[Funland] Chuyện về tài sản bố mẹ để lại cho con cái

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,007
Động cơ
196,530 Mã lực
Nhân topic này, em cũng xin nhờ các cụ mợ tư vấn giúp, đặc biệt là các cụ mợ làm về luật. Em xin cảm ơn trước.

Bố mẹ em có 4 người con, 3 gái 1 trai. Gần đây bố em bị bệnh nặng (ung thư phát hiện giai đoạn muộn) nên cụ gọi các con lại dặn dò việc chia tài sản. 4 chị em em đều tự lực, ko đứa nào trông vào TS của bố mẹ, TS các cụ cũng chẳng có nhiều nhưng ý nguyện của cụ như thế nào thì bọn em đều ok để cụ thoải mái. Trong 4 chị em thì 3 đứa đầu đã có nhà cửa ổn định, chỉ còn dì út chưa có nhà. Cụ dặn dò như sau:

1. Tài sản 1 (TS1): Căn chung cư 2 cụ đang ở thì sau này mẹ em sẽ tiếp tục ở hoặc bán đi hoặc xử lý như thế nào là do mẹ em quyết định.
2. Tài sản 2 (TS2): Căn hộ tập thể cũ đang cho thuê sẽ cho dì út vì nó chưa có nhà ở.
3. Tài sản 3 (TS3): Nhà ở quê các cụ để lại sẽ để cho cậu em em.
4. Tài sản 4 (TS4): Mảnh đất ở quê sau này khi bán thì số tiền bán để cho mẹ em 1 nửa, nửa còn lại chia cho 3 đứa đầu bằng nhau.

Các TS 1, 2, 3 thì đứng tên bố mẹ em hoặc 1 trong 2 người. TS4 thì đứng tên hộ gia đình do ngày xưa bố mẹ em mua theo dạng đất bán/chia cho các hộ gia đình ở địa phương.

Bố em dặn dò trong gia đình thôi, ko làm di chúc hay công chứng gì cả. Gia đình em thì em tin rằng sẽ ko có chuyện tranh chấp nên việc đấy cũng ko cần thiết. Nhưng hôm nọ bố mẹ em định sang tên TS2 cho dì út thì mới tá hỏa thiếu đủ thứ giấy tờ. Em sợ sau này muốn xử lý các TS khác cũng sẽ loằng ngoằng phức tạp nên muốn hỏi các cụ mợ giờ nên làm thế nào. Chuyện là bố mẹ em định làm thủ tục sang tên TS2 cho dì út thì phát hiện ra là mất giấy đăng ký kết hôn của 2 cụ. Hỏi phòng công chứng thì họ nói là ra phường xin xác nhận, nhưng phường bố mẹ em đang ở bảo họ ko xác nhận được việc đấy, phải về nơi đăng ký kết hôn xác nhận (ở quê). UBND xã ở quê hướng dẫn là mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản chính của các con về họ xác nhận cho, thì lại phát hiện ra giấy khai sinh bản gốc của em trai em cũng mất nốt, chỉ còn bản sao. Vậy là cũng ko nhờ xã xác nhận được.

Vậy các cụ mợ thạo luật tư vấn giúp em giờ cần phải làm gì để sau này không bị vướng mắc khi xử lý các tài sản của bố mẹ em? Xin chân thành cảm ơn các cụ mợ.
Bố mẹ cho ai cái gì thì ra công quyền thực hiện ngay và luôn là đỡ thủ tục nhất. Sau này cụ ông mất thì nhiều người phải tham gia vào tất cả các sự vụ, mất việc lắm (em không nói đến tranh chấp mà nói rồng rắn đi ký từ chối và nhận thừa kế ấy).

Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ cụ thì về quê xin, nếu lâu quá rồi thì giở luật hôn nhân gia đình ra xem có cần nữa không, giấy khai sinh của các con là một bằng chứng xác đáng rồi. Bố mẹ em cho con cái nhà cửa, công chứng nó không thèm hỏi giấy đăng ký kết hôn luôn vì chắc chắn không có. Tốt nhất cụ kiếm luật sư chuyên ngành họ tư vấn, mất ít tiền nhưng nhanh gọn nhẹ. Hỏi trên đây về làm vẫn vướng lắm, tham khảo cho vui thôi vì tài sản nhà cụ nhiều và cũng phức tạp về giấy tờ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cháu cũng muốn làm di chúc, trong đó ghi rõ 2 F1 được hưởng tất phần của cháu và bảo vợ cháu cũng làm 1 bản như vậy nhưng vợ cháu chưa thông. Nó sợ cháu chết trước thì căn nhà lại phải chia làm 3 nên muốn ghi rõ chỉ khi cả 2 vợ chồng cháu đều chết thì 2 F1 mới được chia tài sản thì có được ko nhỉ?
Món này cần kỹ thuật 1 chút là được Lão ợ, Lão inbox em nhé
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Nhân topic này, em cũng xin nhờ các cụ mợ tư vấn giúp, đặc biệt là các cụ mợ làm về luật. Em xin cảm ơn trước.

