĩ nếu cần thiết chi bôi, sang tên ... thì ông bạn phải ra phòng CC để họ tư vấn và xem CP thế nào. Em cũng chỉ nghe kể lại, đăng lên hầu các cụ. Nay sang tiếp Câu chuyện thứ 2

CÂU CHUYỆN THỨ HAI
Nhà kia có 6 anh em trai (gấp đôi nhà ở chuyện số 1). Nói chung các ông con trai ko có ông nào làm ăn thành đạt, giữ chức vụ to gì cả. Chỉ làng nhàng công chức NN rồi về hưu, hoặc đi BĐ xuất ngũ rồi ở nhà. Tất cả đều đã có gia đình, con cái và cháu nội ngoại (ko phải cả 6 ông). Ông bà trước kia có được các cụ để lại cho mảnh đất gần Chùa Kim Liên (Tây hồ), sau đó do lấy làm KS Thắng Lợi nên được đền bù chỗ khác. Cho đến năm 90 thì mảnh đất đền bù + lấp ao hồ xung quanh ... có diện tích lên tới khoảng 1000 m2. Ông chủ yếu ở nhà (sau khi nghỉ hưu), bà thì bán hàng nước. Nuôi và cưới vợ cho 6 đ/c. Do đất rộng nhưng TS thì ko có gì hơn nên năm 91-92 gì đó ông bà quyết định bán đi 1 phần đất để chia cho các con. Mỗi ông đâu khoảng trên dưới chục cây vàng gì đó. Ông lấy vàng nhưng ko biết làm ăn, có nhà rồi thì gửi TK, sau này cũng hết. Ông thì mua nhà ở chỗ khác. Ông thì ko lấy vàng mà lấy một miếng đất trong phần còn lại. Cuối cùng thì ông bà còn 1 ngồi nhà 2 tầng (để dành cho ông thứ hai). Ông út cũng được 1 mảnh nhưng sau bán cho anh trai trên và tiêu cũng hết. Còn 1 mảnh khác thì xây nên nhà 5 tầng và cho thuê. Sau khoảng hơn 20 năm: Ông già già yếu nên mất, bà già cũng ko còn ngồi bán quán mà về nhà nghỉ và tiêu nhờ tiền lương hưu đâu 2tr và tiền thuê nhà. Còn các ông con trai mỗi người 1 ngả. Ông khá nhất thì vào bộ đội, về hưu, con cái trưởng thành có nhà đất được phân.Nói chung ổn định. Ông út thì nịnh khéo nên bà già bỏ tiền cho sang Nga chơi bời, sau khi đã cưới vợ và có 2 cô con gái. Sau vài năm lại vác tấm thân về không đồng xu trong túi. Lại ăn bám, vợ thì bỏ, con thì chẳng quan tâm đến bố. Mấy ông còn lại thì cũng làng nhàng. Nhưng do quen dựa dẫm được bà già bao cấp từ trước (bà tiêu cực kỳ phóng khoáng kể cả khi ko còn bán nước) nên nhiều khi cứ trông trực tiền thuê nhà để bà già san sẻ. Nhưng rồi tiền thuê cũng hẻo, nguồn thu ko có, bà già thì tiêu hơi hoang nên lại nợ nần một số người trong họ. Thế là nảy sinh PA bán nốt nhà cho thuê cuối cùng để chia chác. Ông có kinh tế ổn định thì thờ ơ. Ông khó khăn thì liên tục giục bán để chia. Bà già thì càng cao tuổi, bắt đầu lẫn. Các con nghe tụ họp bàn bán nhà thì phi ên nhanh, nhưng bàn về chăm mẹ thì lại lưỡng lự vì Covid. Thế rồi ngôi nhà cũng được bán đâu tầm 6-7 tỏi gì đấy. Chia ra mỗi ông đâu được tầm hơn 1 tỏi. Nhưng tiền phần của mẹ ai giữ, tiêu thế nào cũng là cuộc chiến tranh giành. bà dâu cả đồi giữ do trong 1 cuộc họp có đề xuất như vậy, nhưng sau 1-2 ông thấy ko ổn nên đề nghị 1 người đúng tên sổ TK, 1 người khác giữ sổ. Cũng mất mấy cuộc cãi vã mới xong. Ông út thì do hoàn cảnh ăn chơi,nợ nần nên ko được cầm tiền. Anh em dự kiến giữ tiền và mua cho 1 TS để về già còn có tý của. Nhưng do nợ nần và bị bọn kia thúc ép (ko rõ nợ bao nhiêu) nên lại nhờ rượu vào đòi anh em lại tiền. Hiện mọi người đang định tổ chức cuộc họp để ba mặt 1 nhời cho việc trả ông ấy tiền hương hỏa kia và cấm chỉ nhờ đến anh em nếu mai kia hết tiền. Em chợt nghĩ chỉ vài hôm tiền ông ấy sẽ hết, rồi cô vợ 2 hờ (bạn học cũ, chồng mất nên cặp kè với nhau) đuổi ra khỏi nhà và ông ấy cứ về ngồi trước của mấy ông anh chả lẽ lại đuổi đi ?
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,057
Động cơ
480,865 Mã lực
Thật ra luật rất nhân văn ạ

