[Funland] Chung sống với người già - Cần sự cảm thông, chia sẻ

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,912
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Em ko được sống chung với bố mẹ . Tuần nào rỗi rảnh là em tranh thủ về thăm bố mẹ . Nên chiều theo ý các cụ quan tâm động viên và quan trọng nhất là các cụ thấy con cháu trưởng thành ko mắc các tệ nạn là niềm hạnh phúc nhất
 

Nook

Xe buýt
Biển số
OF-14992
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
839
Động cơ
514,583 Mã lực
Em nói chuyện với vợ , Cố gắng tích cóp sau về già thuê người trông hai thằng mình hoặc vào viện dưỡng lão đỡ phiền đến con cái . Áp lực cuộc sống càng ngày càng tăng, về sau trông chờ vào con cái chắc cũng ko sung sướng gì . Nó còn phải lo cho gia đình nó .Có điều kiện ko sao chứ con cái ko có điều kiện thêm phần vất vả .
Lúc mình đang bươn trải thì muốn giúp bố mẹ cũng ko thể . Giờ ổn ổn tí thì đã ko còn cơ hội. Nhiều lúc cũng cay mắt .
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,861
Động cơ
296,728 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Mình về già cũng như bố mẹ mình bây giờ thôi, khác gì đâu. Đối xử với bố mẹ thế nào thì con cái mình nó cũng đối với mình như vậy
 

Bahn

Xe buýt
Biển số
OF-499285
Ngày cấp bằng
21/3/17
Số km
561
Động cơ
292,390 Mã lực
Em có tư tưởng là: "Bố mẹ có thể sai, có thể bất đồng quan điểm, nhưng coi cái không được giận dỗi hay tỏ thái độ tiêu cực với bố mẹ!"

Đối với bố mẹ em, tư tưởng này có từ bé. Đối với bố mẹ vợ, tư tưởng có ngay khi bước chân vào nhà vợ.

Vì thấm nhuần tư tưởng này nên em vô cùng thoải mái trước những hành vi, tư tưởng (có phần tạm gọi là tiêu cực đối với mình) của các cụ do tuổi già, do quan điểm, do thói quen ứng xử. Vợ em nó cũng bắt chước mình như thế đối với nhà chồng.
 

phutrong_nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-139942
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,789
Động cơ
382,836 Mã lực
Tâm lý suy từ mềnh mà ra các cụ nhể.
Em về già chả sống với đứa nào :D
 

xe dột nóc

Xe tăng
Biển số
OF-302472
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
1,521
Động cơ
315,950 Mã lực
Với văn hóa làng xã thì cuộc sống hiện đại nó không phù hợp. Cụ chủ về quê thì tình trạng con dâu >60 tuổi bức xúc với mẹ chồng >80 tuổi vẫn nhan nhản, anh chị em tầm 70 vẫn tị nạnh từng ngày chăm người già. Các cụ già thì quen chăn bông-xí xổm-xỉa răng vứt gậm giường, con cháu có tý xèng thì xây nhà cao, sàn gỗ, xí tự động.

Công bằng mà nói là tư duy nó cũng cần thay đổi nhưng vì cuộc sống nó nháo nhào vì tiền-vì sự hãnh tiến-vì tăng trưởng nó vào đến từng gia đình rồi nên các cụ theo không kịp chứ nhiều người già ở quê giờ cũng cấp tiến lắm.

Thôi kệ đi, khi nào hết thế hệ năm ích mình sẽ có một xã hội như Mỹ vì sáu ích tiếp xúc với tiền nhiều quá rồi, lúc ấy con người ta không bao giờ phải nhòm về quê hương nữa như các bác kiều vậy.

