Chủ đề này thì chắc nhiều cụ đã gặp phải. Em được chứng kiến 2 chuyện của ông bạn PT và nhà hàng xóm 9 (cũng có họ hàng) xin hầu các cụ.
CÂU CHUYỆN 1:
Ông bạn em học cùng PT cấp 3, hồi học thì ở trên cái nhà phố cổ gần chợ Hàng Da. Nhà ông bố thân sinh ra ông bạn đông anh em nên dù phố cổ, nhà khá rộng rãi nhưng chắc có nhiều gia đình, thế hệ sinh sống nên ko tiện. Sau khi tốt nghiệp PT, mỗi đưa đi 1 đường, sau khoảng 2 năm em quay lại thì nhà ông bạn đã chuyển xuống khu TT Thành Công. Hồi nhưng năm 87-88 thì các cụ biết, có nhà TT khu vực đó cũng oách rồi. Nhà bạn em tầng 1, có cả trước lẫn sau. Đâu tất cả hơn 30 m2 gồm ông bà già (đi làm NN cả) và 3 ông con trai. Không rõ ông cụ lấy tiền đâu ra mua căn hộ đó nhưng em đến chơi thấy quá oách rồi. Sau đó ông cụ lại có nghề SX gạch lá nem lát nền loại 20x20 có hoa văn dày khoảng 1,5-2cm nên cả nhà có thêm thu nhập, đồng ra đồng vào rất oách. Hồi em đến chơi xem ông bạn thao tác đổ cát, XM vào khuôn, đổ nước màu vào và ép. Chẳng mấy chốc ra viên gạch lát nền có hoa văn rất đẹp. Ông cụ lại còn đi các nơi dựng máy, dạy nghề nữa nên nói chung gia đình có cuộc sống rất sung túc. Nhà có 3 ông con trai nhưng chỉ có ông bạn tham gia SX gạch vì khéo tay, rót màu giỏi không bị loang. Còn 2 ông em chỉ có chơi bời, đi học vớ vẩn. Ít lâu sau ông thứ hai chạy được suất đi XK để ăn chơi thỏa chí tang bồng. Còn ông út thì lông bông, vừa được chiều nên hầu như ko làm gì. Thế rồi thời gian cứ trôi qua. Ông bạn lấy vợ, có con nhưng chui gầm chạn vì nhà mình ko đủ chỗ. Nghề gạch men kiểu trên thoái trào nên quay sang làm đủ các nghề linh tinh khác kiếm sống. Ông em thứ hai thì mất dạng ở NN và khi xuất hiện thì hóa ra hết tiền nên bị về. Sau đó cũng lại tìm cách sang và nay đang lông bông ở Ba lan. Thi thoảng vẫn phải ngửa tay nhờ ông anh ở nhà chi viện. Ông em út cũng có gia đình, lúc đầu lái xe chở hàng ... Nhưng sau cũng thất nghiệp nghiệp, hai VC làm ăn vật vạ để sống. Chuyện đáng nói đây là căn hộ ông bà già để lại. Đầu tiên bà già mất do bệnh tật tầm đâu ngoài 60. Sau đó khoảng hơn chục năm ông già cũng ra đi do tuổi cao, bệnh HA. Khi cuối đời ông ở căn hộ trên được chia đôi, ông cụ ở mặt trước, còn ông út ở mặt sau. Ông bạn em có đề cập chuyện làm giấy tờ di chúc cho con cái thì cụ tính gia trưởng gạt phắt đi: Tao đang còn sống, làm di chúc xong hóa ra đi ở nhờ nhà chúng mày ? Chuyện cứ thế trôi qua. Cho đến giờ nhu cầu tách căn hộ là có để phần ai thì giải quyết phần người đó nhưng khó khăn cũng nảy sinh. Bà cụ mất sớm, sau này khi ông cụ sắp mất có di chúc lại chia cho con cháu nhưng thực sự tài sản có cả phần bà. Bà mất rồi nên theo nguyên tắc phải xin ý kiến cả mấy chị em bà. Thế là việc trở nên phức tạp vì có bà ở SG, có bà ở NN mà tuổi cao rồi nên ko thể tụ tập để ra công chứng được. Cũng có người gợi ý sử dụng dịch vụ là có thẻ chia tách căn hộ OK nhưng chi phí dịch vụ ai trả ? Ông em thứ hai dù ở NN nhưng vẫn ngửa tay xin tiền.Ông em út có gia đình, đồng ý chia tách căn hộ nhưng tiền dịch vụ thì các anh chịu vì em chẳng có tiền đâu mà chi. Thế là cứ loay hoay và cũng không có lỗi thoát. Hôm qua em ngồi tụ vạ cùng ông bạn cũng thấy ngại cho bạn. Ngày xưa khi ăn nên làm ra thì ông bà các con tiêu như nước. Rồi tiền cũng đi, TS bố mẹ để lại tuy không có tranh chấp nhưng để chia cho 3 con chẳng đơn giản chút nào. Tam nam bất phú. Nhà có 3 ông con trai nhưng chưa có ông nào có cuộc sống khấm khá dù đã có gia đình, con cái. Vẫn phải đau đầu những chuyện cơm áo gạo tiền, chia bôi TS cho hợp lý và đúng luật.
