Nhận định về thị trường căn hộ thời điểm này, Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu dùng bộ tiêu chí đánh giá bong bóng bất động sản của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để soi chiếu vào thị trường Việt Nam hiện tại, cho thấy:
Tiêu chí thứ nhất, nếu một người dân bình thường cần trên 30 năm làm việc mới mua được một căn hộ ở thì tức bắt đầu có bong bóng. Tại Trung Quốc, người dân cần 34 năm. Tại Việt Nam, tính đúng theo công thức chuẩn của IMF vào thời điểm 4 năm trước, người dân cần 35 năm để mua được một căn hộ. Nhưng hiện tại, con số này đã ở mức... 57 năm.
Tiêu chí thứ hai, một căn hộ cho thuê để ở mà cần quá 25 năm không hoàn vốn thì cũng có nghĩa là bong bóng. "Nếu các bạn đi mua chung cư hoặc nhà ở rồi cho thuê thì sẽ lỗ to. Không chỉ 20 năm mà thậm chí 40 năm cũng không thu hồi được vốn", vị chuyên gia nhận định.
So sánh thêm một số thị trường quốc tế khác:
Báo cáo của Nhà Tốt ghi nhận, tại New York (Hoa Kỳ)- thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, người dân chỉ mất 9,92 năm để mua căn nhà trị giá 25,9 tỷ đồng khi mức thu nhập của họ lên tới gần 2,6 tỷ đồng/năm.
Ngay cả tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, người dân cũng chỉ cần mất hơn 12 năm đã có thể mua được một căn hộ. Nhưng tại Bắc Kinh (Trung Quốc), một hộ gia đình mất tới 44 năm mới mua được một căn hộ khi giá nhà đang ở mức 29,5 tỷ đồng, mức thu nhập bình quân khoảng 668 triệu đồng/năm. Tỷ lệ này ở BangKok, Thái Lan là 31 năm.
Túm lại bao giờ vỡ thì không biết, nhưng nội thành thì 20-30 năm nữa nếu không có metro như Nhật thì còn lâu mới giảm
nguồn: copy trên mạng.