Thế nhé cụ thớt.
chuẩn rồi ạ ngày xưa còn đỡ nhiều năm nay thì mạnh ai nấy lo nhất là nhiều gđ ở quê các cụ có đk từ trước nhưng con trai lại ngẩn ngơ, ít học bị vợ (con dâu) lấn át để chăm chăm lấy tài sản nhà chồng mà bỏ mặc bố mẹ chồng cho ae chồng lo. Tất nhiên với nhà có đk kinh tế người này người kia chung góp thì đỡ chứ nhà mà bình bình thì các cụ cũng không biết miếng ngon, mặc đẹp là gì, được cái là các cụ ở quê quanh ngoài bắc này sống vui sống khỏe, ra đi nhẹ nhàng (có muốn nằm ốm lâu cũng không được vì đến hơn 70% gđ họ làm gì có kinh tế mà nằm viện HN), có muốn cằn nhằn con cháu cũng không được vì con cháu điều kiện gần gũi túc trực không có nhiều
Em may mắn ở HN các ông bà đều có nhà riêng, thỉnh thoảng con cháu đến thăm, đến chơi, các cụ có tiền hưu, có mối quan hệ cơ quan tổ chức, bạn bè cùng lứa lẫn hàng xóm nên là ngoài 90 vẫn minh mẫn, đa số các cụ trải qua quá trình lao động, kỷ luật sáng cứ trước 6h là dậy rồi tối muộn lắm là 10h đã ngủ, sinh hoạt điều độ hầu như không rượu bia trừ khi gia đình tổ chức họp mặt ăn uống, ai ra đi thì nhẹ nhàng không phải nằm ốm lâu dài. tất nhiên cũng có người ung thư mất sớm như em của ông em mới 60
 

Newtube

Đi bộ
Biển số
OF-338198
Ngày cấp bằng
11/10/14
Số km
7
Động cơ
276,277 Mã lực
Lúc đến cái tuổi về già của Ông bà, con cháu cần phải ở gần để giúp đỡ, chia sẻ,...
Vì hoàn cảnh mà e phải làm việc xa nhà. Nói thực là có những việc nếu có mình ở nhà thì xử lý được ngay, ấy vậy mà các cụ ở nhà cứ phải chịu đưng cho đến khi e về!X_X
Cảm ơn cụ cairong_2011 đã đưa topic này lên để ae chia sẻ!
 

duytrong

Xe lăn
Biển số
OF-41559
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
13,482
Động cơ
535,688 Mã lực
Đã từ lâu rồi em chẳng cãi lại hay nói nặng với bố mẹ nữa, nhiều khi ông bà nói cũng khó nghe phết, những lúc đấy em chỉ vâng hoặc không nói gì.
Em cũng quan điểm như cụ,và tự bảo mình với gấu rằng mai kia có tuổi chưa chắc mình đã được như các cụ đâu.
 

Trang béo

Xe điện
Biển số
OF-151843
Ngày cấp bằng
6/8/12
Số km
2,399
Động cơ
368,914 Mã lực
Nơi ở
em ở đây ♥ ruoungonahang.vn 0943070777
Có sự khác biệt giữa già và trẻ.Khi mình còn bé bố mẹ luôn bảo đến khi lớn có gia đình và trưởng thành bố mẹ vẫn nghĩ mình còn bé. em nghe xong mà k đúng e để đó, làm hay không là do mình vì có nhiều điều không hợp nhưng k cãi cãi sẽ làm bố mẹ buồn.
Cuộc sống vô thường sinh tử tuổi già như chuối chín cây. Hãy yêu những giây phút còn bố, còn mẹ .
Các cụ bớt chút thời gian xem clip này:
bài học rút ra là cần viết nhật ký cụ nhỉ, để sau này già cả chúng nó lớ ngớ m đập ngay quyển nhật ký vào mẹt chúng, Hihi.... Đùa thế chứ, khi chúng ta thật sự trưởng thành chúng ta sẽ nhận đc bình yên.
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Em có tư tưởng là: "Bố mẹ có thể sai, có thể bất đồng quan điểm, nhưng coi cái không được giận dỗi hay tỏ thái độ tiêu cực với bố mẹ!"

Đối với bố mẹ em, tư tưởng này có từ bé. Đối với bố mẹ vợ, tư tưởng có ngay khi bước chân vào nhà vợ.