Bố mẹ em có 4 người con, 3 gái 1 trai. Gần đây bố em bị bệnh nặng (ung thư phát hiện giai đoạn muộn) nên cụ gọi các con lại dặn dò việc chia tài sản. 4 chị em em đều tự lực, ko đứa nào trông vào TS của bố mẹ, TS các cụ cũng chẳng có nhiều nhưng ý nguyện của cụ như thế nào thì bọn em đều ok để cụ thoải mái. Trong 4 chị em thì 3 đứa đầu đã có nhà cửa ổn định, chỉ còn dì út chưa có nhà. Cụ dặn dò như sau:

1. Tài sản 1 (TS1): Căn chung cư 2 cụ đang ở thì sau này mẹ em sẽ tiếp tục ở hoặc bán đi hoặc xử lý như thế nào là do mẹ em quyết định.
2. Tài sản 2 (TS2): Căn hộ tập thể cũ đang cho thuê sẽ cho dì út vì nó chưa có nhà ở.
3. Tài sản 3 (TS3): Nhà ở quê các cụ để lại sẽ để cho cậu em em.
4. Tài sản 4 (TS4): Mảnh đất ở quê sau này khi bán thì số tiền bán để cho mẹ em 1 nửa, nửa còn lại chia cho 3 đứa đầu bằng nhau.

Các TS 1, 2, 3 thì đứng tên bố mẹ em hoặc 1 trong 2 người. TS4 thì đứng tên hộ gia đình do ngày xưa bố mẹ em mua theo dạng đất bán/chia cho các hộ gia đình ở địa phương.

Bố em dặn dò trong gia đình thôi, ko làm di chúc hay công chứng gì cả. Gia đình em thì em tin rằng sẽ ko có chuyện tranh chấp nên việc đấy cũng ko cần thiết. Nhưng hôm nọ bố mẹ em định sang tên TS2 cho dì út thì mới tá hỏa thiếu đủ thứ giấy tờ. Em sợ sau này muốn xử lý các TS khác cũng sẽ loằng ngoằng phức tạp nên muốn hỏi các cụ mợ giờ nên làm thế nào. Chuyện là bố mẹ em định làm thủ tục sang tên TS2 cho dì út thì phát hiện ra là mất giấy đăng ký kết hôn của 2 cụ. Hỏi phòng công chứng thì họ nói là ra phường xin xác nhận, nhưng phường bố mẹ em đang ở bảo họ ko xác nhận được việc đấy, phải về nơi đăng ký kết hôn xác nhận (ở quê). UBND xã ở quê hướng dẫn là mang sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản chính của các con về họ xác nhận cho, thì lại phát hiện ra giấy khai sinh bản gốc của em trai em cũng mất nốt, chỉ còn bản sao. Vậy là cũng ko nhờ xã xác nhận được.

Vậy các cụ mợ thạo luật tư vấn giúp em giờ cần phải làm gì để sau này không bị vướng mắc khi xử lý các tài sản của bố mẹ em? Xin chân thành cảm ơn các cụ mợ.
UBND xã nơi 2 Ông Bà đăng ký phải còn lưu hộ tịch, UBND xã nơi cấp khai sinh em cụ cũng vậy, Cụ yêu cầu cấp trích lục nhé (có giấy ủy quyền của Bà cho cụ hoặc đích thân Bà về), em cụ ra yêu cầu cấp trích lục khai sinh. Nếu ở một số vùng có làm online thì Cụ thử chek xem
 

