[Funland] Chuyện về tài sản bố mẹ để lại cho con cái

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,880
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ặc...vậy em phải kêu thằng bạn thân sang tên sổ đỏ gấp, bố nó lấy vk2, viết giấy cho nó cái nhà ở hn và về quê ở với tình nghĩa mới. Trước giờ cứ tưởng chắc chắn rồi chứ ợ:)
Sang tên ngay và luôn Lão ợ

Các case như này em tư vấn các bố mẹ cho tươi (sang tên luôn) chứ không cho khô (di chúc)

Khụ
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,880
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ặc...vậy em phải kêu thằng bạn thân sang tên sổ đỏ gấp, bố nó lấy vk2, viết giấy cho nó cái nhà ở hn và về quê ở với tình nghĩa mới. Trước giờ cứ tưởng chắc chắn rồi chứ ợ:)
Thật ra, nếu cặn kẽ, thì như này Lão ạ

Ông Bố mất ko để lại di chúc hoặc có di chúc, mà theo đó, phần hưởng của bà vợ 2 đã đạt từ 2/3 giá trị 1 suất theo luật, thì bà vợ 2 sẽ không còn quyền đòi kỷ phần bắt buộc vào cái nhà đó nữa
Nhưng như này thì khá là phụ thuộc vào thực tế lúc ông bố nằm xuống, dễ tranh chấp, nên cứ cho tươi luôn cho lành Lão ợ
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,503
Động cơ
567,284 Mã lực
tài sản này chả liên quan gì đến anh em của hai ông bà cả.
Đưa nào bảo thế vả vào mồm cái.
Giờ chỉ là 3 người con chia nhau thôi.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,762
Động cơ
180,061 Mã lực
Em thấy lập đi chúc rất văn mình, em hơn 40 cũng nhiều lần nghĩ tới việc này mà vẫn chưa mở lời đc với chồng.
Nhà chồng em thì bố mẹ chia tay nhưng ko chia tài sản, bố chồng mẹ chồng có lập di chúc chung để lại cho con nhưng bố chồng cũng có vợ 2 nên theo em hiểu thì sau này chắc cũng vẫn phức tạp.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Thế thì khó nhỉ, vì với những người chỉ có 1-2 tài sản thì dễ. Nhưng với những người như em chẳng hạn, tài sản chuyển đổi liên tục từ vốn góp, cổ phần nhiều công ty, cổ phiếu… Nó thay đổi theo năm, thậm chí theo ngày. Di chúc cứ chạy theo vậy ạ?
Cụ chuyển các tài sản hay thay đổi vào một hoặc vài công ty "holdings", còn di chúc thì chỉ đề cập đến cổ phần của các cty holdings thôi.
 

nhocbold29

Xe hơi
Biển số
OF-789862
Ngày cấp bằng
10/9/21
Số km
105
Động cơ
24,916 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
10 năm đối với động sản, 30 năm với bất động sản từ thời điểm mở thừa kế Cụ ợ
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định người để lại di sản chết theo quy định của pháp luật
cảm ơn cụ nhiều
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Thật ra luật rất nhân văn ạ

Có 1 nhóm người thừa kế không phụ thuộc di chúc. Tức là dù có di chúc rồi, di chúc không để lại tài sản cho những người này hoặc để lại ko đủ 1 giá trị gọi là kỷ phần bắt buộc, thì pháp luật vẫn bảo đảm họ nhận được đúng kỷ phần băngd 2/3 của 1 suất theo luật.
Nhóm này gồm bố đẻ, mẹ đẻ, vợ/chồng hợp pháp đương nhiệm :D , con đẻ dưới 18 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi
Đây là khoản trách nhiệm: báo hiếu cha mẹ, tình nghĩa vợ chồng và trách nhiệm với con đến khi nó tự kiếm sống được

Em lại sơ đồ hóa món kỷ phần bắt buộc này để các Cụ mợ dễ nhìn:

A với B là vợ chồng có tài sản chung là 30 tỷ; có 2 con là A1 và A2 đang học lớp 6 và 10. Bố mẹ A là C và D đang còn sống
A viết di chúc tuyên bố là để lại tài sản của mình cho cháu Sugar Baby là E

Trường hợp này, theo di chúc thì B là vợ A, A1 A2 là con A và C D là bố mẹ A không được đồng nào, vì A để lại cho cháu ...à quên em Sugar E

