[Funland] Chúc mừng 20 xiêu nhân đã được cứu thoát

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
3,774
Động cơ
417,388 Mã lực
Vấn đề là có nhiều người phượt núi Bà Đen kiểu này rồi và chỉ số ít bị trường hợp thế này. Nếu bọn nó phượt ở nơi chưa ai biết, hoặc ít ng biết mà bị lạc thì không nói làm gì. Cái núi bát úp này hàng trăm hàng nghìn người phượt và không sao cả mà bọn này gặp trường hợp thế thì bị người khác nói là dốt, ngu, thiếu kỹ năng thì ráng mà nghe. Cãi gì.
Mà ở đây không bàn chuyện đi đêm nhá. Sáng hôm sau còn đủ thời gian để xuống nhá.
Em thì bảo rồi, bọn này là không có kỹ năng phượt, ko lượng sức mình tính thời gian kém nên tối xuống ko nhìn thấy đường mà leo. Gọi luôn cứu hộ cho nhanh. Sáng ra mệt, lười leo, ko có ăn nên nằm bố nó ở đấy đợi người mang đồ lên. Chứ lạc gì ở cái núi này.

Lạc đường, lạc rừng phải lạc 1-2 ngày như cụ gì nói trong pót trước ấy. Thế mới gọi là lạc. Chứ 1-2h leo xuống khôgn thấy lối mòn đã phone cho cứu trợ thì lười đi chứ lạc gì.
Bọn nó đi lần thứ mấy rồi chứ không phải lần đầu nên chuyện càng hài hước. Nếu cả dãy núi thì còn bảo lạc không biết xuống thế nào chứ núi mồ côi thì cứ đi xuống dốc là tới chân núi có người ở làm sao lạc được. Kể cả nó có hiểm trở hay hang hốc. Gặp chướng ngại vật thì vòng tránh rồi cứ chỗ nào thấp ta đi. Lạc trong rừng chủ yếu do mất định hướng chứ ở đây là cao điểm lúc nào cũng có thể quan sát xung quanh. Đêm không có đèn để đi thì chí ít 20 con người cũng có thể đốt lửa sưởi chờ trời sáng để về. Nguồn gốc vấn đề ở đây là thiếu kỹ năng sống và thói ỷ lại.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thấy vậy cũng phải!:-w
 

vanvuong

Xe điện
Biển số
OF-144813
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,353
Động cơ
371,733 Mã lực
Bọn nó đi lần thứ mấy rồi chứ không phải lần đầu nên chuyện càng hài hước. Nếu cả dãy núi thì còn bảo lạc không biết xuống thế nào chứ núi mồ côi thì cứ đi xuống dốc là tới chân núi có người ở làm sao lạc được. Kể cả nó có hiểm trở hay hang hốc. Gặp chướng ngại vật thì vòng tránh rồi cứ chỗ nào thấp ta đi. Lạc trong rừng chủ yếu do mất định hướng chứ ở đây là cao điểm lúc nào cũng có thại.
Không có ý ném đá hay dìm hàng cụ đâu!
Đọc xong cái đoạn này của cụ thì em nhận ra rằng cụ chưa hề phải leo núi lúc ban đêm bao giờ cả.
Em đảm bảo chắc chắn 100%.
 
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,295
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Không có ý ném đá hay dìm hàng cụ đâu!
Đọc xong cái đoạn này của cụ thì em nhận ra rằng cụ chưa hề phải leo núi lúc ban đêm bao giờ cả.
Em đảm bảo chắc chắn 100%.
Không có ý công kích cá nhân, nhưng bản tính thật như đếm nên thực lòng mà nói em nghĩ các cụ này đặt lích lờ xút nghe có vẻ quý tộc thành đạt đi xe sang, chứ với trình độ và khẩu khí như này có khi quần bò đóng vét chợ hàng thùng Kim Liên wây tàu bán hàng đa cấp cũng nên, chán chả muốn nói...
 