holland

Xe tăng
Biển số
OF-715554
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
1,962
Động cơ
67,906 Mã lực
Em cũng chứng kiến nhiều rồi, bản thân em cũng là người trong cuộc nên em nghĩ tài sản bố mẹ không cho con cái thì thôi, đã cho nên cho đều. Của cho không bằng cách cho, thiên lệch dễ sinh ra các suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Nhà nào anh em yêu thương nhau thì họ nhận rồi cho lại người khó khăn hơn, không thì phải chịu. Giàu có thành đạt hơn là do họ giỏi giang, có phải họ lấy mất phần may mắn của mình đâu mà hậm hực. Anh em nhà em khá giả em càng mừng, vì như thế mình càng đỡ gánh nặng.
Rất ưng còm của cụ này.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,957
Động cơ
193,188 Mã lực
Tuổi
49
Rất ưng còm của cụ này.
Vâng cụ ạ. Em nghiệm rồi, xởi lởi trời cho, không thì cũng lỗ hà ra lỗ hổng thôi.
Làm gì thì làm, cố giữ tình cảm máu mủ ruột rà là tốt nhất. Như bây giờ thời đại 4.0 cộng với vật chất quyết định ý thức, tình cảm ngày càng xa cách, anh em ruột không qua lại cũng thành như người dưng. Bản thân em cũng kha khá lần buồn vì chuyện tài sản ông bà bố mẹ để lại, nhưng em nhịn hết, em thà chịu thiệt đi tí còn hơn mất tình cảm gia đình.
Nhà em có mỗi F1 nên em cố giữ cho nó và các anh chị em họ mối liên hệ tốt nhất có thể.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,467 Mã lực
Như em đã kể, mẹ em có quan điểm như thế, em thông cảm vì mẹ em lớn lên ở quê, xác định tâm lý lúc già sẽ ở với con trai, con dâu, nên vun vén cho con trai cũng là vun vén cho chính mình.

Vậy thì nên có cách nói hợp lý để tất cả cùng hiểu & tôn trọng nhau. Như em, lớn lên quá quen với câu nói chả hiểu đùa hay thật "cái đồ con gái thì để làm gì" hay "nhà này là của con trai, con gái lớn thì biến nhé" :) Thực tế là về sau việc gì cũng đến tay con gái, chả hiểu cụ có ngượng không.

Em khác bm em ở chỗ em có lòng tin con em lớn lên sẽ đàng hoàng tử tế, tự lo được cho mình, ts của bm sẽ là không đáng kể với chúng nó, nên chẳng tính toán mấy chuyện đấy. Nhưng như mợ nói, của cho không bằng cách cho. Mỗi khi con có sự kiện trọng đại em sẽ giúp một tí để con thấy bm lúc nào cũng quan tâm ủng hộ con.
Muốn vote vô số như zalo quá mà ko được, hihihi.
Em rất thích cách của cụ với các con.
Em may mắn là ko có con trai, nên em chả có quyền phân biệt con nọ con kia :) với em 2 con như nhau, công bằng từ bé tới lớn, 2 con em cũng yêu quý nhau. Em cũng ko biết sau này rồi sẽ ra sao, chứ giờ thì cũng làm như nhà các cụ.
Ba mẹ em cũng ko phân biệt con nào với con nào dù ba mẹ ở với anh trai em, nhưng trong ý định ba mẹ sẽ chia đất đang ở cho 4 anh em, ngày ba em có ý định đó đất còn rẻ rều, nên 2 đứa con gái định cho anh luôn, còn thằng út thì mua cho nó mảnh đất, mà giờ đắt khét rồi, chả hiểu rồi sẽ ra sao, heheee.
 

mezo

Xe tải
Biển số
OF-71913
Ngày cấp bằng
3/9/10
Số km
356
Động cơ
429,105 Mã lực
Em đánh dấu đọc sau
 

hamcuare!

Xe container
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
9,082
Động cơ
961,628 Mã lực
Mợ giống hệt 1 mợ khách của em, 1986, nhưng mợ ấy thiệt thòi, chồng 1983 gãy gánh đi sớm, nhà chồng dồn hết cho cậu em chồng 1985, mợ này 1 mình nuôi con, nhưng cậu kia sau nghiện, rồi bỏ đi đâu không ai rõ, chẳng con cái gì
Lúc này ông bà nội quay lại muốn đón cháu nội về, cứ muốn làm di chúc, rồi cho tặng nhà cửa này khác, nhưng mợ ấy khái tính không nhận
Hôm gặp em là tư vấn vụ khác, sau tỉ tê nói chuyện, em biết em mới nói: quyền lợi của thằng cháu, không nhận thì thiệt nó, cứ nhận, đàng nào nó vẫn là hậu duệ của ông xã
Giờ ông nội mất rồi, mợ ấy về ở cùng chăm bà nội bị eizemer, thủ tục tài sản cũng làm xong từ lúc bà còn tỉnh táo rồi
Chuẩn là k phải vì mình, mà vì con và sau này nữa! Nói gì thì nói, của cải của ông bà, cha mẹ thì con cái nên đc thừa hưởng, dù ít hay nhiều, trai hay gái.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,467 Mã lực
Nhà cụ đông vui quá ạ :) Hy vọng đến lúc đấy mọi người cứ cư xử đàng hoàng để không ai phải ấm ức :)