Vì thấm nhuần tư tưởng này nên em vô cùng thoải mái trước những hành vi, tư tưởng (có phần tạm gọi là tiêu cực đối với mình) của các cụ do tuổi già, do quan điểm, do thói quen ứng xử. Vợ em nó cũng bắt chước mình như thế đối với nhà chồng.
Chuẩn cụ, về già bố mẹ có như thế nào thì con cái cũng k được to tiếng mặt nặng mày nhẹ với bố mẹ, chuyện gì cũng nên nhẹ nhàng khuyên giải can ngăn. Khó nhất là giữ được nét mặt hoà vui trước cha mẹ.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Đã lâu không trao đổi về chủ đề này. Nhâp dịp có báo chí đăng về chuyện gia đình nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý em xin copy bài của bác Lưu Trọng Văn viết về chuyện xung đột "già-trẻ" để mọi người cùng đọc và thấu hiểu

Gã muốn im lặng, nhưng thấy báo chí và dân mạng ầm ĩ quá chuyện “nghèo” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, rồi những lời trách móc con gái của nhạc sĩ bỏ rơi nhạc sĩ trong cảnh túng quẫn, già nua, rồi nhạc sĩ nói muốn chết quách cho rồi… gã đành phải lên tiếng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chính là người bế ẵm gã từ tay bà mụ Lê thị Thịnh, khi gã chào đời. Và ông chính là người hát câu hát ru gã đầu tiên. Gã luôn kính trọng ông. Khi về già, ông thường điện thoại cho gã: Văn ơi có đi chơi đâu khỏi Sài Gòn thì rủ chú đi với. Gã từng rủ ông đi ….phượt ở nhiều vùng quê. Đi với ông sướng lắm vì ăn theo sự ngưỡng mộ của dân quê với ông.Được nghe ông hát Dư Âm, Một khúc tâm tình, Tấm áo mẹ vá năm xưa, Mẹ ru con, Dáng đứng Bến Tre… Và được ngóng tai, tròn mắt thấy ông trổ tài tán các bà các cô tươi xinh.

Ông hơn đứt nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi ở đôi lúm đồng tiền duyên và ánh mắt đa tình. Ông càng hơn đứt nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi vốn nổi tiếng là đẹp trai ấy ở chỗ ông chả vướng bận chức tước gì với đảng đóm gì nên cũng chả việc gì phải gồng mình giữ kẽ đạo đức. Vậy thì ông yêu lung tung xòe và được các bà các cô tỏ tình xòe lung tung là do Trời… “đày” chứ đâu phải lỗi của ông. Chả là giai thoại đâu, trong giới nhạc ai chả biết cứ sau mỗi khúc….tâm tình, với… đi mô với… dáng đứng là một cuộc tình.

Khi ông 80 tuổi, gã hỏi, chú thế nào, còn chiến đấu được không? Ông cười rõ roi rói: Phụ thuộc đối tác còn nước nôi hay không.

Ông không hề giấu gã về các cuộc tình vụng trộm đẩu đâu. Nói chung đã là nhạc sĩ thì luôn đồng nghĩa với đa tình , luôn đồng nghĩa với ngoại…tình. Gã nói vậy, gã thách có bác nhạc sĩ nào dám tuyên bố rằng, thằng Văn mày đừng có đặt điều, tao đây không đa tình, không ngoại tình. He, he, gã nghĩ rồi, người có thể chửi gã là bố láo chắc chỉ có nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà thôi.

Các cuộc tình không để lại hậu quả, mà chỉ để lại các chiến quả thì các bác nhạc sĩ thường khoe. Và các bà vợ, con cái thường dễ dàng tha thứ cho các bác ấy vì lí do…lấy cảm hứng sáng tác.

Nhưng các cuộc tình không có chiến quả là bài hát để đời nào mà chỉ có hậu quả làm phức tạp và rắc rối các mối quan hệ gia đình thì các bà vợ và con cái của họ khó mà cho qua.

Nói gần nói xa là rứa.

Là rứa, xung khắc bố con chú Tý của gã.

Là rứa, bố muốn con hiểu bố, cảm thông với bố, chia sẻ gánh nặng cho bố, con không chịu, vậy thì: Con bị mang tiếng là bỏ rơi bố.