Haiha0674

Xe điện
Biển số
OF-151210
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,105
Động cơ
382,710 Mã lực
Mà 20 đứa ngu tụ họp vào 1 nhóm sao trùng hợp thế nhỉ, chỉ có mỗi đường là cứ từ trên cao xuống thấp thôi là xong mà cũng không biết, chán
Thì ngu như nhau mới chơi với nhau mà cụ, dễ hiểu thôi
 

nguyentiep.bn91

Xe buýt
Biển số
OF-175840
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
712
Động cơ
380,551 Mã lực
Có thế mới thấy vấn đề của giáo dục, cái cần dạy éo dạy, đi dạy tư tưởng Mác Lê, lịch sử Đ, v.v... để làm cái gì :))
Để thời quá chuyển dạ kéo dài. :))
 

drmeo

Xe hơi
Biển số
OF-307033
Ngày cấp bằng
8/2/14
Số km
119
Động cơ
301,693 Mã lực
Bọn nó đi lần thứ mấy rồi chứ không phải lần đầu nên chuyện càng hài hước. Nếu cả dãy núi thì còn bảo lạc không biết xuống thế nào chứ núi mồ côi thì cứ đi xuống dốc là tới chân núi có người ở làm sao lạc được. Kể cả nó có hiểm trở hay hang hốc. Gặp chướng ngại vật thì vòng tránh rồi cứ chỗ nào thấp ta đi. Lạc trong rừng chủ yếu do mất định hướng chứ ở đây là cao điểm lúc nào cũng có thể quan sát xung quanh. Đêm không có đèn để đi thì chí ít 20 con người cũng có thể đốt lửa sưởi chờ trời sáng để về. Nguồn gốc vấn đề ở đây là thiếu kỹ năng sống và thói ỷ lại.
nhà em dự là các thanh niên này chỉ tính đi trong ngày rồi về thôi nên ko khéo còn chẳng có bật lửa hay diêm :)) mà có thì chưa chắc các con giời này đã biết nhóm lửa =)); đêm tối; giữa núi lạnh lẽo; xung quanh tối đen như mực; lại phải cái không gian ma mị của rừng núi nữa thốn phải biết :D 1 nửa quân số đoàn là gái nữa nên hoảng loạn và gọi cứu trợ ngay và luôn cũng đúng thôi ợ :D e nghĩ việc lạc lúc tối rồi chắc lại ko nhóm dk lửa nữa ở yên 1 chỗ gọi cứu viện là đúng rồi còn gì cụ :)
còn đáng trách ở chỗ đội này ko chịu tự đi xuống khi trời đã sáng ~,~ bắt đầu đi từ 6h sáng thì 12h trưa thừa xuống đến nơi rồi
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
11,204
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái núi Bà Đen này em đi mấy lần rồi, xung quanh cái núi là đồng bằng, toàn là ruộng, độc nhất mỗi 1 cái núi giữa đồng không mông quạnh, mà núi to gì cho cam, bé tẹo à.
Lạc thì cứ nằm xuống lăn 1 phát là thấy ruộng ngay, thấy người ngay mà :D
 

giaphu0711

Xe tải
Biển số
OF-335658
Ngày cấp bằng
21/9/14
Số km
269
Động cơ
280,310 Mã lực
Hãy học cách bơi, cách thoát khỏi một khu rừng lạc, cách thoát khỏi một đám cháy hay một vụ sụt lún, cách đối diện với một kẻ đột nhập hay một mối nguy hiểm, cách tìm thức ăn hay tạo ra nguồn lửa ở những nơi không có con người, cách sơ cấp cứu (trước là cho chính mình, sau là cho đồng loại)... và cách vượt qua khủng hoảng tinh thần, chế ngự nỗi sợ hãi. Bởi vì nếu không thể sống, tất cả những kiến thức đã từng được nhồi nhét, là vô nghĩa.
 

giaphu0711

Xe tải
Biển số
OF-335658
Ngày cấp bằng
21/9/14
Số km
269
Động cơ
280,310 Mã lực
Núi mồ côi mà bị lạc. Thật là chuyện bi hài đầu năm
 