Em chém thế thôi chứ nếu mình không có việc gì cần tiền thì cho gì nên cho lúc nó còn cần (nếu nó cần). Trông bọn nhà em có vẻ độc lập, còn tương lai.. :P Tầm 30-35, lúc phải nuôi con là thấy vất cụ nhỉ?
Bọn trẻ con nhà em chưa có con cái, mà thấy tiêu hoang như nhà có đk, dám mua ô tô trả góp, em chỉ cho ít vì em gạ mua xe cũ chúng nó ko chịu :P
Thế thì kệ chúng mày :)
Vì bên nội cho bao nhiêu bên ngoại cũng sẽ cho bấy nhiêu, hahaa. Em có đểu quá ko nhỉ :P
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Bọn trẻ con nhà em chưa có con cái, mà thấy tiêu hoang như nhà có đk, dám mua ô tô trả góp, em chỉ cho ít vì em gạ mua xe cũ chúng nó ko chịu :P
Thế thì kệ chúng mày :)
Vì bên nội cho bao nhiêu bên ngoại cũng sẽ cho bấy nhiêu, hahaa. Em có đểu quá ko nhỉ :P
Hic, còn trẻ mà tiêu nhiều thì em cũng kệ nó để nó tự lo thật ý ạ. Em ko quan tâm nhà bên kia cho bn, quan trọng là chúng nó phải liệu mà tiêu trong khả năng. Bạn lớn nhà mợ kiếm tốt không ạ? Mợ có cho nhà không hay chúng nó tự mua?

Con lớn nhà em 12t, em nói trước 14 tuổi đi làm tuần 1 buổi, được bao nhiêu tiền mẹ cho giữ để đầu tư. Nếu cứ mỗi tuần làm 1 ngày đến hết ĐH thì con sẽ có 60k lúc bắt đầu đi làm. Bm sẽ cho con học phí để không phải nợ nần. Tốt nghiệp ĐH xong tự lo. Các em nhìn vào đó là biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế.

Em sợ con cái trông vào mình, mình có phải siêu nhân đâu, chả biết sau này làm ăn thế nào :)
 

Hoa Que 50

Xe hơi
Biển số
OF-640562
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
171
Động cơ
114,438 Mã lực
Tuổi
54
Lão chuẩn cmnr

Dân ta nói riêng, dân Á Đông cứ có cái kiểu sỹ hão "trọng nghĩa khinh tài" trong khi động đến tiền thì ông nào cũng thấy kệnh cộm
Lúc yêu đương, rồi vợ chồng, rồi bố mẹ con cái cứ đụng đến tài sản là giãy nảy lên, nhưng cái lúc đã mâu thuẫn, ly hôn, cha già mẹ héo xong là cái kim cũng lôi ra chẻ dọc, các Cụ nói rồi, vô phúc đáo tụng đình

Từ góc độ hành nghề luật, (khác với việc ông nha sỹ đầu ngõ luôn kích động ông láng giềng táng vỡ mồm gã hàng xóm :D) em vẫn luôn ủng hộ và khuyến khích mọi người càng sớm rõ ràng về tài sản càng tốt, trung niên có tiền làm cái di chúc, các cụ lớn tuổi cũng cần thuyết phục làm cái văn bản phù hợp, chứ 1 ngày đẹp giời, Cụ lớn tuổi ngã 1 nhát nằm thực vật là phức tạp hơn hẳn