Gã chứng kiến Linh, con gái rượu của chú Tý, lo cho bố thế nào, chăm sóc từng miếng ăn, bước đi, giấc ngủ cho bố ra sao. Linh cứ nhắc đến bố là ứa nước mắt. Hôm ấy Linh bảo gã đến nhà Linh. Gã bất ngờ thấy một căn phòng rất đẹp nhìn ra vườn cây. Anh vào đi, chú ở trong ấy. Linh tỏ ra rất vui khi bố về ở với mình. Nhưng khi chỉ có gã và chú Tý, chú lại rơm rớm nước mắt. Chú bảo, con Linh nó thương chú nhưng nó không hiểu chú cháu à. Chú chỉ muốn ở đằng kia.

Và rồi chỉ ở vài hôm căn phòng đầy đủ tiện nghi và sự chăm sóc tận tình của con gái, cô con gái mà nhạc sĩ từng viết nên ca khúc tuyệt diệu, ru con, me ru con à ới ru hời, miệng con chúm chím…,ông nhạc sĩ bỏ đi.

Ông về lại cái mà ông gọi là ổ chuột nhưng với ông chính là tổ ấm của ông.

Chuyện bắt đầu từ vợ của chú- cô Lê, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương qua Đức ở với Linh, khi đi cô nhờ cháu gái của cô cũng tên Thương chăm sóc cơm nước cho chú Tý. Và rồi, chuyện gì xảy ra…

Chú Tý có lần nói với gã, đó là lỗi do cô, sao cô lại bỏ chú qua Đức để chú ở một mình? Khi cô Lê cùng Linh từ Đức trở về, biết sự tình, cô đã im lặng và sống riêng với Linh cho đến khi cô qua đời. Gã biết cô tuy cứ cười cười nhưng trong lòng thì đớn đau lắm.

Thương là người phụ nữ mê thơ, âm nhạc và dân ca Quảng. Thương chăm sóc hết mình cho chú… Tý. Chú Tý nói với gã, chú đau yếu, bệnh tật, già nua, chú phải luôn biết ơn Thương và con gái của Thương đã hết mình chăm sóc chú. Đấy là cái tình và tình thương. Gia đình của Thương rất nghèo khó, con cái cũng nghèo khó…

Chú Tý có lần khóc với gã: người ta lo cho mình, thương mình làm sao mình bỏ người ta được cháu ơi!

Còn Linh nói với gã trong nước mắt: bao nhiêu tiền bố em cho người ta cả chứ có tiêu pha gì cho mình đâu. Làm sao một ông già có thể gánh cả gánh nặng như thế. Đã thế lại còn cháu của người ta nữa…Em làm sao có thể chấp nhận được điều ấy. Xót quá anh à. Xót đứt ruột anh à.

Gã đến nhà chú Tý thấy một thằng bé rất dễ thương, rất đẹp trai, đó là con trai của con gái của Thương, tức là cháu ngoại của Thương. Gã hỏi bố của bé là ai, chú Tý bảo, không biết. Chú ôm đứa bé, bế đứa bé, gã cảm nhận từng ánh mắt của chú thật kì lạ, cứ sáng rực lên. Chú bảo với gã, đi đâu một lúc nhớ thằng bé không chịu được.

Tình. Tình thương. Thế thôi. Bi kịch từ đó mà ra. Bi kịch của những người tử tế.

Bây giờ thì ai đó đã phần nào hiểu được và tha thứ cho người nhạc sĩ, cho con gái nhạc sĩ, cho cả gia đình người đàn bà lam lũ nhiều năm nay sống, chịu muôn tủi cực, chua xót miệng lưỡi thế gian hiện đang sống cùng nhạc sĩ.

Than!
Chú Tý nói với gã, chú gần đất xa trời rồi, chú cần gì cho chú nữa đâu cháu ơi, chú chỉ lo chú chết đi thì gia đình của Thương sẽ sống ra sao, thằng bé mà chú rất yêu nó, bao năm sống bên chú sẽ ra sao?

Than. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đâu có than cho ông. Ông hiểu đoạn cuối cuộc hành trình của mình ông chỉ còn vũ khí duy nhất là…than thôi. Ông đâu còn quyền lực và vũ khí nào khác nữa đâu.

Có lần gã hỏi ông, nếu một ngày nào đó chú ra đi, thì điều mong ước cuối cùng để lại là gì?