Quan_woodman

Xe điện
Biển số
OF-174028
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
4,608
Động cơ
381,398 Mã lực
Mà trách chúng nó vậy thôi, chứ nhiều cụ trong này hỏi đến đi rừng hay leo núi bảo chuẩn bị gì trước khi đi chắc cũng ngọng, e thật. Kỹ năng đầu tiên chuẩn bị đó là chuẩn bị cho việc bị lạc. Ngày xưa bọn e đi thì thường được yêu cầu: dao, đèn pin+pin, bật lửa+đá lửa, bông băng y tế + thuốc men, áo mưa, ấm và lương khô. Đây là các đồ tối thiểu mỗi người phải có. Các loại vật dụng khác e không kể. Trước khi đi, dù đó là lần đi thứ bao nhiêu, cũ cũng như mới, đều bắt buộc phải phổ biến chung kỹ năng tìm đồ ăn được, uống được trong tình huống xấu nhất. Thống nhất cách đánh dấu ký hiệu trên đường đi, trên cây... Và vô số những kỹ năng khác. Nhưng có điểm tuyệt đối phải xác định ngay từ đầu, đó là tinh thần. yếu tố này là sống còn đối với dân đi rừng, núi. Đa số, người ta chết vì tinh thần là chính. Không cần nói đến rừng, chỉ cần đi vào nông trường cây cao su thôi, thẳng hàng ngay lối, e đảm bảo nhiều cụ ở đây cũng hoảng loạn luôn. Cái chính ở đây đối với bọn nhóc này không phải là việc tìm đường xuống được hay không. Bọn nó hoàn toàn không có kỹ năng chuẩn bị và tự chăm sóc. Đáng ra chúng nó phải có một đêm lửa trại tưng bừng mới phải.
 

kemkem1108

Xe tải
Biển số
OF-296088
Ngày cấp bằng
21/10/13
Số km
276
Động cơ
314,148 Mã lực
1 lũ ham chơi lười suy nghĩ, lười vận động, chưa làm đã nản thì làm éo gì mà có kỹ năng sinh tồn được
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
3,774
Động cơ
417,388 Mã lực
Không có ý ném đá hay dìm hàng cụ đâu!
Đọc xong cái đoạn này của cụ thì em nhận ra rằng cụ chưa hề phải leo núi lúc ban đêm bao giờ cả.
Em đảm bảo chắc chắn 100%.
Cụ có ấm đầu không? Ai bảo chúng nó đi đêm? Kể cả trên phim, các chuyên gia sinh tồn người ta cũng không đi đêm trong rừng. Khi thấy trời xẩm tối là người ta đã phải chuẩn bị chỗ trú và chuẩn bị củi lửa rồi cụ ạ. Sinh viên có tri thức cái tối thiểu là phải hiểu thế nào là thời gian và quãng đường cần di chuyển để có phương án tìm đường về.
 

Civic2306

Xe điện
Biển số
OF-7948
Ngày cấp bằng
12/8/07
Số km
3,398
Động cơ
569,279 Mã lực
Hãy học cách bơi, cách thoát khỏi một khu rừng lạc, cách thoát khỏi một đám cháy hay một vụ sụt lún, cách đối diện với một kẻ đột nhập hay một mối nguy hiểm, cách tìm thức ăn hay tạo ra nguồn lửa ở những nơi không có con người, cách sơ cấp cứu (trước là cho chính mình, sau là cho đồng loại)... và cách vượt qua khủng hoảng tinh thần, chế ngự nỗi sợ hãi. Bởi vì nếu không thể sống, tất cả những kiến thức đã từng được nhồi nhét, là vô nghĩa.

Đọc 37 trang em mới nhặt được comment này của cụ là có ý nghĩa nhất, nhưng học những cái này ở đâu cụ nhỉ???
 

volanggo

Xe tăng
Biển số
OF-152533
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,560
Động cơ
367,498 Mã lực
Nơi ở
Giống một số cụ trên này
Mẩu chuyện nhật hầu các cụ sáng sớm.