Gần đây, em bắt đầu có khách là 1 số cặp VC trẻ, 95++, nhà có đk, yêu cầu tư vấn và lập cam kết tài sản trước khi đăng ký kết hôn, em đánh giá rất cao, đó là sự văn minh
Em công nhận cụ nói chuẩn!
Em cũng thích cách cụ trả lời các vấn đề liên quan đến luật. Rõ ràng, dễ hiểu, tưng tửng đến phì cười !:). Khi có người quen, bạn bè cần ,nhấtđịnh em sẽ giới thiệuđến cụ!
Nhân đây, cụ cho em hỏi tình huống này: Ông A kết hôn với bà B. Trước khi cưới, ông A đã có đất, nhà do bố mẹ ông để lại, bà B về làm ăn sinh sống trên mảnh đất đó, ở nhà đó, không mua thêm hay xây dựng được gì thêm. Như vậy,nhà đất đó là tài sản có trước khi kết hôn, là tài sản riêng của ông A, đúng không ạ? Thêm nữa, trong quá trình chung sống, ông A không có giấy tờ gì cho thấy rằng ông cho bà B cùng hưởng chung tài sản đó, mà ông còn cắt cho bà B một thửa đất- mới thể hiện trong sổ riêng của ông chứ chưa làm giấy tờ hợp pháp (hai vợ chồng ông bà chung sống đến tận lúc ông mất). Rồi ông còn làm giấy hợp pháp cho con đất- chỉ mình ông ký, như vậy có phải là thể hiện ý chí của ông là " đất này là tài sản riêng của ông" không, hay hồi đó luật cho phép thế,hay chính quyền hồi đó làm chưa chuẩn? Vậy, khi ông A chết trước bà B, tài sản của ông bà được hiểu như thế nào , coi toàn bộ nhà đất đó là tài sản chung của hai ông bà, hay coi là Đất thì là tài sản riêng của ông, còn những gì trên mặt đất (nhà cửa, cây cối, xe cộ...) là tài sản chung của hai ông bà? (thêm một dữ liệu nữa cho cụ là ông bà kết hôn năm 1946, để cụ xem xét việc vận dụng Luật ). Em cảm ơn cụ.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,572
Động cơ
278,891 Mã lực
Nếu thuộc nhóm em đã nêu, pháp luật bảo vệ họ nhé Lão
Có mấy cái em chưa rõ, cụ giải đáp giúp em với:

- Thừa kế theo di chúc có thể phủ quyết thừa kế theo Luật không? vd di chúc lập hợp lệ, ghi toàn bộ cho 1 người trong hàng thừa kế 1, thậm chí ko phải người thừa kế hàng 1?

- BĐS thì em hiểu, nhưng ví dụ như xe oto, đứng tên chồng, thì khi bán có cần vợ cùng kí giấy bán ko? nếu chồng mất thì việc bán cái xe đó khi di chúc ko nhắc gì đến, đòi hỏi thủ tục gì?

- BĐS chồng được chị ruột (cùng chồng) cho trong thời gian hôn nhân, sổ đỏ ghi rõ là cho tặng. Thì chồng có thể làm riêng 1 di chúc cho bđs đó theo định đoạt tuỳ chọn của chồng ko (ví dụ cho con riêng với vợ đã li hôn)?

Em cám ơn cụ.
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Chuyện tài sản của bố mẹ cho con cái thì em chứng kiến nhiều cảnh huynh đệ tương tàn, hậm hực rồi tranh giành - đủ mánh khóe với nhau từ khi bố ốm nặng sắp chết.. Có lần anh bạn già ngồi uống bia nói chuyện về tranh giành đất đai hương hỏa đã đọc bài thơ này:

Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi!
Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong

Để mà thấu rõ đục trong
Mấy ai gan ruột thật lòng với ai
Và ai trong cuộc đứng ngoài
Lựa màu gió thổi đậm, phai sắc hồng

Ai về sau bão sau giông
Những hòn máu đỏ nuôi không thành người
Ai từ muôn dặm trùng khơi
Trở về ban phát nụ cười cho quê

Kìa ai nửa tỉnh nửa mê
Trắng tay còn một câu thề chặt đôi
Đất đai giờ đã lên ngôi
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời

Đất đai đã hoá vàng mười
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau
Sống thì làm khổ lẫn nhau
Bố không mong có kiếp sau luân hồi
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,467 Mã lực
Hic, còn trẻ mà tiêu nhiều thì em cũng kệ nó để nó tự lo thật ý ạ. Em ko quan tâm nhà bên kia cho bn, quan trọng là chúng nó phải liệu mà tiêu trong khả năng. Bạn lớn nhà mợ kiếm tốt không ạ? Mợ có cho nhà không hay chúng nó tự mua?