Luật không cho phép điều đó
Kỷ phần bắt buộc phát huy hiệu lực

AB có tài sản chung 30 tỷ, theo luật Hôn nhân GĐ 2014, A có 15 tỷ. Đây là di sản của A.
Hàng tke 1 A có 5 người: B C D A1 A2, do đó 1 suất theo luật là 15/5 = 3 tỷ

B, C, D, A1, A2 được hưởng mỗi người 1 kỷ phần bắt buộc là 2/3 suất theo luật = 2/3×3 tỷ = 2 tỷ
Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bắt buộc với cha mẹ còn sống, vợ đương nhiệm và con chưa thành niên, mặc dù trước khi chết, A đã di chúc cho E 15 tỷ, nhưng pháp luật đã giữ lại 5x2=10 tỷ cho 5 người A phải gánh. Còn 5 tỷ cho Sugar E

Em đã làm 1 vụ như này, cười ra nước mắt
Cá nhân em thì lại rất không đồng ý với luật như này.
Nhà nước không thể nào biết, không có quyền, và không nên đứng ra đánh giá ai xứng đáng, ai không xứng đáng được thừa kế.
Trong rất nhiều gia đình thì người trong gia đình không xứng đáng thừa kế bằng người ngoài.
Ví dụ, bố mẹ bạo hành hoặc vô trách nhiệm với con cái, con cái nghiện ngập, lười nhác hoặc không đủ năng lực quản lý tài sản, vợ / chồng bạo hành, ngoại tình, đối xử tệ với người kia, v.v....
Ngược lại rất nhiều người ngoài thực sự xứng đáng hơn (hoặc ít ra là xứng đáng hơn trong mắt người viết di chúc). Những người ngoài này có thể là bạn bè, bồ bịch, sugar baby, họ hàng, hàng xóm láng giềng, các tổ chức từ thiện, người nghèo khó khăn, v.v...

Điểm quan trọng nhất là: phải tuân thủ nguyên tắc "tài sản của tôi, tôi toàn quyền quyết định".

Cái luật trên đúng kiểu đậm đà bản sắc Á Đông :)

Nhân tiện hỏi cụ luôn:
Ở Việt Nam đã có luật cho hình thức Living Trust chưa nhỉ? (Revocable, Irrevocable)
Nếu chưa có thì có thể thay thế bằng các công ty TNHH / cổ phần được không?
Tks cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Em thì nuôi học xong đại học là ale cút, dư tiền thì cho căn chuồng cu, không có thì thôi. Tiền em tiêu hết cho em và ngan rồi vô viện dưỡng lão trong 15-20 năm (tiền bỏ sẵn trong TK để trừ dần).
Có tiền là một chuyện, có năng lực để sử dụng tiền lại là chuyện khác cụ ạ.
Lúc già cả lẫn lộn thì cụ rất cần một người tin cẩn, có năng lực, có tâm (ví dụ con cái đã trưởng thành) giúp cụ sử dụng tiền cho hợp lý.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,762
Động cơ
180,061 Mã lực
Cá nhân em thì lại rất không đồng ý với luật như này.
Nhà nước không thể nào biết, không có quyền, và không nên đứng ra đánh giá ai xứng đáng, ai không xứng đáng được thừa kế.
Trong rất nhiều gia đình thì người trong gia đình không xứng đáng thừa kế bằng người ngoài.
Ví dụ, bố mẹ bạo hành hoặc vô trách nhiệm với con cái, con cái nghiện ngập, lười nhác hoặc không đủ năng lực quản lý tài sản, vợ / chồng bạo hành, ngoại tình, đối xử tệ với người kia, v.v....
Ngược lại rất nhiều người ngoài thực sự xứng đáng hơn (hoặc ít ra là xứng đáng hơn trong mắt người viết di chúc). Những người ngoài này có thể là bạn bè, bồ bịch, sugar baby, họ hàng, hàng xóm láng giềng, các tổ chức từ thiện, người nghèo khó khăn, v.v...

Điểm quan trọng nhất là: phải tuân thủ nguyên tắc "tài sản của tôi, tôi toàn quyền quyết định".