Ông khóc và bảo: Mọi người hãy hiểu cho chú và tha thứ cho chú.

Lúc này trong gã chỉ còn vang lên khúc ca ấy, dư âm của Dư âm:

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời…

Và:

Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.

Link: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/07/16/chuyen-ngheo-cua-nhac-si-nguyen-van-ty/
 

Tùng indaogia

Xe tải
Biển số
OF-451254
Ngày cấp bằng
7/9/16
Số km
482
Động cơ
209,780 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Hà Nội
Mẹ em bị tai biến nửa người gần 70 rồi. Bà nói tao với ông ý về quê, rập rình cả tháng rồi cccm ạ . Chốt chủ nhật sáng về, lúc sau gọi điện chiều về, tao không đi xe mày mà gọi cháu đến đưa về cơ. 12h30 em đến đang nắng thì nói sắp mưa bão về quê thì cũng chả làm gì được . Em nói đang nắng thì mẹ em nói ờ thì đi, 15 phút sau thì tao đang bị nhọt ở mông thôi không về nữa. Sau 1 hồi giải thích là chỉ là nóng có mấy cái mụn bằng đầu tăm thôi, ok lần 2. Chưa đầy 10p thì, ông cho tôi đi nặng cái lên xe cho nhẹ bụng , đi xong vào nói tao từ sáng đến giờ đi 3 lần đau bụng lắm , thôi không về nữa dù bố em bảo phân vẫn thuôn. Sau đó mách con gái và con rể là ông ý cho tao uống có 5v berberin( bố em cho uống kiểu liệu pháp tâm lý). Chốt lại là mày và bố mày cho tao về có sao là tao không biết đâu nhé. Ôi thần linh ơi, cụ tam đại em cũng chả dám quyết ý chứ, ức chế vãi em té xuống nhà ngồi. Tiếng sau lên em nói, mẹ không về quê thì con đi về nhé, chơi ngay câu: Vâng mời ông về...hiiiiii. Viết đến đây vừa tức vừa buồn cười vừa thương cả 2 ông bà. Chả biết chiều có ngớt không để qua ngắm quả lườm của bà già em cái cccm ạ. Túm lại người già như trẻ con ấy , cũng hư lắm, nhất là bà bô em. Nhưng mà em vẫn yêu mẹ em nhất.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em vừa phải nghỉ phép chăm bố gần nửa tháng vì tiểu đường biến chứng.
Lúc còn đương chức, là xếp lớn, có khi cả năm chả gặp bố vì bận đi công tác, chơi bời, bồ nhí, hơn nữa bố con khắc khẩu.
Lúc đương chức, ông nói về già tao khỏi cần đứa nào lo, có tiền có tất. Mày đừng trông gì tao.
Lúc về hưu, ông sốc, rồi bệnh tật liên miên, đệ tử, bồ nhí bỏ hết.
Em lại phải chăm bố, bón cơm, dìu đi,bóp chân tay.
Ông im, không nói gì, tay run rẩy.
 

Tùng indaogia

Xe tải
Biển số
OF-451254
Ngày cấp bằng
7/9/16
Số km
482
Động cơ
209,780 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Hà Nội
Em vừa phải nghỉ phép chăm bố gần nửa tháng vì tiểu đường biến chứng.
Lúc còn đương chức, là xếp lớn, có khi cả năm chả gặp bố vì bận đi công tác, chơi bời, bồ nhí,
hơn nữa bố con khắc khẩu.
Lúc đương chức, ông nói về già tao khỏi cần đứa nào lo, có tiền có tất. Mày đừng trông gì tao.
Lúc về hưu, ông sốc, rồi bệnh tật liên miên, đệ tử, bồ nhí bỏ hết.
Em lại phải chăm bố, bón cơm, dìu đi,bóp chân tay.
Ông im, không nói gì, tay run rẩy.
Có 1 bố thôi cụ ạ. Chúc 2 bố con cụ chân cứng đá mềm nhé.
 

