Bác nói có vẻ hay, nhưng vẫn bị sa đà vào cái hội chứng đám đông, ở đây là hội chứng "phân làn"
Không xét đến khía cạnh pháp luật nữa, vì chúng ta đều công nhận rằng điều đầu tiên là phải tuân thủ pháp luật, kể cả các nhà quản lý giao thông.
Trước tiên bác phải trả lời câu hỏi: Phân làn là gì? Hiện nay tất cả báo chí, quan chức và phần lớn người tham gia giao thông đều nhầm lẫn khai niệm này. Phân làn, đơn giản chỉ là chia đường thành các phần theo chiều dọc. Còn cái mà bác vẫn hiểu là phân làn, thực chất là chia tách loại phương tiện.
Vậy chia tách loại phương tiện để làm gì? Tất nhiên câu trả lời sẽ là: Để giảm ùn tắc và tai nạn
Và: Tại sao tách loại phương tiện lại giảm được ùn tắc và tai nạn? Tại sao ở đầu ngã tư tách ra rồi cuối ngã tư trộn vào lại có thể giảm được ùn tắc và tai nạn? Câu này đố bác và cả Sở GTVT Hà Nội trả lời được.
Câu trả lời về vấn đề giảm ùn tắc và tai nạn đã có và được cả Thế giới áp dụng tự lâu. Rất đơn giản:
- Chia đường thành làn và chia các làn theo tốc độ. Xe chạy chậm chạy làn bên phải, xe chạy nhanh chạy làn bên trái, bất kể loại xe gì.
- Tại các ngã tư phải chuyển hướng từ xa theo hướng rẽ để tránh xung đột dòng phương tiên tại ngã tư
Vậy tại sao vẫn tắc đường?
- Do vượt đèn đỏ
- Do không dừng đúng làn theo hướng rẽ dẫn đến xung đột dòng phương tiện (Hiện nay cái cột phân làn của HN đang thúc đẩy điều này)
- Do tranh cướp đường của nhau, cùng kìm nhau lại
- Do công an không thể xử lý được xe máy phạm luật, do phương tiện quá linh động, nhỏ gọn, dễ luồn lách, lại chiếm đa số phương tiện giao thông
-...
Xử lý được những vẫn đề này sẽ hết tắc đường. (Chứ không phải tách loại phương tiện - Giống như đau bụng cho uống nhân sâm vậy!)
Đầu tiên, em xin cám ơn bác đã có lời với em. Trên tinh thần tranh luận xây dựng, có văn hóa và otofun, em xin phép được tiếp lời bác. Mà em sẽ dông dài, hy vọng ít nhất là có bác đọc hết cho em nhé.
Em rất phấn khởi vì thấy thế này, nếu ý kiến của em có nhiễm tý "hội chứng đám đông" thì chứng tỏ mọi nỗ lực phân làn hiện nay (dù thiếu sót về Luật, thế này hay thế khác ...) đang đáp ứng được "lợi ích đám đông" (em hiểu "đám đông" bác dùng ở đây là đa số). Thế là bác trả lời hộ em nhiều rồi.
Tuy nhiên, em cũng phải nói là, quan điểm của em là có tư duy độc lập vì bản thân em khi tham gia giao thông, chấp hành biển phân làn dù ra vào làn có phải để ý hơn một chút nhưng em thực sự thấy thoải mái.
Bác hỏi em về "Phân làn" thì theo hiểu biết của em, em thấy khái niệm bác đưa ra là khá "cảm tính" (không cảm tính sao được khi tất cả mọi người "nhầm", còn bác lại hiểu "đúng"
). Phần định nghĩa "Phân làn" mà bác nêu thực ra có hai phần: Phân làn là cái gì? (như bác nói là chia đường theo chiều dọc) và Phân làn thế nào, theo tiêu chí nào? Như bác nói thì có vẻ bác đang "trộn" hai khái niệm này làm 1, để quy kết là mọi người đang hiểu SAI và chỉ bác hiểu ĐÚNG.
"Phân làn" trong khoa học giao thông trên thế giới thực ra được dựa trên 3 tiêu chí chính là: 1/ Tốc độ phương tiện (trên đường cao tốc, liên tỉnh ...); 2/ Theo hướng giao thông và 3/ Theo loại phương tiện giao thông. Bác đã nêu ví dụ đang áp dụng về phân làn trên thế giới thì nếu được bác cho em ví dụ, thế giới là nước nào (hệ Anh, hệ Mỹ, hệ EU) và bác đã có thực tế tham gia giao thông ở "thế giới" nào? Theo kinh nghiệm thực tế của em, thì em thấy thế này: ngay cả trên các đường cao tốc liên Âu (các trục đường có ký hiệu E) thì người ta vẫn phân làn theo đồng thời cả 3 tiêu chí trên:
Ví dụ đường có 3 làn thì trên các đoạn đường thẳng thì xe tải chỉ được phép đi làn sát phải (làn 3, xa giải phân cách cứng nhất và vượt ở làn giữa rồi trả vào làn 3); các loại xe còn lại được đi trên cả 3 làn tùy theo tốc độ (từ chậm đến nhanh nhất theo biển hạn chế, thông thường min là 70 - 90km/h và max là 120 - 130km/h và theo thứ từ phải qua trái).