Có 1 nhóm người thừa kế không phụ thuộc di chúc. Tức là dù có di chúc rồi, di chúc không để lại tài sản cho những người này hoặc để lại ko đủ 1 giá trị gọi là kỷ phần bắt buộc, thì pháp luật vẫn bảo đảm họ nhận được đúng kỷ phần băngd 2/3 của 1 suất theo luật.
Nhóm này gồm bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng hợp pháp đương nhiệm :D , con đẻ dưới 18 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi
Đây là khoản trách nhiệm: báo hiếu cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con đến khi nó tự kiếm sống được

Em lại sơ đồ hóa món kỷ phần bắt buộc này để các Cụ mợ dễ nhìn:

A với B là vợ chồng có tài sản chung là 30 tỷ; có 2 con là A1 và A2 đang học lớp 6 và 10. Bố mẹ A là C và D đang còn sống
A viết di chúc tuyên bố là để lại tài sản của mình cho cháu Sugar Baby là E

Trường hợp này, theo di chúc thì B là vợ A, A1 A2 là con A và C D là bố mẹ A không được đồng nào, vì A để lại cho cháu ...à quên em Sugar E

Luật không cho phép điều đó
Kỷ phần bắt buộc phát huy hiệu lực

AB có tài sản chung 30 tỷ, theo luật Hôn nhân GĐ 2014, A có 15 tỷ. Đây là di sản của A.
Hàng tke 1 A có 5 người: B C D A1 A2, do đó 1 suất theo luật là 15/5 = 3 tỷ

B, C, D, A1, A2 được hưởng mỗi người 1 kỷ phần bắt buộc là 2/3 suất theo luật = 2/3×3 tỷ = 2 tỷ
Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bắt buộc với cha mẹ còn sống, vợ đương nhiệm và con chưa thành niên, mặc dù trước khi chết, A đã di chúc cho E 15 tỷ, nhưng pháp luật đã giữ lại 5x2=10 tỷ cho 5 người A phải gánh. Còn 5 tỷ cho Sugar E

Em đã làm 1 vụ như này, cười ra nước mắt
Hay, hay quá.
Bố dượng, mẹ ghẻ thì sao cụ, có được hưởng thừa kế ko vậy.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,268
Động cơ
200,500 Mã lực
Như vậy năm nào cũng ‘review’ lại di chúc 1 lần cho chắc ợ :))
10 năm nay em mà review thì chắc chỉ in lại cho nó mới. Ah, :D :)) =)) Có cập nhật chữ ký vì nó cứ tự khác hồi trước, không giống mấy.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
13,672
Động cơ
420,345 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Thật ra luật rất nhân văn ạ

Có 1 nhóm người thừa kế không phụ thuộc di chúc. Tức là dù có di chúc rồi, di chúc không để lại tài sản cho những người này hoặc để lại ko đủ 1 giá trị gọi là kỷ phần bắt buộc, thì pháp luật vẫn bảo đảm họ nhận được đúng kỷ phần băngd 2/3 của 1 suất theo luật.
Nhóm này gồm bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng hợp pháp đương nhiệm :D , con đẻ dưới 18 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi
Đây là khoản trách nhiệm: báo hiếu cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con đến khi nó tự kiếm sống được

Em lại sơ đồ hóa món kỷ phần bắt buộc này để các Cụ mợ dễ nhìn:

A với B là vợ chồng có tài sản chung là 30 tỷ; có 2 con là A1 và A2 đang học lớp 6 và 10. Bố mẹ A là C và D đang còn sống
A viết di chúc tuyên bố là để lại tài sản của mình cho cháu Sugar Baby là E

Trường hợp này, theo di chúc thì B là vợ A, A1 A2 là con A và C D là bố mẹ A không được đồng nào, vì A để lại cho cháu ...à quên em Sugar E

Luật không cho phép điều đó
Kỷ phần bắt buộc phát huy hiệu lực

AB có tài sản chung 30 tỷ, theo luật Hôn nhân GĐ 2014, A có 15 tỷ. Đây là di sản của A.
Hàng tke 1 A có 5 người: B C D A1 A2, do đó 1 suất theo luật là 15/5 = 3 tỷ

B, C, D, A1, A2 được hưởng mỗi người 1 kỷ phần bắt buộc là 2/3 suất theo luật = 2/3×3 tỷ = 2 tỷ
Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bắt buộc với cha mẹ còn sống, vợ đương nhiệm và con chưa thành niên, mặc dù trước khi chết, A đã di chúc cho E 15 tỷ, nhưng pháp luật đã giữ lại 5x2=10 tỷ cho 5 người A phải gánh. Còn 5 tỷ cho Sugar E

Em đã làm 1 vụ như này, cười ra nước mắt
Vd của cụ hay quá, cụ nói em lại nhớ trong sg có 1 vụ bà chủ hãng bún miến gì đó rất giàu có nhưng độc thân, di chúc lại toàn bộ ts cho con gái nuôi. Phía họ hàng khởi kiện đòi quyền lợi mà ko hiểu về sau giải quyết thế nào:-)
 

dongxanh

Xe buýt
Biển số
OF-742703
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
836
Động cơ
70,719 Mã lực
Cái đấy khác cụ ạ. Kiểu hết bậc 1 thì sang bậc 2, 3…
Không theo bậc thang thì thế nào ạ ? Em muốn hiểu thêm luật thừa kế nên cụ biết thì chia sẻ thêm.
Em cũng đang định làm cái Living Trust mà cứ lười biếng lần lữa mãi
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,759
Động cơ
5,171,156 Mã lực
Bà sợ tài sản k về cháu mà lại chia cho dì :)) . Thôi thế cũng hợp lý.
Ai cũng nghĩ thế cụ ah, nhưng đau cái là 2 đứa cháu ngoại là gái ạ. Chắc bác ấy cũng có tài sản khác nữa và cũng vì con!
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,268
Động cơ
200,500 Mã lực
Ai cũng nghĩ thế cụ ah, nhưng đau cái là 2 đứa cháu ngoại là gái ạ. Chắc bác ấy cũng có tài sản khác nữa và cũng vì con!
Gái giai gì thì cũng là con, mà tài sản ấy cũng từ bố mẹ vợ.
 

BKG

Xe tăng
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
1,717
Động cơ
409,835 Mã lực
Ông bà già em sang tên cho 2 con hết rồi. Tầm 60 tuổi em cũng sang tên cho bọn F1 là xong. Trong giấy tờ nêu rõ người đứng tên chỉ có đủ quyền sở hữu và sử dụng khi phụ huynh mất để tránh bị đuổi ra khỏi nhà hoặc đem đi cầm cố
Cụ ơi cho e hỏi chút, cái ghi chú chỉ được sử dụng tài sản sau khi phụ huynh mất là ghi vào Sổ đỏ hay Di chúc??? Vì e từng nghĩ đến phương án trên với con cái mình, may quá đọc được tin này của cụ. Tks cụ a!
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,950
Động cơ
867,609 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Hay, hay quá.
Bố dượng, mẹ ghẻ thì sao cụ, có được hưởng thừa kế ko vậy.
Bố dượng, mẹ kế và anh em cùng cha khác mẹ là cách gọi tình cảm truyền thống
Trước pháp luật sẽ là: người kết hôn với bố của A, người kết hôn với mẹ của A và con riêng của Bố A, con riêng của Mẹ A

Cái tình nó giảm hẳn và do đó, không thuộc hàng thừa kế theo luật đối với di sản của A khi A không có di chúc

