[Funland] Chuyên gia HaiK giải thích sai về ABS?

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,808
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Hồi otofun mới thành lập em thấy chuyên gia này không làm em bận tâm mà nên tránh.
 

mô kích

Xe điện
Biển số
OF-82633
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
4,694
Động cơ
452,440 Mã lực
Nơi ở
Phukienhonda.net
Website
phukienhonda.net
nếu chỉ để nói về ABS thì ông này nói dài nói dai, thành nói sai. Diễn đạt ABS lại nhầm cả sang EBD (phân bổ lực phanh điện tử).
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,823
Động cơ
174,726 Mã lực
Ko phải khi đạp gấp. Mà khi có hiện tuợng trượt bánh.
Nhả để bám đg rồi lại phanh
Cụ nói chuẩn đấy.
Hệ thống ABS chỉ hoạt động khi xe bị trượt bánh,mất bám đường khi phanh gấp.Rõ ràng nhất là khi phanh trên đống cát,phanh trên mặt sàn trơn trượt.Chứ không phải cứ đạp phanh dúi dụi là nó nhấp nhả liên tục đâu.
 

boyben2011

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-311651
Ngày cấp bằng
14/3/14
Số km
925
Động cơ
304,129 Mã lực
Nơi ở
Běijiāng
Giờ 2 chữ "chuyên gia" rẻ mạt nhỉ, lên mạng search+nói vài cụm từ tiếng anh giả cầy ra rồi làm clip chém trên YouTube là thành chuyên gia :))
Ko cần biết phản biện là cái đếch gì ;))
 

cauquan1001

Xe tải
Biển số
OF-487600
Ngày cấp bằng
9/2/17
Số km
322
Động cơ
193,244 Mã lực
Nơi ở
Buraman - Đồ nam may tại xưởng
Website
buraman.com
Chống trơn trượt PHẢI sử dụng hệ thống ABS em ạ. Xe VinFast cho tắt ESP nhưng khi off ESP sẽ tự động kích hoạt Traction Control. Muốn drift được anh phải gỡ ở gốc - là ngắt cảm biến ABS đi đó.
Câu trả lời của anh chưa đi vào trọng tâm rồi.
ESP và TCS phải sử dụng chung phần cứng với ABS là đúng.
Nhưng ABS lại không cần ESP và TCS để hoạt động. Cái này phân biệt rất rõ.
Và trong clip anh giải thích về ABS như thế là chưa chính xác về ABS mà đã bị lấn sang ESP
 

ryanlong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-594983
Ngày cấp bằng
17/10/18
Số km
799
Động cơ
-80,086 Mã lực
nếu chỉ để nói về ABS thì ông này nói dài nói dai, thành nói sai. Diễn đạt ABS lại nhầm cả sang EBD (phân bổ lực phanh điện tử).
E thấy cụ này nói chuẩn, cụ chiên da nhầm cụ sang EBD rồi
 

noname_star

Xe tăng
Biển số
OF-482775
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,227
Động cơ
394,871 Mã lực
Tuổi
39
Úi giời, chửi thằng không có mặt ở đây sướng nhở? Ha ha

Anh em quen nghe “ABS nhấp nhả liên tục để chống bó cứng” nên giờ nghe tôi nói khác đi là ném đá ngay. Hay quá he he

Trước khi đi Gg tiếp thì tôi sẽ tái khẳng định những gì tôi nói là gần với chân lý he he Trừ khi có hai quý anh phản bác là nick Trần Khắc Huy trên OF (GĐ Kỹ thuật Bentley và Lambor Vn) và anh Tran Nhat Quang, nick Automatic trên OS chứ còn các anh bảo ABS không cần cảm biến thì trình thánh quá. Tôi xin kiếu.

