- Biển số
- OF-6123
- Ngày cấp bằng
- 21/6/07
- Số km
- 1,643
- Động cơ
- 559,700 Mã lực
- Nơi ở
- Euroland
- Website
- www.vinajob.com.vn
Gói kích cầu Việt Nam có dấu hiệu nguy hiểm?
VIT - Các chuyên gia kinh tế đang lo lắng, sự nới lỏng tiền tệ của chính phủ có thể sẽ khiến Việt Nam rơi vào một bong bóng đầu cơ mới và thành công của Việt Nam đang tiềm ẩn một vấn đề nghiêm trọng.
Sự lo lắng này đã được nêu bật hôm thứ Ba (30/6) vừa qua, khi Cơ quan đánh giá Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam. Nguyên nhân là do Chính phủ đã bơm quá nhiều vốn vào nền kinh tế, tình trạng tài chính Việt Nam có thể tiếp tục xấu đi, hệ thống ngân hàng dễ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống.
Những số liệu từ chính phủ cho thấy, khi khủng hoảng toàn cầu bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng cộng đã rót vào nền kinh tế khoảng 19 tỷ USD, tương đương với khoảng 1/5 GDP Việt Nam. Những khoản vay là một phần quan trọng trong gói kích cầu. Trong gói kích thích thích kinh tế này, Chính phủ đã hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có thể nới lỏng các khoản vay, từ đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh và các nhà xuất khẩu.
Trong một thời gian ngắn, những chính sách này đã thành công. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán, năm nay kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc độ tăng trưởng ở mức 3,3%, trong khi đó Thái Lan và Malaysia lại giảm mạnh.
Hôm thứ Tư (1/7), Chính phủ công bố, GDP nửa đầu năm nay của Việt Nam tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng trưởng kinh tế quý đầu là 3,1%, quý II tăng 4,5%. Trước đó, tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,2%, năm 2007 là 8,5%.
Giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, chỉ số cổ phiếu cơ bản của Việt Nam so với đầu tháng 3 tăng 83%. Các nhà kinh tế cho biết, tại các sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giá nhà đất đều tăng.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, cung cấp các khoản tín dụng với số lượng lớn là một chiến lược tốt, các biện pháp kích thích của chúng ta sẽ khiến các ngân hàng phải cho vay có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đầu tư quá nhiều vốn vào nền kinh tế, rất nhiều người lo lắng tình trạng lạm phát sẽ tái diễn. trước khi giảm 5,6% hồi tháng 5/2009, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 đã tăng tới 28%. Cùng với những dự đoán về nguy cơ trở lại của tình trạng lạm phát, phương thức đối phó của nhiều người Việt chính là đem tất cả vốn có thể xoay xở được vào đầu tư.
Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam còn lo lắng, các nhà lãnh đạo chính trị quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trong phương hướng của kế hoạch kinh tế 5 năm. Trước khi lạm phát quay đầu trở lại, họ không muốn đóng cánh cửa kích thích kinh tế. Tháng 4, Chính phủ đã gia hạn kế hoạch vay vốn kích thích kinh tế thêm hai năm. Theo kế hoạch này, Nhà nước hỗ trợ mức lãi suất 4%/năm cho khách hàng vay vốn ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng mở rộng vốn vay.
Tháng trước, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo Việt Nam rằng, chính sách nới lỏng tín dụng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ có thể sẽ cản trở việc cải cách của các doanh nghiệp quốc doanh, Việt Nam có thể chuyển hướng sang hỗ trợ cho những công nhân mất việc vượt qua thời kỳ u ám này.
VIT - Các chuyên gia kinh tế đang lo lắng, sự nới lỏng tiền tệ của chính phủ có thể sẽ khiến Việt Nam rơi vào một bong bóng đầu cơ mới và thành công của Việt Nam đang tiềm ẩn một vấn đề nghiêm trọng.
Sự lo lắng này đã được nêu bật hôm thứ Ba (30/6) vừa qua, khi Cơ quan đánh giá Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam. Nguyên nhân là do Chính phủ đã bơm quá nhiều vốn vào nền kinh tế, tình trạng tài chính Việt Nam có thể tiếp tục xấu đi, hệ thống ngân hàng dễ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống.
Những số liệu từ chính phủ cho thấy, khi khủng hoảng toàn cầu bùng nổ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng cộng đã rót vào nền kinh tế khoảng 19 tỷ USD, tương đương với khoảng 1/5 GDP Việt Nam. Những khoản vay là một phần quan trọng trong gói kích cầu. Trong gói kích thích thích kinh tế này, Chính phủ đã hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có thể nới lỏng các khoản vay, từ đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh và các nhà xuất khẩu.
Trong một thời gian ngắn, những chính sách này đã thành công. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán, năm nay kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc độ tăng trưởng ở mức 3,3%, trong khi đó Thái Lan và Malaysia lại giảm mạnh.
Hôm thứ Tư (1/7), Chính phủ công bố, GDP nửa đầu năm nay của Việt Nam tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng trưởng kinh tế quý đầu là 3,1%, quý II tăng 4,5%. Trước đó, tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,2%, năm 2007 là 8,5%.
Giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, chỉ số cổ phiếu cơ bản của Việt Nam so với đầu tháng 3 tăng 83%. Các nhà kinh tế cho biết, tại các sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giá nhà đất đều tăng.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, cung cấp các khoản tín dụng với số lượng lớn là một chiến lược tốt, các biện pháp kích thích của chúng ta sẽ khiến các ngân hàng phải cho vay có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đầu tư quá nhiều vốn vào nền kinh tế, rất nhiều người lo lắng tình trạng lạm phát sẽ tái diễn. trước khi giảm 5,6% hồi tháng 5/2009, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 đã tăng tới 28%. Cùng với những dự đoán về nguy cơ trở lại của tình trạng lạm phát, phương thức đối phó của nhiều người Việt chính là đem tất cả vốn có thể xoay xở được vào đầu tư.
Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam còn lo lắng, các nhà lãnh đạo chính trị quá theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trong phương hướng của kế hoạch kinh tế 5 năm. Trước khi lạm phát quay đầu trở lại, họ không muốn đóng cánh cửa kích thích kinh tế. Tháng 4, Chính phủ đã gia hạn kế hoạch vay vốn kích thích kinh tế thêm hai năm. Theo kế hoạch này, Nhà nước hỗ trợ mức lãi suất 4%/năm cho khách hàng vay vốn ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng mở rộng vốn vay.
Tháng trước, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo Việt Nam rằng, chính sách nới lỏng tín dụng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ có thể sẽ cản trở việc cải cách của các doanh nghiệp quốc doanh, Việt Nam có thể chuyển hướng sang hỗ trợ cho những công nhân mất việc vượt qua thời kỳ u ám này.