Mợ chủ mệt quá bỏ chạy rồi!?
Các cụ cứ quan trọng việc cúng giỗ, quan điểm của nhà e lại khác. Chết là hết. Quan trọng là lúc sống. Lúc sống, ai bên các cụ, ai chăm các cụ khi trái gió trở trời, ai chăm các cụ khi ốm đau, già yếu, bê bết.
Phụ huynh, và sau này chúng ta, có thể các cụ cứ nói: tao vào nhà dưỡng lão... Nhưng ai cũng mong muốn con cháu vui vẻ kề bên, không được quanh năm ngày tháng, thì cũng dịp giỗ chạp lễ tết. E không quote ý của cụ nào đó nói: chỉ luật pháp, bất biết tình cảm anh em ruột thịt, bất biết cái câu : giọt máu đào hơn ao nước lã.
Trong câu chuyện này, nếu mợ chủ muốn về nhà ở, sẽ thành hàng xóm với ông anh, lại phải quan tâm tiếp đến : tình làng, nghĩa xóm, đến : hàng xóm láng giềng, tối lửa, tắt đèn, đến : bán anh em xa, mua láng giềng gần...
Vì quan điểm mỗi người một khác. Hoàn cảnh mỗi nhà một khác. Do hoàn cảnh mà dẫn đến suy nghĩ khác nhau.
Nhà e và nhà chồng e, luôn bù chì, ưu tiên gia đình nào ở với ông bà. Luôn coi trọng công lao của gia đình người ở với bà, đến phút cuối.
Nhà e, cuối đời, mẹ e gọi điện cho từng con gái bảo : ký không đòi hỏi về cái nhà mẹ đang ở. Khi bà mất, anh ấy bán tặng cho mỗi người dăm triệu từ cái nhà. Ai cũng có nhà riêng, kể cả ông anh, nên ông ấy đưa ông bà về nhà thờ cúng.
Nhà chồng e cũng không khác mấy. Bán nhà của ông bà ở quê, cũng cho các con mỗi người đôi cây vàng, gọi là lộc của bố mẹ. Phần lớn còn lại làm sổ tiết kiệm chi tiêu cho bà.
Tiền bạc là vật ngoài thân. Đơn giản sẽ dễ sống.