satthuhaohoa

Xe hơi
Biển số
OF-521179
Ngày cấp bằng
12/7/17
Số km
101
Động cơ
176,790 Mã lực
Tuổi
36
chúng ta nên đặt địa vị vào vị trí các cụ các cụ nhỉ
 

axiao

Xe hơi
Biển số
OF-475087
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
175
Động cơ
199,070 Mã lực
tập trung vào vấn đề làm ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ.
Nhiều lần em lắng nghe, đồng cảm, ngồi bên các cụ thật lâu, nghe các cụ nói chuyện, kể chuyện, hỏi chuyện các cụ...hôm sau không khí cũng khác hẳn. em nghĩ công việc đôi khi lấy đi quá nhiều thời gian, thiếu gần với các cụ cũng là một nguyên nhân.
 

duyky

Xe điện
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
2,446
Động cơ
448,300 Mã lực
Bố mẹ ai cũng đến tuổi già, xuất hiện các bệnh hay biểu hiện như: nghễng ngãng, hay quên, tim mạch, xương khớp ...Tính khí như con trẻ: nhớ trước quên sau, khó tính,hay dỗi, so sánh với ngày xa xưa ....
Khi đó các cụ/mợ cũng ko còn trẻ, cũng đã có gia đình, con cái. Thậm chí có cụ con cái đã trưởng thành, đi học, ở riêng.
Lúc đó bắt đầu nảy sinh nhiều chuyện tuy không gay gắt kiểu mẹ chồng nàng dâu nhưng sự khác biệt giữa các thế hệ, sự suy yếu của tuổi già kèm theo bệnh tật, sợ cô đơn .... cũng đã làm cho quan hệ bố mẹ,con cái trong nhà có lúc cũng không được suôn sẻ.
Xử lý các tình huống đó như thế nào, mời các cụ/mợ chia sẻ các câu chuyện được chứng kiến, xử lý để chúng ta cùng nhau học tập kinh nghiệm
Cả hai Vợ chống em đều chỉ là con thứ, ông bà nội thì già rồi tầm hơn 70 tuổi. Khi làm nhà dù đất cũng chật chội nhưng cũng đã cố gắng bố trí một Phòng rộng vệ sinh khép kín có tiểu cảnh, sân tập, lối đi riêng, hạ tầng tốt, đồ dùng nội thất đầy đủ để sẵn đó, nói với ông bà là con khóa cửa giao chìa khóa cho ông bà, bất cứ khi nào ông bà nhớ con nhớ cháu và ở hẳn hoặc ở du lịch ở đó thì ông bà cứ gọi điện con đón hoặc con bận thì Taxi đưa đến. Riêng với ông bà ngoại còn khá trẻ mới hơn 50 tuổi nhưng cũng đã lên phương án rồi, nếu ông bà đến chơi ở một thời gian hoặc ở hẳn thì cũng bố trí y như ông bà nội, chỉ có điều ở khác tầng nhà mà thôi, hoặc nếu thuận lợi thì đến khi ông bà ngoại già yếu thì ông bà nội không dùng đến khu vực nhà đó nữa.
Vậy mà thỉnh thoảng ông bà nội mới ở chơi vài hôm rồi lại về quê, các cụ già thích yên tĩnh và vườn cây ao cá, không thích chốn ồn ào, em thì sợ nhất là khi ông bà đau ốm dài ngày mà lại không chịu đến ở nhà em để chúng em chăm lo cứ đòi ở quê cho yên tĩnh thì chết dở. Ai cũng được cha mẹ chăm lo thương yêu khi còn tấm bé, vậy thì khi các cụ già cả đau ốm chúng ta phải chăm sóc lại thôi, không phân biệt Trưởng, Thứ, Nội, Ngoại.
 