Con lớn nhà em 12t, em nói trước 14 tuổi đi làm tuần 1 buổi, được bao nhiêu tiền mẹ cho giữ để đầu tư. Nếu cứ mỗi tuần làm 1 ngày đến hết ĐH thì con sẽ có 60k lúc bắt đầu đi làm. Bm sẽ cho con học phí để không phải nợ nần. Tốt nghiệp ĐH xong tự lo. Các em nhìn vào đó là biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế.

Em sợ con cái trông vào mình, mình có phải siêu nhân đâu, chả biết sau này làm ăn thế nào :)
Con lớn nhà em đi làm lương ko cao lắm, lúc trước làm cho mẹ lương tầm 8tr, sang cty mới tầm 10-12tr, còn giờ sang làm bên Luật thì chưa rõ, chỉ có lương cứng 5tr, còn lại Tết tất toán bác ls chủ cty mới chia cho bao nhiêu thì mới hay, theo các dự án nó làm, hiện tại có 5-6 dự án, toàn nhỏ xinh, tầm 15-30k$ thôi.
E ko cho nhà, chúng nó đi thuê nhà, lúc trc thuê cái nhỏ nhỏ 45m2 là 4tr, sau đó em gạ chúng về nhà em thì em cũng cho thuê 4tr, mà rộng gấp đôi, nhưng chúng nó phải nuôi bà thì em ko lấy tiền thuê :) - hình như em cũng hơi đểu đểu nhỉ, hihih.
Chúng nó hình như chả nghĩ gì tới việc mua nhà đâu, vì hiện tại em có 2 cái nhà, kiểu gì chúng nó cũng được 1 cái, haizzzz. Ah tất nhiên khi em tèo cơ, hiii.
Nghĩ lại thấy hình như em có sai sai, có lẽ em phải đốc thúc chúng nó tiết kiệm tiền trả góp cái xe cho xong rồi trả tiền mua nhà chứ :P
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Có mấy cái em chưa rõ, cụ giải đáp giúp em với:

- Thừa kế theo di chúc có thể phủ quyết thừa kế theo Luật không? vd di chúc lập hợp lệ, ghi toàn bộ cho 1 người trong hàng thừa kế 1, thậm chí ko phải người thừa kế hàng 1?

- BĐS thì em hiểu, nhưng ví dụ như xe oto, đứng tên chồng, thì khi bán có cần vợ cùng kí giấy bán ko? nếu chồng mất thì việc bán cái xe đó khi di chúc ko nhắc gì đến, đòi hỏi thủ tục gì?

- BĐS chồng được chị ruột (cùng chồng) cho trong thời gian hôn nhân, sổ đỏ ghi rõ là cho tặng. Thì chồng có thể làm riêng 1 di chúc cho bđs đó theo định đoạt tuỳ chọn của chồng ko (ví dụ cho con riêng với vợ đã li hôn)?

Em cám ơn cụ.
Em xin trao đổi các ý Cụ hỏi đây ợ:
1. Di chúc có phủ quyết thừa kế theo luật không?

Thừa kế theo luật (hàng thứ 1, hàng thứ 2, hàng thứ 3 ...) chỉ đặt ra khi KHÔNG CÓ DI CHÚC
Do đó, không có chuyện xung đột giữa luật và Di chúc

Các trường hợp Bố mẹ, vợ chồng và con (dưới 18, không đủ năng lực hành vi) là NHÓM ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC, có nghĩa là, nếu có di chúc mà không để lại cho họ hoặc để lại ko đủ 1 phần quy định, thì pháp luật cho họ được hưởng phần quy định đó trước, còn lại bao nhiêu mới chia theo di chúc.
Nội dung này em đã có bài viết và ví dụ chi tiết ở mấy trang trước, Cụ có thể xem lại giúp em

2/ Ô tô đứng tên chồng nhưng nếu mua trong thời kỳ hôn nhân thì mặc định là tài sản chung, và muốn bân phải có chữ ký của vợ hoặc vợ ủy quyền hoặc vợ từ chối tài sản, các văn bản này đều phải có công chứng

3/ Sổ đỏ ghi là cho tặng (nguồn gốc), nhưng vì trong thời kỳ hôn nhân nên phải căn cứ vào Hợp đồng cho tặng đã công chứng, trong đó ghi rõ cho tặng riêng hay cụ thể như nào
Đây là trường hợp rất lằng nhằng, dễ kiện và phải căn cứ trên hồ sơ thực tế
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,572
Động cơ
278,891 Mã lực
Em xin trao đổi các ý Cụ hỏi đây ợ:
1. Di chúc có phủ quyết thừa kế theo luật không?