Chả có gì phức tạp, đơn giản là việc thừa kế phải giải quyết dứt điểm ngay sau tang lễ. Để lâu thì có thể thành rượu ngon thượng hạng nhưng cơ bản sẽ ra hũ mắm rất thối.
Ở xứ Thiên đường gọi là có tình có lý đấy. Tuy nhiên ra Pháp luật để tranh chấp thì chỉ còn có lý thôi, tình tức là tiền.
Chính vì vậy, khi tư vấn các Cụ cao niên làm di chúc, em thường tư vấn combo mấy hạng mục sau:
1. Một hoặc nhiều bản di chúc đúng quy định
2. Một văn bản dặn dò riêng về tang chế, ai giữ và công bố di chúc, ngày nào công bố di chúc, thường thì 3 - 7 ngày sau khi mất, chậm nhất tình nhất là 49.
3. Gửi di chúc, Bên nhận bảo quản di chúc (nếu có), thủ tục công bố di chúc
......

Đại loại thế
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,268
Động cơ
200,500 Mã lực
Cụ ơi cho e hỏi chút, cái ghi chú chỉ được sử dụng tài sản sau khi phụ huynh mất là ghi vào Sổ đỏ hay Di chúc??? Vì e từng nghĩ đến phương án trên với con cái mình, may quá đọc được tin này của cụ. Tks cụ a!
Em cũng hỏi mà cụ ấy chưa trả lời, cơ mà thấy em nó không thông về pháp luật lắm. Nếu ghi trong di chúc thì TS vẫn chưa sang tên mà sang tên rồi thì chưa biết ghi vào đâu.
 
  • Vodka
Reactions: BKG

hữu hiệp

Xe tăng
Biển số
OF-298881
Ngày cấp bằng
17/11/13
Số km
1,087
Động cơ
319,155 Mã lực
Nơi ở
Gia Lâm
Lúc có $ sắm cho mỗi ông 1 mảnh có phải đẹp ko nhỉ?
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,977
Động cơ
298,349 Mã lực
Các cụ bình nhiều về việc chia TS. Em thì chịu vì em nghĩ nếu cần thiết chi bôi, sang tên ... thì ông bạn phải ra phòng CC để họ tư vấn và xem CP thế nào. Em cũng chỉ nghe kể lại, đăng lên hầu các cụ. Nay sang tiếp Câu chuyện thứ 2