Hồi cách đây 8 năm vào tầm tháng 2, em có cùng Cụ thân sinh đi săn đêm khu núi đá thuộc khu Tràng An - Ninh Bình, từ đường lộ vào chừng 5-6 cái đèo và thung lũng vào giữa khu trung tâm, sau khi săn được hai con đon tầm 11-12h khuya thì trời bắt đầu mưa phùn và lạnh hơn, lúc đó tay chân bắt đầu tê cóng, loay hoay nhóm lửa mà ko được, sau phát hiện ra bật lửa đã hư, mà trời mỗi lúc một lạnh, em ko biết làm các nào thì thấy Cụ nhà em hí hoáy tháo viên đạn để lấy thuốc súng rải đều ra bùi nhùi, sau đó lấy hòn đá ghè cho vỡ cái bóng đèn pin ra, nhưng ko được làm đứt dây tóc bóng đèn, rồi lắp lại và dí sát vào thuốc súng rồi bật công tắc ...bùng...may sao cũng có lửa để sưởi mừng quá trời(cũng phải làm đi làm lại 3-4 lần vì đập vỡ vở thủy tinh mà còn nguyên dây tóc bóng đèn rất khó)...trước đây khi còn cầy thú thì em hay được theo Cụ nhà em đi săn đêm.... còn có hôm đi mệt quá hai Cha con tìm thấy cuối thung lũng có chỗ kín gió và có mô đất cao, giữa hai mô đất có chỗ bằng phẳng trải bạt ra nằm, sáng tỉnh dậy mắt nhắm mát mở thì đó là hai ngôi mộ song song nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
3,774
Động cơ
417,388 Mã lực
Mẩu chuyện nhật hầu các cụ sáng sớm.

Hồi cách đây 8 năm vào tầm tháng 2, em có cùng Cụ thân sinh đi săn đêm khu núi đá thuộc khu Tràng An - Ninh Bình, từ đường lộ vào chừng 5-6 cái đèo và thung lũng vào giữa khu trung tâm, sau khi săn được hai con đon tầm 11-12h khuya thì trời bắt đầu mưa phùn và lạnh hơn, lúc đó tay chân bắt đầu tê cóng, loay hoay nhóm lửa mà ko được, sau phát hiện ra bật lửa đã hư, mà trời mỗi lúc một lạnh, em ko biết làm các nào thì thấy Cụ nhà em hí hoáy tháo viên đạn để lấy thuốc súng rải đều ra bùi nhùi, sau đó lấy hòn đá ghè cho vỡ cái bóng đèn pin ra, nhưng ko được làm đứt dây tóc bóng đèn, rồi lắp lại và dí sát vào thuốc súng rồi bật công tắc ...bùng...may sao cũng có lửa để sưởi mừng quá trời(cũng phải làm đi làm lại 3-4 lần vì đập vỡ vở thủy tinh mà còn nguyên dây tóc bóng đèn rất khó)...trước đây khi còn cầy thú thì em hay được theo Cụ nhà em đi săn đêm.... còn có hôm đi mệt quá hai Cha con tìm thấy cuối thung lũng có chỗ kín gió và có mô đất cao, giữa hai mô đất có chỗ bằng phẳng trải bạt ra nằm, sáng tỉnh dậy mắt nhắm mát mở thì đó là hai ngôi mộ song song nhau.
Ở đó nó là quần thể núi non hiểm trở bao bọc bởi các dòng suối và đầm lầy ít dân cư sinh sống đi lại khó khăn nếu không quen đường rất dễ lạc. Vậy mà nhiều người cứ bênh chằm chặp lũ lười vận động và tư duy đó thì đến chịu.
 

fireman

Xe điện
Biển số
OF-68311
Ngày cấp bằng
13/7/10
Số km
2,358
Động cơ
449,442 Mã lực
Hãy học cách bơi, cách thoát khỏi một khu rừng lạc, cách thoát khỏi một đám cháy hay một vụ sụt lún, cách đối diện với một kẻ đột nhập hay một mối nguy hiểm, cách tìm thức ăn hay tạo ra nguồn lửa ở những nơi không có con người, cách sơ cấp cứu (trước là cho chính mình, sau là cho đồng loại)... và cách vượt qua khủng hoảng tinh thần, chế ngự nỗi sợ hãi. Bởi vì nếu không thể sống, tất cả những kiến thức đã từng được nhồi nhét, là vô nghĩa.
Vodka rồi mới thấy cụ này copy lời người khác mà không ghi nguồn. em cứ tưởng tự cụ viết.
Nguồn đây

Chuyện 20 SV đi lạc trên núi Bà Đen và chuyện bé gái người Mỹ 1 mình băng rừng tìm sự giúp đỡ

Trước khi mạo hiểm, hãy biết mình là ai và có thể làm được gì?