Thừa kế theo luật (hàng thứ 1, hàng thứ 2, hàng thứ 3 ...) chỉ đặt ra khi KHÔNG CÓ DI CHÚC
Do đó, không có chuyện xung đột giữa luật và Di chúc

Các trường hợp Bố mẹ, vợ chồng và con (dưới 18, không đủ năng lực hành vi) là NHÓM ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC, có nghĩa là, nếu có di chúc mà không để lại cho họ hoặc để lại ko đủ 1 phần quy định, thì pháp luật cho họ được hưởng phần quy định đó trước, còn lại bao nhiêu mới chia theo di chúc.
Nội dung này em đã có bài viết và ví dụ chi tiết ở mấy trang trước, Cụ có thể xem lại giúp em

2/ Ô tô đứng tên chồng nhưng nếu mua trong thời kỳ hôn nhân thì mặc định là tài sản chung, và muốn bân phải có chữ ký của vợ hoặc vợ ủy quyền hoặc vợ từ chối tài sản, các văn bản này đều phải có công chứng

3/ Sổ đỏ ghi là cho tặng (nguồn gốc), nhưng vì trong thời kỳ hôn nhân nên phải căn cứ vào Hợp đồng cho tặng đã công chứng, trong đó ghi rõ cho tặng riêng hay cụ thể như nào
Đây là trường hợp rất lằng nhằng, dễ kiện và phải căn cứ trên hồ sơ thực tế
Cám ơn cụ đã giải thích. Thế 1) như vậy là NHÓM ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC sẽ được hưởng phần của họ theo luật bất kể di chúc viết gì/ko để gì/để không đủ. Tức là, ví dụ 2 vợ chồng thống nhất lập di chúc để lại cái nhà duy nhất cho 1 người duy nhất trong số những người được thừa kế ko phụ thuộc di chúc, sẽ ko khả thi. 2) và 3) thì em rõ rồi. Cám ơn cụ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em công nhận cụ nói chuẩn!
Em cũng thích cách cụ trả lời các vấn đề liên quan đến luật. Rõ ràng, dễ hiểu, tưng tửng đến phì cười !:). Khi có người quen, bạn bè cần ,nhấtđịnh em sẽ giới thiệuđến cụ!
Nhân đây, cụ cho em hỏi tình huống này: Ông A kết hôn với bà B. Trước khi cưới, ông A đã có đất, nhà do bố mẹ ông để lại, bà B về làm ăn sinh sống trên mảnh đất đó, ở nhà đó, không mua thêm hay xây dựng được gì thêm. Như vậy,nhà đất đó là tài sản có trước khi kết hôn, là tài sản riêng của ông A, đúng không ạ? Thêm nữa, trong quá trình chung sống, ông A không có giấy tờ gì cho thấy rằng ông cho bà B cùng hưởng chung tài sản đó, mà ông còn cắt cho bà B một thửa đất- mới thể hiện trong sổ riêng của ông chứ chưa làm giấy tờ hợp pháp (hai vợ chồng ông bà chung sống đến tận lúc ông mất). Rồi ông còn làm giấy hợp pháp cho con đất- chỉ mình ông ký, như vậy có phải là thể hiện ý chí của ông là " đất này là tài sản riêng của ông" không, hay hồi đó luật cho phép thế,hay chính quyền hồi đó làm chưa chuẩn? Vậy, khi ông A chết trước bà B, tài sản của ông bà được hiểu như thế nào , coi toàn bộ nhà đất đó là tài sản chung của hai ông bà, hay coi là Đất thì là tài sản riêng của ông, còn những gì trên mặt đất (nhà cửa, cây cối, xe cộ...) là tài sản chung của hai ông bà? (thêm một dữ liệu nữa cho cụ là ông bà kết hôn năm 1946, để cụ xem xét việc vận dụng Luật ). Em cảm ơn cụ.
Cảm ơn Cụ đã chia sẻ với em, tính em thế mà, nhưng có lẽ cũng vì thế mà 1 số việc trở nên nhẹ nhàng hơn Cụ ợ.
Mới đây, có 1 case, VC ly hôn rồi, vợ khai sinh cho con theo họ mẹ, chồng 3 năm đến gây sự, náo cả UBND đòi lấy lại họ cho con ...bị bảo vệ UB hốt ra
Em được ông chồng thuê, em lếch thếch đi gặp cả 3 bên: vợ, ủy ban, nhà chồng (Chủ tịch UBND tình cờ cũng là 1 Mợ OFer, xinh lắm, nhân đây nếu Mợ chủ tịch có vào topic thì em xin chân thành cảm ơn Mợ), qua lại vài lần, cứ tưng tửng vậy, các bên đều phì cười, mà cuối cùng khai sinh cho cháu được đổi về họ bố
Hôm nhận khai sinh mới, ông chồng vẫn còn hăm hở hẹn em làm thêm gói nữa là kiện đòi quyền gặp con (bị nhà vợ ngăn cản mấy năm nay)
Em lại tưng tửng chạy qua chạy lại, kết quả là Tết này dự kiến 3 bố mẹ con về chung 1 nhà, em mất gói dịch vụ kia
Haizzzz, thật là mất khách mà
:D :D :D

