Cụ nào máu hú em nhá!
Giá cực ngon!(b)(b)(b)(b)(b)(b)(b)
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cùng với các cổ đông lớn thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện việc tái tổ chức lại Công ty Liên doanh Cáp Vinadeasung theo mô hình công ty cổ phần với thương hiệu mới - VinaCap.
Từ năm 1992, Công ty Liên doanh Cáp Vinadaesung (đơn vị tiền thân của VinaCap) là liên doanh đầu tiên của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đưa công nghệ hiện đại sản xuất cáp thông tin vào Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành, đây chính là sự khởi đầu cho việc chuyển giao công nghệ từ VinaCap (Vinadaesung) sang các đơn vị sản xuất khác để xây dựng một ngành cáp thông tin mạnh và hoàn toàn chủ động của Việt Nam.
Trong 15 năm qua, VinaCap (Vinadaesung) là đơn vị dẫn đầu trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam về khả năng sản xuất đa dạng các loại cáp thông tin, từ 1 đôi tới 2.400 đôi, chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của mạng viễn thông Việt Nam.
Những sản phẩm với chất lượng cao đã có đóng góp đáng kể vào giai đoạn tăng tốc “thần kỳ” của ngành viễn thông Việt Nam và được xuất khẩu vào các thị trường Brazil, Hồng Kông, Nam Phi, Campuchia, Lào,...
Từ năm 1997, công ty đã đưa công nghệ bọc 2 lớp hiện đại nhất vào sản xuất cáp thông tin. Năm 2003 công ty là đơn vị đầu tiên nhận chuyển giao công nghệ từ châu Âu để sản xuất cáp mạng LAN. Đến nay, VinaCap là đơn vị duy nhất ở Việt Nam sản xuất được cáp mạng LAN Cat 5e, Cat 6, đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu.
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=0803&id=71682a5ff490f7
Thời gian qua, VinaCap (Vinadaesung) luôn có tăng trưởng mạnh và có hiệu quả kinh tế cao nhất trong số các doanh nghiệp công nghiệp bưu chính viễn thông.
Năm 2006, VinaCap đạt doanh thu 550 tỷ đồng, năm 2007 (mặc dù phải dừng sản xuất kinh doanh 5 tháng để chuyển đổi công ty) doanh thu đạt 385 tỷ đồng lợi nhuận bình quân 20%/doanh thu/năm.
Theo ông Ngô Hồng Quân, Tổng giám đốc VinaCap, những kết quả sản xuất kinh doanh nói trên có cơ sở từ hệ thống quản trị hiện đại được chuyển giao từ đối tác nước ngoài, bộ máy tổ chức gọn nhẹ với số lượng cán bộ công nhân viên chỉ bằng 55% so với đơn vị cùng qui mô, công ty luôn thực hiện chiến lược đi đầu về công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Từ VinaCap, nhiều cán bộ, công nhân đã trưởng thành và trở thành những cán bộ quản lý chủ chốt của nhiều công ty sản xuất cáp khác.
Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng khi công ty tái tổ chức chuyển sang mô hình cổ phần với thương hiệu mới VinaCap - Cáp Việt Nam và chính thức đặt mục tiêu đưa VinaCap trở thành một thương hiệu mạnh với sản phẩm dây - cáp chất lượng cao không chỉ phục vụ cho mạng viễn thông mà còn phục vụ cho mạng điện lực quốc gia và dân dụng.
Để thực hiện mục tiêu trên, VinaCap đã chủ động loại bỏ các dây chuyền máy móc cũ và tập trung đầu tư cho các sản phẩm mới như cáp sợi quang phục vụ nhu cầu phát triển mạng viễn thông băng thông rộng; đẩy mạnh sản xuất cáp mạng LAN Cat 5e, Cat 6, Cat 7 để không chỉ xuất khẩu mà còn phục vụ nhu cầu trong nước dần chiếm lĩnh thị trường thay thế hàng nhập khẩu; đầu tư sản xuất dây và cáp điện bằng dây chuyền công nghệ của châu Âu để tạo ra các sản phẩm dây điện cao cấp, giúp ngành điện lực và người dân loại bỏ các loại dây điện kém chất lượng - nguyên nhân chủ yếu gây ra thất thoát điện năng và tình trạng cháy nổ.
Hướng tới một công ty phát triển nhanh và bền vững, VinaCap đang triển khai kế hoạch đầu tư năm 2008 - 2010 với qui mô hàng trăm tỷ đồng nhằm mở rộng đầu tư sản phẩm mới với chất lượng cao.
Mới đây, VinaCap đã tham gia đầu tư trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Đầu tư công nghệ và truyền thông (VNTT) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Đầu tư phát triển khu công nghiệp và đô thị - Becamex IDC Bình Dương, chuyên đầu tư và khai thác hạ tầng mạng viễn thông.
Với bước đi này, VinaCap đang từng bước tham gia sâu vào các dự án công nghệ và xây dựng hạ tầng cơ sở, thực hiện chiến lược đa dạng hoạt động, gắn kết giữa sản xuất với người tiêu dùng.