Cái này nhờ cụ
DurexXL giải thích là rõ ràng nhất.
Em đơi
Ta tạm sơ đồ hóa câu chuyện của Cụ chủ thớt như này:
Ông A và bà B có mua 1 căn hộ trong thời kỳ hôn nhân (khu Thành Công, cái nhà ở Hàng Da không thấy nhắc đến nên em ko đưa vào đây)
Ông bà A và B có 3 con trai là A1 A2 A3
A1 là bạn của chủ thớt, hiện làm chạn vương ở nơi khác
A2 đi Xklđ nhưng bây giờ vẫn dặt dẹo ở Ba Lan
A3 chạy xoay đủ nghề nhưng cũng lom dom, giờ đang ở căn hộ Thành Công
Bà B mất trước không để lại di chúc
Ông B mất sau, không có di chúc nốt
Di sản để lại trong câu chuyện này là cái nhà Thành Công
Trên các thông tin đã nêu, em xin chia làm các trường hợp sau:
Cứ cho là giấy tờ nhà đã mua bán sang tên, mua lại theo NĐ61 đầy đủ và tên 2 ông bà A và B
1/ Cả Bà và Ông mất trước 06/12/1991
Hết thời hiệu khởi kiện thừa kế bất động sản. A3 là thừa kế hàng thứ nhất đang chiếm hữu và sử dụng di sản. A3 trở thành chủ sở hữu của di sản
A1, A2 ...các người khác (nếu có) hết quyền khởi kiện
2/ Bà B mất. Lúc đó bố mẹ bà B đã mất hết.
Lúc này 1/2 nhà là di sản của bà B sẽ chia đều cho 4 bố con ông A (hàng tke thứ 1). Anh em bà B cũng không có phần (hàng tke thứ 2)
Sau đó ông A mất sau ngày 06/12/1991, giả sử bố mẹ ông A cũng mất cả rồi thì phần của ông A (1/2 +1/4 nhận từ bà B) sẽ chia đều cho A1 A2 A3
Tựu chung lại, cái nhà bây giờ chia 3, mỗi con có 1/3. Nếu muốn chia thì ra 1 VP công chứng bất kỳ làm thủ tục khai nhận phân chia di sản. Nếu A3 bất hợp tác thì A1, A2 có quyền khởi kiện. Lúc đó gọi 1 văn phòng luật sư bất kỳ (ví dụ em chẳng hạn
...khụ)
3/ Bà B mất, lúc này bố mẹ hoặc 1 trong 2 người vẫn còn
Đây là trường hợp mệt mỏi đây. Ví dụ còn bố bà B
Lúc này 1/2 nhà của bà B sẽ phải chia làm 5: bố bà B, ông A, A1 A2 A3
Sau đó Bố bà B mất, mẩu này lại chảy xuống chia cho các con của ông ấy (là anh em của bà B) Giờ mà giở ra khai nhận di sản là lại dính đến mấy ông này, mấy ông này mà chết rồi là vợ con thừa kế tiếp ...
Chú ý: trường hợp này nếu bà B mất trước 06/12/1991 thì đỡ hẳn, mấy nhánh phát sinh này hết thời hiệu, nhịn ...
Sơ bộ là thế các Cụ ợ
Khụ