Cái luật trên đúng kiểu đậm đà bản sắc Á Đông :)

Nhân tiện hỏi cụ luôn:
Ở Việt Nam đã có luật cho hình thức Living Trust chưa nhỉ? (Revocable, Irrevocable)
Nếu chưa có thì có thể thay thế bằng các công ty TNHH / cổ phần được không?
Tks cụ.
Em đọc truyện nc ngoài hay nhắc tới quỹ ủy thác, có vẻ hay mà ko hiểu lắm hoạt động kiểu gì.
Em có lập một công ty TNHH 1 thành viên đứng tên em, định để giải quyết các khoản liên quan tới cổ phần hay góp vốn và các khoản làm thêm. Mà lại lười vụ kế toán với thuế nên vẫn để đấy chưa dùng. Có thể do tài sản còn ít nên chưa bõ thuê kế toán riêng.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Em đọc truyện nc ngoài hay nhắc tới quỹ ủy thác, có vẻ hay mà ko hiểu lắm hoạt động kiểu gì.
Em có lập một công ty TNHH 1 thành viên đứng tên em, định để giải quyết các khoản liên quan tới cổ phần hay góp vốn và các khoản làm thêm. Mà lại lười vụ kế toán với thuế nên vẫn để đấy chưa dùng. Có thể do tài sản còn ít nên chưa bõ thuê kế toán riêng.
Tài sản của mợ thì em đoán là cũng chẳng ít :D
Nhưng quan điểm của em là càng ít thì càng phải cẩn thận. Một trong những cái "cẩn thận" tránh thất thoát, tránh để lại các hậu quả (tài chính và phi tài chính) cho người ở lại, là mình có kế hoạch cho nó, ví dụ di chúc, lập quỹ ủy thác, v.v..

Làm cụ thể như nào thì mợ phải hỏi luật sư trong lĩnh vực này, như cụ DurexXL chẳng hạn.

Tình cờ, hôm nay vừa đọc được bài này:


Ông bố ly di vợ đầu, lấy vợ 2. Nhưng thận trọng nên đã bỏ 1 triệu đô vào quỹ ủy thác cho con. Đây là một bước đi đúng, để tách riêng phần tài sản dành cho con ra khỏi phần tài sản mà bà vợ 2 có thể có quyền đụng vào.
Nhưng ông này lại để bà vợ 2 làm "settlor" (người có toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền) của quỹ. Ông con thì dù đã biết ý định của bố nhưng lười và bất cẩn nên không mời luật sư tham gia sớm.
Kết cục là tiền tiết kiệm cả đời của ông bố dành cho con rơi vào tay người ngoài.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,511
Động cơ
436,663 Mã lực
Nơi ở
HN
Hoàn toàn nhất trí với Cụ. Tiền bạc phân minh được chừng nào tốt chừng đó. Em đã từng chứng kiến thực tế, 2 vợ chồng lấy nhau. Sau khi lấy nhau, gia đình nhà vợ cho con gái một số tiền để mua hẳn 1 cái khách sạn để kinh doanh và cũng để lo cho cuộc sống gia đình sau này nữa. Tuy nhiên bố mẹ nhà gái cũng sòng phẳng nói rõ là chỉ cho con gái và yêu cầu anh chồng ký từ chối tài sản. Anh chồng từ chối nhất định không ký và nói luôn nếu yêu cầu ký thì sẽ ly hôn vì yêu cầu như vậy là không tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Tài sản ít tiền thì còn nói chuyện tôn trọng và tin tưởng chứ tài sản tầm chục tỷ, trăm tỷ thì khó nói lắm.
Nhà em thì ngược lại. Em cưới xong bố mẹ chồng cho cái nhà cũng hơi to, em từ chối đứng tên và nói để tên chồng em thôi. Ấy nhưng ông bà già ko đồng ý, bắt em phải cùng đứng tên và giao sổ đỏ cho em giữ, tiền nong cũng giao cho em chứ ko đưa ông chồng em bao giờ.
Sau này khi các con em lấy vợ, em ko chắc có làm đc như bố mẹ chồng em, là sẵn lòng tin tưởng giao cho con cái những tài sản lớn của gia đình. Chắc em sang tên cho con 1 cái còn lại em vẫn giữ :))
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,213
Động cơ
199,868 Mã lực
Có tiền là một chuyện, có năng lực để sử dụng tiền lại là chuyện khác cụ ạ.
Lúc già cả lẫn lộn thì cụ rất cần một người tin cẩn, có năng lực, có tâm (ví dụ con cái đã trưởng thành) giúp cụ sử dụng tiền cho hợp lý.
Cụ lo xa quá, nhìn vào nhà em là biết. Bố em trên khi trên 75 là bắt đầu không qua tâm đến tiền, lúc này mẹ em quản lý hết. Khoảng một hai năm sau mẹ em chia hết các thể loại tài sản cho các con, phần tiền mặt cụ vẫn sử dụng theo nhu cầu chẳng cần đứa nào tư vấn. Đến khi bố mẹ không còn khả năng thì con cái phải tự có trách nhiệm thôi. Việc lẫn lộn nó đến từ từ chứ có phải mở mắt ra là quên hết đâu. Đã chấp nhận vào viện dưỡng lão rồi thì chỉ cần con nó thăm mình thôi, mà lúc đó nó đủ lớn để biết làm gì, mà thực ra chả cần nó làm gì.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Thừa kế là vấn đề phức tạp do đa dạng cs, nhà nước cố gắng đơn giản hoá nên nhiều bất cập.

