Thật ra luật rất nhân văn ạ
Có 1 nhóm người thừa kế không phụ thuộc di chúc. Tức là dù có di chúc rồi, di chúc không để lại tài sản cho những người này hoặc để lại ko đủ 1 giá trị gọi là kỷ phần bắt buộc, thì pháp luật vẫn bảo đảm họ nhận được đúng kỷ phần băngd 2/3 của 1 suất theo luật.
Nhóm này gồm bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng hợp pháp đương nhiệm
, con đẻ dưới 18 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi
Đây là khoản trách nhiệm: báo hiếu cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con đến khi nó tự kiếm sống được
Em lại sơ đồ hóa món kỷ phần bắt buộc này để các Cụ mợ dễ nhìn:
A với B là vợ chồng có tài sản chung là 30 tỷ; có 2 con là A1 và A2 đang học lớp 6 và 10. Bố mẹ A là C và D đang còn sống
A viết di chúc tuyên bố là để lại tài sản của mình cho cháu Sugar Baby là E
Trường hợp này, theo di chúc thì B là vợ A, A1 A2 là con A và C D là bố mẹ A không được đồng nào, vì A để lại cho cháu ...à quên em Sugar E
Luật không cho phép điều đó
Kỷ phần bắt buộc phát huy hiệu lực
AB có tài sản chung 30 tỷ, theo luật Hôn nhân GĐ 2014, A có 15 tỷ. Đây là di sản của A.
Hàng tke 1 A có 5 người: B C D A1 A2, do đó 1 suất theo luật là 15/5 = 3 tỷ
B, C, D, A1, A2 được hưởng mỗi người 1 kỷ phần bắt buộc là 2/3 suất theo luật = 2/3×3 tỷ = 2 tỷ
Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bắt buộc với cha mẹ còn sống, vợ đương nhiệm và con chưa thành niên, mặc dù trước khi chết, A đã di chúc cho E 15 tỷ, nhưng pháp luật đã giữ lại 5x2=10 tỷ cho 5 người A phải gánh. Còn 5 tỷ cho Sugar E
Em đã làm 1 vụ như này, cười ra nước mắt