Các anh quen nghe MC xe cộ và đọc báo mạng nói rằng “ABS nhấp nhả liên tục” nên nghĩ rằng nó chỉ ở hai trạng thái PHANH/NHẢ. Nhưng thực tế, quá trình “nhấp nhả” của ABS là sự thay đổi trạng thái từ 3 vị trí khác nhau của van ABS:
- VAN MỞ. Không có dấu hiệu bánh bị trượt. Áp lực phanh đi thẳng từ tổng phanh vào các piston phanh:
- VAN ĐÓNG hoàn toàn, không có áp lực tới piston phanh do dấu hiệu bánh tới ngưỡng bị trượt
- VAN MỞ để giảm áp suất phanh bằng cánh giảm áp bơm và cho dầu hồi về tổng phanh. Việc thay đổi trạng thái này có thể lên tới 40, 50 lần/giây chư không đơn thuần là PHANH/KHÔNG PHANH như các anh chị nghĩ.

Về lỗi diễn đạt thì đúng là tôi có tả sai một đoạn. Đúng ra phải là “Đánh lái về một hướng, nhưng xe lại đi theo hướng khác”.

Tranh luận để hiểu rõ vấn đề là chuyện nên được khuyến khích. Nhưng chỉ nhìn thấy cơ hội để hạ thấp hay tấn công cá nhân người khác là chuyện rất tiểu nhân, anh em ạ.

Còn ABS mặc nhiên là nền tảng cho cả ESP, EBD... Không tin các anh em cứ đi đọc nữa đi rồi vào cãi nhau cũng chưa muộn :3
Cụ cũng nên tìm hiểu lịch sử của hệ thống ABS thì sẽ hiểu kỹ hơn. Thì cách diễn dải nó sẽ ko nửa ngô nửa khoai. Hệ thống ABS đã có từ những năm 1920. Khi mà hệ thống automation là 1 khái niệm còn chưa xuất hiện. Bản chất ABS là tạo ra 1 pulse train. Còn cách tạo ra pulse train thì có nhiều cách. Hiện nay các hệ thống phanh đều dùng phanh thủy lực, cho nên sẽ điều khiển qua thủy lực. Cái cuối cùng ko thay đổi, là các má phanh nhấp nhả liên tục. Các cháu đi xe đạp thì nó dùng cơm, nhấp nhả tay phanh, vẫn coi là Anti Lock Brake.

PS: em xin khẳng định là các cụm ABS ban đầu ko có cảm biến gì cả. Nó dùng các cơ cấu phản hồi cơ khí. Cơ cấu phản hồi đặt ngay tại cụm phanh. Ko có bộ điều khiển trung tâm gì hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
TSTA nói:
Ko phải khi đạp gấp. Mà khi có hiện tuợng trượt bánh.
Nhả để bám đg rồi lại phanh
Cụ nói chuẩn đấy.
Hệ thống ABS chỉ hoạt động khi xe bị trượt bánh,mất bám đường khi phanh gấp.Rõ ràng nhất là khi phanh trên đống cát,phanh trên mặt sàn trơn trượt.Chứ không phải cứ đạp phanh dúi dụi là nó nhấp nhả liên tục đâu.
Chuẩn ngược 180o!!!
ABS lúc mới ra đời chẳng cần có thứ cảm biến nào để hoạt động.
Nó ra đời để khắc phục khi phanh chết thì cái má phanh có xu hướng bám chặt, chẳng nhả ra nữa làm cái bánh lái bị bó cứng không thể quay, nên xe không thể lái được nữa. Tên của nó (chống bó cứng phanh) đã nói đúng cái mục đích ra đời của nó. Lúc nó ra đời, nó rất đơn giản, chỉ cơ học, chẳng cần cái gì điều khiển cho nó cả. Nó cũng chỉ học lại kinh nghiệm của các lái xe già, nhưng làm tốt hơn nhiều vì có khả năng "nháy" nhanh hơn rất nhiều lần. Xe được trang bị ABS cứ đạp bàn đạp phanh gấp thấy ngay.
Nhưng xe mới ngày nay, ngoài ABS còn có cả tỷ thứ kèm theo, nên nó đã được tích hợp vào cả hệ thống chung. ABS chẳng còn hoạt động độc lập nữa, có mổ cái xe ra để xẻ cũng chẳng tách được chúng ra!
Cái ông chiên ra vừa vào ở trên để chữa cho chiên ra trước, khi đề cập tới ly hợp điện tử lại quên mất cho cái xe nào. Ngay 2 nhóm chữ ly hợp điện tử với khóa ly hợp điện tử cũng khác nhau rất nhiều. Khóa ly hợp điện tử gần giống với khóa cơ. Còn ly hợp điện tử lại sử dụng nhiều đến điều chỉnh sức kéo từ máy xuống hơn là sử dụng phanh. Cũng giống như khi nói về ESP (VSC,... tùy cách gọi của từng hãng) cũng phải đề cập cụ thể ở cái xe nào. Ngay trong 1 hãng thì ESP cũng có thể hoạt động rất khác nhau giữa 2 cái xe khác nhau dù chúng cũng đều ra đời ngay cùng 1 năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