Bản thân em thấy ts chia đều cho bố, mẹ, vợ/ chồng, con là rất bất hợp lý. Nếu em chết, em chỉ muốn tặng bm một khoản nhỏ, còn lại phải để chồng em nuôi con chứ. Đã mất vợ, phải nuôi con 1 mình lại còn mất tiền.

P.S. May em không ở VN, ở đây em sắp xếp joint account hết, nên nếu 1 người chết ts thuộc về vợ hoặc chồng.

Em sợ trust nên nếu cả 2 chết thì chuyển hết cho em chồng, nó sẽ nuôi con em, lớn lên trừ chi phí, trả số còn lại cho con em. Không đúng ý mình tí cũng không sao, để người sống dễ xoay sở. Không cần thằng chết cãi thằng khiêng :)
Ngoài ra, rất có thể giữa người viết di chúc và người không được hưởng trong di chúc đã có thỏa thuận rồi.
Ví dụ, trước khi viết di chúc ông A đã chuyển cho bà vợ căn nhà. Sau đó trong di chúc, ông A không để lại tài sản gì cho vợ nữa.
Nếu nhà nước can thiệp như luật mà cụ Durex nói thì tự nhiên bà vợ đã được căn nhà ngoài di chúc, lại còn được thêm một phần tài sản nữa (có nghĩa là những người khác trong di chúc, ví dụ bố mẹ của ông A, phải chịu thiệt thiệt thòi).
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Cụ lo xa quá, nhìn vào nhà em là biết. Bố em trên khi trên 75 là bắt đầu không qua tâm đến tiền, lúc này mẹ em quản lý hết. Khoảng một hai năm sau mẹ em chia hết các thể loại tài sản cho các con, phần tiền mặt cụ vẫn sử dụng theo nhu cầu chẳng cần đứa nào tư vấn. Đến khi bố mẹ không còn khả năng thì con cái phải tự có trách nhiệm thôi. Việc lẫn lộn nó đến từ từ chứ có phải mở mắt ra là quên hết đâu. Đã chấp nhận vào viện dưỡng lão rồi thì chỉ cần con nó thăm mình thôi, mà lúc đó nó đủ lớn để biết làm gì, mà thực ra chả cần nó làm gì.
Nó có thể đến bất chợt cụ ơi.
Ví dụ, ông X nào đó có thể bị tai nạn giao thông, ông X sống thực vật hoặc lú lẫn dù mới 50 tuổi.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,213
Động cơ
199,868 Mã lực
Nó có thể đến bất chợt cụ ơi.
Ví dụ, ông X nào đó có thể bị tai nạn giao thông, ông X sống thực vật hoặc lú lẫn dù mới 50 tuổi.
Trừ trường hợp cả hai ông bà đều có vấn đề do tai nạn/bệnh hoạn chứ theo tuổi tác nói chung thì sau 70 bắt đầu mới cần tính. Lúc đó chỉ còn 10 năm cuối đời thôi, còn khoẻ về thể chất, tinh thần thì chưa cần nhờ con cháu, bắt đầu lẫn lộn hoặc yếu đi thì con đương nhiên có trách nhiệm, nếu tính trước vào viện dưỡng lão (phần tiền này tính trước đi là xong) thì vào thôi.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,213
Động cơ
199,868 Mã lực
Ngoài ra, rất có thể giữa người viết di chúc và người không được hưởng trong di chúc đã có thỏa thuận rồi.
Ví dụ, trước khi viết di chúc ông A đã chuyển cho bà vợ căn nhà. Sau đó trong di chúc, ông A không để lại tài sản gì cho vợ nữa.
Nếu nhà nước can thiệp như luật mà cụ Durex nói thì tự nhiên bà vợ đã được căn nhà ngoài di chúc, lại còn được thêm một phần tài sản nữa (có nghĩa là những người khác trong di chúc, ví dụ bố mẹ của ông A, phải chịu thiệt thiệt thòi).
Luật thì để giải quyết vấn đề chung/tổng thể của toàn xã hội, hiểu nó thì vẫn giải quyết êm đẹp chuyện nhà mình (có thể Luật đâu đó vẫn bất cập nhưng chấp nhận được, tuy nhiên nếu sửa đi còn bất cập hơn cho nhóm người khác, do đó mới để nguyên thôi). Ví dụ như cụ có mà bố luật cũng không giải quyết được.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,471
Động cơ
199,114 Mã lực
Tuổi
49
Bản thân em thấy ts chia đều cho bố, mẹ, vợ/ chồng, con là rất bất hợp lý. Nếu em chết, em chỉ muốn tặng bm một khoản nhỏ, còn lại phải để chồng em nuôi con chứ. Đã mất vợ, phải nuôi con 1 mình lại còn mất tiền.