letung389

Đi bộ
Biển số
OF-404481
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
4
Động cơ
227,330 Mã lực
Tuổi
34
Cháu năm nay 27, cách đây 2 năm bố cháu qua đời vì ung thư. Cả gia đình chăm sóc cụ mất năm trời - nâng lên đỡ xuống, ăn phải thông ống vào dạ dày, vệ sinh, tắm rửa phụ thuộc cả; đau đớn vật vã chẳng thở đc, phải thức cùng bóp chân bóp tay xoa lưng, may mà mẹ cháu đảm, nhà lại có 3 anh em trai làm ở gần nhà cả ( lúc đó cháu thất nghiệp nên cũng ở nhà luôn ) nên thay phiên nhau được không thì cũng ko biết làm thế nào.
Cháu suy nghĩ là: chăm bố mẹ, người già nói chung cần có cái động lực. Nhiều lúc mình nghĩ là ngày xưa ngày xưa bố mẹ thế nào vs mình, uh thì nghĩ đc đó nhưng sau đấy quên ngay, cũng có chút chút động lực nhưng ko nhiều. Cái chính là sự biết ơn, cảm thông và tình thương.
Mình nghĩ được việc các cụ đã làm cho mình thì mình phải có sự biết ơn.
Các cụ già, có bệnh tật thì khó chịu, đau đớn thì ta phải thương phải thông cảm.
Cháu thấy đầy đủ mấy cái trên là chăm sóc các cụ tự nguyện lắm.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
Thực sự việc sống cùng các cụ, rồi chăm sóc các cụ là cả vấn đề. Mỗi nhà mỗi cảnh, nhiều cụ đã đưa lên đây các hoàn cảnh cụ thể của chính gia đình mình. Trừ các người con bất hiếu và trong nhà có bất hòa anh em ... còn đa phần các con cái đều có ý thức chăm lo bố mẹ khi về già. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế, công việc việc chăm sóc cũng đa dạng và ai cũng có cái lý của mình. Cái khó nhất là làm sao cho các cụ hiểu mình vẫn có quan tâm, lo lắng cho các cụ chứ ko bỏ mặc các cụ. Vì như bản thân em cũng lo lắng, động viên các cụ ... nhưng do tính cách em rất khó ngồi nói chuyện kiểu tâm tình, thủ thỉ như nhiều cụ đã kể. Bởi ngay từ bé, ông bà bảo gì em làm theo, nhưng kiểu vui đùa, tuế táo trêu cha mẹ .... thì có lẽ chưa bao giờ. Vì tính cách của ông bà già em cũng mô phạm, quy lát nên nó cũng ảnh hưởng đến cách sinh hoạt trong nhà suốt thời gian dài. Và bây giờ cái đó cũng ko hợp với tuổi già vì họ cần sự quan tâm, thể hiện một cách thường xuyên, kiểu trẻ em thích được khen, nịnh.
Ông cụ nhà em đang bị thoát vị đĩa đệm, đi lại có khó khăn hơn, nhưng vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Đang đưa cụ đi châm cứu thường xuyên, uống thuốc ... nhưng ngoài 80 rồi làm sao có thuốc tiên để trở lại như người bình thường được. và bản thân cụ cứ áy náy chuyện đó, sao chữa mãi ko khỏi. Dù em đã phím cho BS tuyên truyền động viên nhưng em hiểu cụ chỉ nghe thế thôi, chứ vẫn có cái gì trong suy nghĩ vẫn ko tin và muốn làm sao phải đỡ hơn. Do vậy những hôm thay đổi thời tiết, cụ có nhức hơn, cô giúp việc bận rộn hơn phải xoa bóp cho cụ ... nhưng qua thái độ em thấy cụ vẫn ko hài lòng. Cụ nói với em cô giúp việc OK nhưng vẫn có cái ý ngầm chê bai. mà bây giờ tìm được 1 người chăm lo cẩn thận cho người già, biết được mọi thứ ... đâu phải đơn giản. Đến như cụ bà cũng hằng ngày bên cạnh, nhắc nhở vận động ... mà nhiều lúc cũng than: chẳng biết nói thế nào cho bố mày hiểu, cứ mệt là ông đi nằm và ngủ. Mà không vận động thì cơ thể làm sao có thể hồi phục được, dù ít nhiều. Lúc này em cũng thấu hiểu, do hoàn cảnh công việc, tính cách của cụ ông trước kia nên nó cũng tạo ra một con người bị thụ động, nhất là khi về già, sự giao tiếp sau khi có bệnh bị hạn chế (trước đó dù nghỉ hưu ông già em vẫn đi làm thêm, từ khi có bệnh mới ở nhà thường xuyên) và thậm chí có thể bị tự kỷ về sức khỏe của mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top