noname_star

Xe tăng
Biển số
OF-482775
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,227
Động cơ
394,871 Mã lực
Tuổi
39
Chuẩn ngược 180o!!!
ABS lúc mới ra đời chẳng cần có thứ cảm biến nào để hoạt động.
Nó ra đời để khắc phục khi phanh chết thì cái má phanh có xu hướng bám chặt, chẳng nhả ra nữa làm cái bánh lái bị bó cứng không thể quay, nên xe không thể lái được nữa. Tên của nó (chống bó cứng phanh) đã nói đúng cái mục đích ra đời của nó. Lúc nó ra đời, nó rất đơn giản, chỉ cơ học, chẳng cần cái gì điều khiển cho nó cả. Nó cũng chỉ học lại kinh nghiệm của các lái xe già, nhưng làm tốt hơn nhiều vì có khả năng "nháy" nhanh hơn rất nhiều lần. Xe được trang bị ABS cứ đạp bàn đạp phanh gấp thấy ngay.
Nhưng xe mới ngày nay, ngoài ABS còn có cả tỷ thứ kèm theo, nên nó đã được tích hợp vào cả hệ thống chung. ABS chẳng còn hoạt động độc lập nữa, có mổ cái xe ra để xẻ cũng chẳng tách được chúng ra!
Cái ông chiên ra vừa vào ở trên để chữa cho chiên ra trước, khi đề cập tới ly hợp điện tử lại quên mất cho cái xe nào. Ngay 2 nhóm chữ ly hợp điện tử với khóa ly hợp điện tử cũng khác nhau rất nhiều. Khóa ly hợp điện tử gần giống với khóa cơ. Còn ly hợp điện tử lại sử dụng nhiều đến điều chỉnh sức kéo từ máy xuống hơn là sử dụng phanh. Cũng giống như khi nói về ESP (VSC,... tùy cách gọi của từng hãng) cũng phải đêề cập cụ thể ở cái xe nào. Ngay trong 1 hãng ESP cũng có thể hoạt động rất khác nhau giữa 2 cái xe khác nhau dù chúng cũng đều ra đời ngay cùng 1 năm.
Em xin đính chính chút ko biết có đúng ko, ban đầu ABS phần lớn là để chống lật xe khi phanh bị phanh chết.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
...
PS: em xin khẳng định là các cụm ABS ban đầu ko có cảm biến gì cả. Nó dùng các cơ cấu phản hồi cơ khí. Cơ cấu phản hồi đặt ngay tại cụm phanh. Ko có bộ điều khiển trung tâm gì hết.
Kể cả thợ mổ cái xe ra, rồi khi cần đặt hàng thì vẫn phải gọi cái cảm biến ấy là "cảm biến ABS" nên nhầm...!
Còn lôi lịch sử ABS ra sẽ thấy, cảm biến tốc độ khi ấy chưa có, mà tốc độ được hiện ở đồng hồ trên bảng táp lô nhờ cái dây truyền vòng quay từ bánh lên...!
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,823
Động cơ
174,726 Mã lực
Tưởng hiểu đơn giản mà cũng phức tạp phết nhỉ.Bài này đúng là làm cơ số lx sáng dạ ra.
 