P.S. May em không ở VN, ở đây em sắp xếp joint account hết, nên nếu 1 người chết ts thuộc về vợ hoặc chồng.

Em sợ trust nên nếu cả 2 chết thì chuyển hết cho em chồng, nó sẽ nuôi con em, lớn lên trừ chi phí, trả số còn lại cho con em. Không đúng ý mình tí cũng không sao, để người sống dễ xoay sở. Không cần thằng chết cãi thằng khiêng :)
Em cũng nghĩ hơi giống mợ.
Em mà tèo thì phần tài sản của em để hết cho F1 và ủy quyền cho bà chị dâu (vợ anh trai em) giữ và lo cho nó đến khi học xong ĐH. Đó là người em có thể yên tâm gửi gắm nhất về mọi mặt. Bà ấy có thể tùy ý dùng 1 phần tài sản để lo cho bố mẹ em và các cháu (là con của anh chị). Nghĩa là coi như nhận F1 nhà em làm con nuôi. Thế cho nó dễ. Chứ đúng như mợ nói, chết rồi thì nằm im thôi. :D
Phần của chồng, em không ý kiến (tài sản chung có mỗi cái nhà đang ở). Cho chồng em thoải mái có cuộc sống mới.

Chị cùng làm với em có bà chị dâu của chồng mất vì ung thư. Trước khi chết bà ấy bắt chồng sang tên 2 căn nhà Hà Nội cho đứa con trai duy nhất, chỉ để lại cho ông ấy căn nhà ở tỉnh. Mà tiền trong nhà trước đây do ông ấy kiếm là chính, giờ sắp về hưu rồi. Còn bắt ông ấy thề thốt không lấy vợ nữa, phải giữ nguyên trạng phòng ốc, đồ đạc của bà ấy như khi còn sống. Đến khổ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,277
Động cơ
898,109 Mã lực
Bố, Mẹ thì đó là Trách nhiệm về đạo lý
Vợ, Chồng thì đó là trách nhiệm về tình nghĩa
Pháp luật bảo vệ điều này vô điều kiện Cụ ợ

Đó là lý do tại sao con đủ 18, đủ năng lực hành vi sẽ không được kỷ phần bắt buộc
Luật Thừa kế này của VN sẽ nhanh phải thay đổi!
Nội dung vẫn đang chỉ loanh quanh ở việc thừa kế 1 hay 2 căn nhà với mấy tỷ đồng...
Rất lạc hậu với thực tế hiện tại!
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,880
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Luật Thừa kế này của VN sẽ nhanh phải thay đổi!
Nội dung vẫn đang chỉ loanh quanh ở việc thừa kế 1 hay 2 căn nhà với mấy tỷ đồng...
Rất lạc hậu với thực tế hiện tại!
Vầng, pháp lệnh thừa kế ra đời trước, rồi 1995 mới có Bộ luật Dân sự và trở thành 1 Chương trong đó, từ đó đến nay, qua 2 lần upgrade Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015, phần này vẫn luôn được hoàn thiện để phù hợp thực tiễn
Với hơi thở của cuộc sống hiện đại, đã có những phần của quy định về thừa kế mà bọn em phải vận dụng để xử lý, ví dụ như: di chúc cho phần tài sản chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai, di chúc nguyên tắc, di chúc liên quan đến các thể loại góp vốn, quyền thuê, mua ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top