Việc của Cụ, Cụ có thể cho em thêm các mốc thời gian cụ thể không ợ: cụ ông cụ bà sinh sống, tài sản ở miền bắc hay miền nam, thời gian cụ ông cụ bà về sống với nhau, có giấy gì không, thời gian các cụ mất ...
Khoảng thời gian cụ nói là rất biến động về pháp lý và hoàn cảnh lịch sử
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cám ơn cụ đã giải thích. Thế 1) như vậy là NHÓM ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC sẽ được hưởng phần của họ theo luật bất kể di chúc viết gì/ko để gì/để không đủ. Tức là, ví dụ 2 vợ chồng thống nhất lập di chúc để lại cái nhà duy nhất cho 1 người duy nhất trong số những người được thừa kế ko phụ thuộc di chúc, sẽ ko khả thi. 2) và 3) thì em rõ rồi. Cám ơn cụ.
Em sơ đồ hóa như này Cụ nhá

A và B là vợ chồng
A và B có 2 con là A1 A2
A có bố mẹ lad BA và MA
B có bố mẹ là BB và MB

A và B lập di chúc để lại ngôi nhà là tài sản chung duy nhất cho BA

A và B đi nước ngoài, rớt máy bay
Thời điểm A và B chết, bố mẹ 2 bên còn sống khỏe
A1 18 tuổi khỏe mạnh
A2 12 tuổi khỏe mạnh

Di chúc ngôi nhà để lại chỉ cho BA
Pháp luật về NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC phát huy hiệu lực

Những người này gồm BA MA BB MB A2 (A1 rất tốt, nhưng rất tiếc, đã đủ 18 tuổi lại khỏe mạnh)

Cái nhà sẽ phải chchicho MA BB MB A2 mỗi người 2/3 x 1/6 = 1/9, tổng là 4/9
Phần còn lại là 5/9 mới về tay BA theo di chúc
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,572
Động cơ
278,891 Mã lực
Em sơ đồ hóa như này Cụ nhá

A và B là vợ chồng
A và B có 2 con là A1 A2
A có bố mẹ lad BA và MA
B có bố mẹ là BB và MB

A và B lập di chúc để lại ngôi nhà là tài sản chung duy nhất cho BA

A và B đi nước ngoài, rớt máy bay
Thời điểm A và B chết, bố mẹ 2 bên còn sống khỏe
A1 18 tuổi khỏe mạnh
A2 12 tuổi khỏe mạnh

Di chúc ngôi nhà để lại chỉ cho BA
Pháp luật về NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC DI CHÚC phát huy hiệu lực

Những người này gồm BA MA BB MB A2 (A1 rất tốt, nhưng rất tiếc, đã đủ 18 tuổi lại khỏe mạnh)

Cái nhà sẽ phải chchicho MA BB MB A2 mỗi người 2/3 x 1/6 = 1/9, tổng là 4/9
Phần còn lại là 5/9 mới về tay BA theo di chúc
Vâng em hiểu rồi. Cái này em hỏi cho bạn em. Có gì em sẽ nói bạn em liên hệ văn phòng cụ để cụ tư vấn và sử dụng dịch vụ bên cụ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,586
Động cơ
876,503 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Vâng em hiểu rồi. Cái này em hỏi cho bạn em. Có gì em sẽ nói bạn em liên hệ văn phòng cụ để cụ tư vấn và sử dụng dịch vụ bên cụ.
Em cảm ơn Cụ ợ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top