noname_star

Xe tăng
Biển số
OF-482775
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,227
Động cơ
394,871 Mã lực
Tuổi
39
Em cũng xin trình bày 1 chút kiến thức vật lý sơ khai. Tại sao lại cần ABS. Vì đơn giản, hệ số ma sát tĩnh lớn hơn rất nhiều hệ số ma sát trượt. Nếu phanh bị bó cứng, cái bánh sẽ bị trượt, xe sẽ bị hãm bởi ma sát trượt, nên khả năng dừng xe là rất kém. Người ta muốn dừng xe bằng ma sát tĩnh. Thay vì ma sát trượt, tức là ko để xảy ra tình trạng bánh bị trượt.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
Em xin đính chính chút ko biết có đúng ko, ban đầu ABS phần lớn là để chống lật xe khi phanh bị phanh chết.
Không chỉ lật đâu, ở tốc độ thấp có thể cái xe không bị lật.
Chạy xe không ABS trên đường trơn mới thấy rợn người khi chạm chân vào bàn đạp phanh.
Mặt đường đóng băng thì cả người đi bộ khi đi giầy chống trơn vẫn trượt ngã như thường. Bên đó họ bắt buộc phải đeo xích cho lốp. Khi va chạm, lốp xe không đeo xích ở mặt đường đóng băng thì bảo hiểm sẽ không bồi thường.
Ngày xưa em hay phải đi sớm. Vào những hôm đêm trước nhiệt độ chưa âm, trời mưa, nhưng nửa đêm gió lạnh về, nhiệt độ xuống âm rất sâu nên nước trên mặt đường đóng băng, đi sớm thì GTCC của họ chưa rải đá răm chống trơn. Thấy có gì trên đường mà đạp ngay phanh thì phanh sẽ bó cứng dù tốc độ cực thấp (chỉ khoảng 10km/h). Cái xe cứ trôi tuồn tuột, càng cố gắng lái nó càng đi theo cách nó muốn. Sợ nhất là va chạm vào mấy cái xe đỗ ven đường, còn không thì nó vướng vào chỗ nào để dừng lại được thì thật là may mắn. Với tốc độ đó thì chẳng thể nguy hiểm gì cho tính mạng cả, mà không xuống rệ đường thì xe cũng chẳng lật được. Xe dừng lại được rồi, chỉ cần lùi hay tiến nhẹ 1 hay 2 lần là má phanh lại nhả ra. Đi kiểu đường đó quen thì người ta sẽ dùng số là chính, nếu cần phanh thì nhấp nhấp bàn đạp phanh, chứ không được đạp sâu.
Em cũng bị bó phanh 1 lần trên đường cao tốc. Đường rất nhiều tuyết, nhưng tuyết ướt, làn đường nào cũng được bánh xe tải nặng gạt tuyết sang thành 2 vạch nên em chạy hơi nhanh. Nhưng bất ngờ thấy mảng tuyết lớn từ cái xe tải chạy trước rơi xuống (bọn xe tải đỗ lâu tuyết sẽ đọng trên mui, ra đường rơi dần, có khi rơi cả mảng lớn). Dù có nhấp nhấp theo thói quen thì bánh cũng bị bó cứng. Xe cứ trôi, nhưng nhờ có tuyết 2 bên nên hướng nó chạy vẫn khá thẳng. Cứ loay hoay đạp mạnh-nhả 1 lúc thì bánh lại quay, vô lăng ăn,... Thật hú vía!
Khi chạy ở tốc độ nhanh, mặt đường dù có chống trơn thì mấy cái bánh cũng bị như chạy đường đóng băng ở tốc độ thấp, má phanh cũng vẫn có xu hướng chẳng nhả ra khi phanh chết. Chạy lâu ở đường VN em quen dần, mới đầu cũng rất rợn người khi chạy trên mặt đường nhẵn bóng (mặt đường ráp chống trơn bây giờ cũng đã có ở 1 số nơi rồi)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,977
Động cơ
355,224 Mã lực
có mấy cụ to mồm, chuyên gia mạng đọc hiểu lơ mơ cùng với nhiều trẩu tre tung hô là thành chuyên gia của vinh phát.
 