Tuy nhiên, cần chú ý là làn 1 (sát phân cách) chỉ được sử dụng để vượt, dù làn này vắng đến đâu đi nữa (tức là vượt rồi lại phải trả vào làn giữa). Không có quyền đi mãi ở làn 1 dù đi đúng tốc độ tối đa. Nếu lạm dụng làn 1 không sớm thì muộn cũng bị CA rượt và phạt (cái này là Luật + ý thức vì trên đường cũng rất ít CA tuần). Những lái xe chiếm làn 1 để đi hoặc là lái mới hoặc là người nước ngoài, nếu không thì bị xem là vô văn hóa giao thông (có thể có văn hóa chỗ khác). Em đi Pháp Vân mà thấy nản luôn với các bác chiếm làn 1 đi đủng đỉnh 70km/h hic hic ...
Các loại xe 2 bánh cũng được ra cao tốc, không hạn chế làn nhưng với điều kiện xe từ 250 cm3 trở lên thì phải (??? tức là PKL theo Luật).
Khi có ý định rời đường cao tốc, các bác sẽ phải chú ý lấy làn phải rất sớm (nhìn biển, mũi tên). Đi quá, dù chỉ 1 thân xe cũng không được lùi để rẽ (Đại lộ Thăng Long, trời ơi, em thấy có bác chạy Merc ML lùi cả km để rẽ ...)
Đối với đường nội thành ở Tây Âu, vẫn luôn có một dải ở sát vỉa hè (ở Hà Lan) hoặc 1 phần vỉa hè (ở một số nước khác) dành riêng cho xe đạp (2 bánh hoặc 3 bánh). Kể cả khi không có phân làn riêng thì xe đạp vẫn biết thân, biết phận đi sát hè. Khi xe đạp muốn rẽ trái thì đi theo đèn người đi bộ. Nguyên tắc vàng trên đường là cơ giới nhường thô sơ và người đi bộ; xe chuyển hướng nhường xe đang giữ hướng, bên có chướng ngại vật phải nhường bên đường thoáng, gần như không có thói quen quay đầu xe trong phố dù đi quá ...
Em ví dụ dông dài để bác thấy, 1 phần tương đối văn minh và lớn của "thế giới" người ta phân làn theo 3 tiêu chí chứ không chỉ theo tốc độ và hướng như bác nghĩ. Em cũng ít nhiều hiểu cái "thế giới" của bác đấy chứ, phỏng ạ?
Vậy cái "thế giới" có liệu có áp dụng ngay và luôn với Việt Nam hay không? Không bác ạ, vì đường của họ ít loại phương tiện giao thông hơn mình nhiều (chưa tính tới việc mặt bằng ý thức cao hơn nhiều). Tại sao phân làn trong nội đô Hà Nội nó lại khó khăn đến vậy (ít hiệu quả, đụng chạm đến thói quen ...) vì như bác đã nói hộ em rồi: Có quá nhiều loại phương tiện cùng giao thông, 2 bánh thô sơ, 2 bánh động cơ, 3 bánh (thương binh), 4 bánh to, nhỏ, nhỡ ... thậm chí có những loại không tồn tại ở bất cứ đâu trên "thế giới" (em chưa đi hết cả thế giới nhưng cứ phóng lên thế he he).
Chính vì vậy mà trong nội đô, khi phân làn cần lấy tiêu chí chia phương tiện làm trung tâm (vì theo Luật, tốc độ trong nội đô là không cao và thực tế là cũng không thể cao được); các đường giao cắt nhau nhiều nên nếu chia theo hướng thì chưa đi đã hết đường (do giao cắt nhiều, đường nhỏ, nhiều phương tiện nên xung đột GT cực lớn) ... Cuộc sống là phải lựa chọn và phải lựa chọn phương án hiệu quả nhất trong số các phương án "lẩm cẩm" nhất (còn hơn là không làm gì). Mấy cái "Do" bác nêu cuối post toàn vấn đề không thể giải quyết trong sớm chiều được (em dự rằng nếu cấm xe máy thì loạn ngay, như em làm xe ôm mà cấm thì bây h vợ con ăn gì; vấn đề ý thức, nhường nhịn thì cần thời gian; tăng thêm CA để xử lý triệt để xe mát thì em dự dân cũng chả thích đâu ...)
Việc phân làn phương tiện hiên nay thực chất là để thói quen đi theo làn của các loại phương tiện ăn sâu, trở nên tự giác. Đấy là mục đích lâu dài có tính toán. Khi ấy, vị tất cần duy trì con lươn bê tông và cái biển "vô duyên" kia nữa, cả làng đều vui phỏng bác? Em dông dài quá. Kính.