Có thể thấy, các bạn sinh viên trẻ tuổi kia đang ở lứa tuổi đầy năng lượng và muốn khám phá cũng như thử thách bản thân mình. Đó là việc rất đáng khen. Tuổi trẻ, phải đi, đi để biết đá biết vàng, biết mình thừa thãi hay thiếu hụt chỗ nào. Để từ đó có thể hoàn thiện bản thân cùng những trải nghiệm đã qua.

Nhưng, việc thử thách bản thân hoàn toàn không giống với việc tự đưa mình vào những tình huống nguy hiểm khi chưa có sự chuẩn bị đủ. Và tệ hơn nữa, các em đã làm phiền đến sức lực và tâm trí của hàng trăm con người xa lạ vào việc đưa mình ra khỏi hiểm nguy đó. Điều này thật đáng trách.

Rất nhiều người trẻ hiện đang thiếu các kỹ năng sống cần thiết. Nhưng cũng chẳng sao, khi họ không mạo hiểm. Ở đây, các em lại khác. Các em đã quá liều (liều và can đảm, về hình thái, đôi khi gần nhưng tính chất thì hoàn toàn khác). Một trong những thứ tối cần thiết trong cuộc đời là biết mình là ai, có thể hoặc không thể làm những gì.

Xin hỏi thật, hai mươi khối óc của hai mươi sinh viên cùng những thiết bị di động (chắc chắn có) của các em đã được sử dụng vào mục đích gì trong đêm hôm qua. Núi Bà Đen là núi mồ côi trên đồng bằng, địa hình không phức tạp và nguy hiểm. Mà giả như các em có đi theo cung Ma Thiên Lãnh đi nữa, vẫn là không quá khó để xuống núi, với một nhóm người nhiều như vậy. Ai là người dẫn đường, ai là thủ lĩnh của các em? Tôi xin cam đoan rằng với một người lớn, việc tự tìm đường xuống núi ấy không phải là việc quá khó.

Trong một chuyến về thăm nội ở Long Khánh, vào một sáng mùa hè, tôi vào rẫy bắt chim, một mình. Đi mải đi miết, hết rẫy nhà, qua rẫy xóm, tới chân núi. Rồi cảm thấy thích quá, tôi quyết định leo núi.
Với một kẻ ở miệt đồng bằng và mê leo trèo như tôi, đây đúng là một cơ hội vàng. Cứ leo hoài, tới quá trưa cũng gần đến đỉnh Chứa Chan - Gia Lào. Nhưng rồi tôi không biết xuống làm sao. Nhưng tự hỏi: "Ủa, lên được phải tự xuống được chứ?". Lúc đó, tôi ước có một người nào đó bên cạnh (một thôi, không cần đến 19 đâu), có lẽ mình sẽ xuống núi nhanh hơn. Khi đói thì tôi hái mãng cầu và chuối ăn.

Vậy mà cũng mò được xuống chân núi khi đã tối mịt. Tôi nhìn vào một ngôi nhà ở chân núi, thấy có ánh sáng leo lét từ ngọn đèn dầu nên tôi chạy đến đấy nhờ chú thanh niên: "Chú đưa con về nhà nội con bên Xuân Lữ giùm đi, nội con sẽ trả tiền cho chú".

Về đến nơi, cả nhà nội tôi vẫn sáng trưng ánh đèn dù trời tối mịt, mọi người ai nấy vui mừng khôn xiết khi thấy tôi trở về an toàn. Năm đó tôi học lớp bảy, chứ không phải sinh viên. Và chắc chắn là không có điện thoại.

Cố nhiên, mỗi người được sinh ra có một nguồn sức mạnh và cá tính không giống nhau nhưng kể ra chuyện này để thấy rằng bản năng sinh tồn là thứ luôn hiện hữu rất mạnh mẽ trong bất cứ ai. Có thể hôm qua, khi xung quanh bạn bè nhiều quá, vui quá, khi hiểm nguy chưa thực sự là thứ hiện hữu trước mắt, các em đã chưa cần dùng tới nó chăng?

