Khi làm về nhân sự mợ phải chấp nhận "lòng tham" là 1 sự tồn tại hiển nhiên trong con người. Đó là nhược điểm nhưng có nhiều biện pháp nhằm kích thích lao động lại được sử dung nhờ "lòng tham".
Chưa cần mợ viết "không phải dân kỹ thuật" em cũng nhận ra.
Thực ra ở đâu cũng vậy dân kỹ thuật luôn bị đối xử bất bình đẳng nhất,
nhưng có 1 điều mà rất nhiều nhà quản lý không nắm được là người kỹ thuật giỏi (em tách hẳn ra, không phải mọi người làm kỹ thuật đều như vậy) có tính tự ái nghề nghiệp rất cao, càng giỏi tính cách này càng thể hiện rõ (nên nhiều người thích nhận xét họ gàn, nhưng thực sự nếu họ không có tính tự ái nghề cao thì họ không thể giỏi được). Biết cách khai thác, động viên, đánh vào lòng tự trọng nghề nghiệp của họ thì có thể sử dụng họ rất dễ!
Không phải em làm về kỹ thuật nên đề cao nghề của mình. Còn cái nhận xét ở trên về sự bất bình đẳng, chẳng phải chỉ ra ngoài xã hội, mà ngay trong nhà cty chỉ 2 vc mà cũng như vậy. Mọi kết quả đạt được đều các phòng khác hưởng nhiều hơn rất nhiều, đến khi hơi trục trặc và khách hàng, kể cả những khách trung thành nhất quay lưng lại (tất nhiên khách trung thành thì họ cũng có cách quay lưng rất tế nhị) thì kỹ thuật bò ra chữa cháy. Chữa xong, mọi việc OK thì kỹ thuật lại đứng trở về hàng thứ yếu!
Ông xếp cũ em, Ts học Mỹ về giữa cuộc họp tuyên bố hùng hồn: "các cậu cứ mất bao nhiêu năm học hành, ngồi đây nghe chỉ một lúc tớ nắm được hết!".
Hic, em biết về 'lòng tham' có thể tồn tại trong mỗi con người, nhưng không học đủ câu 'lòng tham không đáy' nên chết chìm từ cái đó.
Về dân kỹ thuật, biết là họ có tự ái nghề nghiệp (thậm chí một vài người dân kỹ thuật còn có cả sự tự tôn chuyên môn một cách thái quá), nhưng gì thì gì cũng phải hài hoà lợi ích và không ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy dân kỹ thuật nên tự ái 'trong khuôn khổ' và dân quản lý nên tôn trọng - ghi nhận vai trò của dân kỹ thuật một cách công bằng nhất, em hơi ngạc nhiên về câu phát biểu của Sếp cũ cụ, làm đến Sếp rồi thì không nên suy nghĩ như vậy chứ chưa nói gì đến phát biểu.
Nhân bàn luận về dân kỹ thuật, em lan man sang 1 câu chuyện nhỏ khác hầu các cụ:
Năm 2010, em có làm freelancer về việc tư vấn gọi vốn cho 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non, họ đang mong muốn xây dựng tại nội thành Hà Nội một chuỗi các trường mầm non chất lượng cao (cao thật chứ không phải cao mồm
), họ có 1 bác Giám đốc chuyên môn (GDCM) người Anh (xịn). Một điểm trường họ định đặt là toà nhà ngay sát trường Ams, căn cứ vào phương án thiết kế mặt bằng thì tính toán tài chính chỉ ra rằng mỗi học sinh sẽ có tối đa a(m2) trong lớp và b(m2) ngoài sân (lâu rồi nên em không nhớ chính xác là bao nhiêu), chuyển sang bác GDCM - gạch toẹt luôn và ngay lập tức, bác nói tiêu chuẩn Anh là mỗi học sinh sẽ có tổi thiểu c(m2) trong nhà và d(m2) ngoài sân (c = 3xa và d = 3,5xb), điều đó có nghĩa là một lớp dự tính 15 cháu thì chỉ có thể tuyển sinh tối đa 5 cháu, hê hê.
- Sĩ số như vậy sẽ không đảm bảo doanh nghiệp có lãi
BÁC: Tôi không quan tâm đến việc lãi - lỗ, việc của tôi là chất lượng giáo dục (Đúng thật)
- Tuy nhiên, đứng trên quan niệm của một người mẹ, tôi thực sự không cần con tôi phải có đến c(m2) trong lớp và d(m2) ngoài sân, a(m2) và b(m2) đã là quá đủ với con tôi rồi, tôi rất vui lựa chọn Trường vì mức học phí phù hợp - tôi chắc chắn an tâm về điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh lớp học, an toàn khác - tôi cũng hứng thú vì chương trình học của Trường tuân thủ tuyệt đối theo chương trình gốc của nước ngoài (bla bla)
BÁC: Đấy là chị đứng trên quan điểm của nguời mẹ, chị không đứng trên quan điểm và nhu cầu tối thiểu của đứa trẻ, những cái chị liệt kê là những điều hiển nhiên tụi trẻ phải được, và bên cạnh đó là tối thiểu c(m2) và d(m2) (cũng quá đúng luôn)
Lập luận tưng bừng, tranh luận tưng bừng, kết quả là, dự án không qua được vòng nội bộ, và hiện tại trường khác (hình như Just Kids) đã thuê ở địa điểm đó