CÂU CHUYỆN THỨ HAI
Nhà kia có 6 anh em trai (gấp đôi nhà ở chuyện số 1). Nói chung các ông con trai ko có ông nào làm ăn thành đạt, giữ chức vụ to gì cả. Chỉ làng nhàng công chức NN rồi về hưu, hoặc đi BĐ xuất ngũ rồi ở nhà. Tất cả đều đã có gia đình, con cái và cháu nội ngoại (ko phải cả 6 ông). Ông bà trước kia có được các cụ để lại cho mảnh đất gần Chùa Kim Liên (Tây hồ), sau đó do lấy làm KS Thắng Lợi nên được đền bù chỗ khác. Cho đến năm 90 thì mảnh đất đền bù + lấp ao hồ xung quanh ... có diện tích lên tới khoảng 1000 m2. Ông chủ yếu ở nhà (sau khi nghỉ hưu), bà thì bán hàng nước. Nuôi và cưới vợ cho 6 đ/c. Do đất rộng nhưng TS thì ko có gì hơn nên năm 91-92 gì đó ông bà quyết định bán đi 1 phần đất để chia cho các con. Mỗi ông đâu khoảng trên dưới chục cây vàng gì đó. Ông lấy vàng nhưng ko biết làm ăn, có nhà rồi thì gửi TK, sau này cũng hết. Ông thì mua nhà ở chỗ khác. Ông thì ko lấy vàng mà lấy một miếng đất trong phần còn lại. Cuối cùng thì ông bà còn 1 ngồi nhà 2 tầng (để dành cho ông thứ hai). Ông út cũng được 1 mảnh nhưng sau bán cho anh trai trên và tiêu cũng hết. Còn 1 mảnh khác thì xây nên nhà 5 tầng và cho thuê. Sau khoảng hơn 20 năm: Ông già già yếu nên mất, bà già cũng ko còn ngồi bán quán mà về nhà nghỉ và tiêu nhờ tiền lương hưu đâu 2tr và tiền thuê nhà. Còn các ông con trai mỗi người 1 ngả. Ông khá nhất thì vào bộ đội, về hưu, con cái trưởng thành có nhà đất được phân.Nói chung ổn định. Ông út thì nịnh khéo nên bà già bỏ tiền cho sang Nga chơi bời, sau khi đã cưới vợ và có 2 cô con gái. Sau vài năm lại vác tấm thân về không đồng xu trong túi. Lại ăn bám, vợ thì bỏ, con thì chẳng quan tâm đến bố. Mấy ông còn lại thì cũng làng nhàng. Nhưng do quen dựa dẫm được bà già bao cấp từ trước (bà tiêu cực kỳ phóng khoáng kể cả khi ko còn bán nước) nên nhiều khi cứ trông trực tiền thuê nhà để bà già san sẻ. Nhưng rồi tiền thuê cũng hẻo, nguồn thu ko có, bà già thì tiêu hơi hoang nên lại nợ nần một số người trong họ. Thế là nảy sinh PA bán nốt nhà cho thuê cuối cùng để chia chác. Ông có kinh tế ổn định thì thờ ơ. Ông khó khăn thì liên tục giục bán để chia. Bà già thì càng cao tuổi, bắt đầu lẫn. Các con nghe tụ họp bàn bán nhà thì phi ên nhanh, nhưng bàn về chăm mẹ thì lại lưỡng lự vì Covid. Thế rồi ngôi nhà cũng được bán đâu tầm 6-7 tỏi gì đấy. Chia ra mỗi ông đâu được tầm hơn 1 tỏi. Nhưng tiền phần của mẹ ai giữ, tiêu thế nào cũng là cuộc chiến tranh giành. bà dâu cả đồi giữ do trong 1 cuộc họp có đề xuất như vậy, nhưng sau 1-2 ông thấy ko ổn nên đề nghị 1 người đúng tên sổ TK, 1 người khác giữ sổ. Cũng mất mấy cuộc cãi vã mới xong. Ông út thì do hoàn cảnh ăn chơi,nợ nần nên ko được cầm tiền. Anh em dự kiến giữ tiền và mua cho 1 TS để về già còn có tý của. Nhưng do nợ nần và bị bọn kia thúc ép (ko rõ nợ bao nhiêu) nên lại nhờ rượu vào đòi anh em lại tiền. Hiện mọi người đang định tổ chức cuộc họp để ba mặt 1 nhời cho việc trả ông ấy tiền hương hỏa kia và cấm chỉ nhờ đến anh em nếu mai kia hết tiền. Em chợt nghĩ chỉ vài hôm tiền ông ấy sẽ hết, rồi cô vợ 2 hờ (bạn học cũ, chồng mất nên cặp kè với nhau) đuổi ra khỏi nhà và ông ấy cứ về ngồi trước của mấy ông anh chả lẽ lại đuổi đi ?
Ca này của Cụ thì luật sư online chắc chịu rồi ạ
Em đọc xong không định vị được phương hướng luôn ... hic .... :P
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,759
Động cơ
5,171,156 Mã lực
Gái giai gì thì cũng là con, mà tài sản ấy cũng từ bố mẹ vợ.
Em có thể cổ hủ hoặc gia trưởng. Có 2 cô con gái chỉ nuôi ăn học thôi, sau lấy chồng cho mỗi đứa căn hộ và cấp cho tý vốn (nếu nó lấy) còn đâu của cậu út hết. Quán triệt từ giờ rồi, liệu mà chăm em sau này bố mẹ mất nó còn cho thêm các chị :))
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
12,928
Động cơ
482,625 Mã lực
Tất cả là ở ý thức và thói quen pháp lý của mỗi người thôi
Giống như y tế vậy
Cái răng chớm sâu, cái dạ dày chớm đau thì đi khám xử lý luôn, dứt điểm. Chứ để đấy đến lúc nó bung ra mệt mỏi hơn nhiều
Một người ra đi, có di chúc hay không di chúc thì cứ khai nhận thừa kế, sang tên, từ chối...gì cũng được, nhưng cứ giấy tờ đúng luật là xong, yên tâm
Còn nữa, khi đang mạnh khỏe, nếu có tài sản, thì làm luôn cái di chúc không phải là thừa
Giả sử chỉ 1 câu "tất cả tài sản đã và sẽ thuộc về tôi, tôi cho lại con tôi là Nguyễn Văn A" được không cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top