20 bạn sinh viên đi lạc và chuyện của bé gái 7 tuổi một mình băng rừng sau tai nạn máy bay

Đọc tin về các em, tôi sực nhớ một bản tin mấy hôm trước, tin về một cô bé bảy tuổi sống sót sau một tai nạn máy bay và tự băng rừng tìm sự giúp đỡ. Và chắc chắn, tôi được quyền đặt chúng lên bàn cân.

Sailor Gutzler là cô bé thoát khỏi máy bay gặp nạn và chạy đi tìm người giúp đỡ. Chiếc phi cơ cỡ nhỏ Piper PA-34 của gia đình Gutzler bị trục trặc động cơ và rơi khi đang bay qua miền tây nam bang Kentucky (Mỹ) chiều tối ngày 2/1. Là người duy nhất sống sót, Sailor Gutzler đi bộ qua hai bờ đê và một con lạch trong bóng tối trong điều kiện thời tiết gần như đóng băng, để đến nhà ông Wilkins, cách địa điểm máy bay rơi khoảng 1km xin giúp đỡ.

Ông Larry Wilkins kể lại, Gluzler bị chảy máu ở chân, tay và trên mặt, mặc đồ mùa hè và chỉ mang một chiếc tất, không giày đến gõ cửa nhà ông, hỏi xin trú tạm vì vừa gặp tai nạn máy bay, "bố mẹ cháu đã mất", cô nói.

Ngẫm lại mới thấy, các bạn trẻ chú tâm học chữ mà không học cách sống. Các em cố nhồi nhét nhiều lý thuyết, nhiều công thức để rồi khi sắp chết đuối hay khi lạc trong rừng, lấy chúng ra làm phao, làm la bàn hay ăn uống được không? Các em hãy bớt lý thuyết lại và ra ngoài nhiều hơn, học những kỹ năng sinh tồn vì không ai có thể biết được đến một ngày nào đó bản thân mình cần những kỹ năng đó để sống sót.

Hãy học cách bơi, cách thoát khỏi một khu rừng lạc, cách thoát khỏi một đám cháy hay một vụ sụt lún, cách đối diện với một kẻ đột nhập hay một mối nguy hiểm, cách tìm thức ăn hay tạo ra nguồn lửa ở những nơi không có con người, cách sơ cấp cứu (trước là cho chính mình, sau là cho đồng loại)... và cách vượt qua khủng hoảng tinh thần, chế ngự nỗi sợ hãi. Bởi vì nếu không thể sống, tất cả những kiến thức đã từng được nhồi nhét, là vô nghĩa.

Về phía phụ huynh, tôi nghĩ cha mẹ cũng nên tự tìm hiểu và trang bị cho con mình những kỹ năng ấy đi. Giáo dục bao gồm được giáo dục (giáo dục bị động) và tự giáo dục (giáo dục chủ động hay là cách tự hoàn thiện bản thân).
Nếu những người trẻ không may mắn được học kỹ năng từ nhà trường hay gia đình, chưa có kinh nghiệm, bạn có thể học chúng từ những cuộc đi, từ kinh nghiệm của người đi trước (cảm nghiệm) hay từ sách báo, internet. Việc này không mất nhiều thời gian bằng việc đọc ngôn tình, chém gió hay ngồi chỉnh một bức ảnh selfie sao cho đẹp để đăng facebook đâu.

Bước chân lên được nhưng lại không thể tự bước xuống thì có thể làm được gì khác cho chính bản thân mình đây?

http://kenh14.vn/xa-hoi/chuyen-20-sv-di-lac-tren-nui-ba-den-va-chuyen-be-gai-nguoi-my-1-minh-bang-rung-tim-su-giup-do-20150113120016221.chn
 

fireman

Xe điện
Biển số
OF-68311
Ngày cấp bằng
13/7/10
Số km
2,358
Động cơ
449,442 Mã lực
Bọn Mỹ thời trước đào cả hồ dự trữ nước trên đỉnh núi, kinh thật! Nhìn xung quanh núi, hồi trước vẫn còn nhiều rừng nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top