N68

Xe điện
Biển số
OF-1734
Ngày cấp bằng
28/9/06
Số km
3,849
Động cơ
608,040 Mã lực
Úi giời, chửi thằng không có mặt ở đây sướng nhở? Ha ha

Anh em quen nghe “ABS nhấp nhả liên tục để chống bó cứng” nên giờ nghe tôi nói khác đi là ném đá ngay. Hay quá he he

Trước khi đi Gg tiếp thì tôi sẽ tái khẳng định những gì tôi nói là gần với chân lý he he Trừ khi có hai quý anh phản bác là nick Trần Khắc Huy trên OF (GĐ Kỹ thuật Bentley và Lambor Vn) và anh Tran Nhat Quang, nick Automatic trên OS chứ còn các anh bảo ABS không cần cảm biến thì trình thánh quá. Tôi xin kiếu.

Các anh quen nghe MC xe cộ và đọc báo mạng nói rằng “ABS nhấp nhả liên tục” nên nghĩ rằng nó chỉ ở hai trạng thái PHANH/NHẢ. Nhưng thực tế, quá trình “nhấp nhả” của ABS là sự thay đổi trạng thái từ 3 vị trí khác nhau của van ABS:
- VAN MỞ. Không có dấu hiệu bánh bị trượt. Áp lực phanh đi thẳng từ tổng phanh vào các piston phanh:
- VAN ĐÓNG hoàn toàn, không có áp lực tới piston phanh do dấu hiệu bánh tới ngưỡng bị trượt
- VAN MỞ để giảm áp suất phanh bằng cánh giảm áp bơm và cho dầu hồi về tổng phanh. Việc thay đổi trạng thái này có thể lên tới 40, 50 lần/giây chư không đơn thuần là PHANH/KHÔNG PHANH như các anh chị nghĩ.

Về lỗi diễn đạt thì đúng là tôi có tả sai một đoạn. Đúng ra phải là “Đánh lái về một hướng, nhưng xe lại đi theo hướng khác”.

Tranh luận để hiểu rõ vấn đề là chuyện nên được khuyến khích. Nhưng chỉ nhìn thấy cơ hội để hạ thấp hay tấn công cá nhân người khác là chuyện rất tiểu nhân, anh em ạ.

Còn ABS mặc nhiên là nền tảng cho cả ESP, EBD... Không tin các anh em cứ đi đọc nữa đi rồi vào cãi nhau cũng chưa muộn :3
Mang tiếng dân vanzang quá, ông xin lỗi tôi chưa? :)
 
Biển số
OF-719388
Ngày cấp bằng
8/3/20
Số km
169
Động cơ
80,500 Mã lực
có mấy cụ to mồm, chuyên gia mạng đọc hiểu lơ mơ cùng với nhiều trẩu tre tung hô là thành chuyên gia của vinh phát.
Chán nhể, nghe cứ khoe này nọ đã thấy ko ổn rồi, hỏi một đằng tào lao một nẻo đến quên cả câu hỏi là gì :)) . Cũng vì kiếm ăn cả thôi, tay cầm bánh thì mồm phải nói sao cho khớp.
 

Fall&Rise

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387942
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
1,457
Động cơ
252,890 Mã lực
Uây, Hải ka 1 thành viên kì cựu về driff của otofun mà bị ăn chửi ác :))
Ngày xưa ít người hiểu về nguyên lý, thiết kế và chế tạo nên nhiều ông biết tý lên đây bi bô như đúng rồi! Vấn đề là e'o rảnh lên đây tranh cãi, còn kiếm cơm bục mặt ra. Nói linh tinh thì cười cái rồi đi thôi! :)):)):))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top