Không chỉ bán nước mà còn bán rẻ nữa .
QUOTE="Of.NguyenLinh, post: 57301950, member: 291212"]
Mạc Đăng Dung hình như không cầu viện nhà Minh?
Cụ trả lời cho em câu trên đúng hay sai thì ta bàn tiếp, còn không thì thôi nhỉ?
QUOTE="Of.NguyenLinh, post: 57301950, member: 291212"]
Mạc Đăng Dung hình như không cầu viện nhà Minh?
Cụ trả lời cho em câu trên đúng hay sai thì ta bàn tiếp, còn không thì thôi nhỉ?
Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh
Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà Nội đã đề xuất HĐNDTP Hà Nội đặt hai con phố mang tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông thuộc quận Cầu Giấy. Trong đó, tên phố Mạc Thái Tổ (tức vua Mạc Đăng Dung) được đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kinh, có chiều dài 900m, rộng 60m. Còn đoạn đường đặt tên phố Mạc Thái Tông (tức vua Mạc Đăng Doanh) từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng (cạnh công ty cổ phần lắp máy xây dựng, đối diện cổng sau Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia) đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, nối tiếp phố Vũ Phạm Hàm, có chiều dài 840m, rộng 17m. (trích “Tranh luận xung quanh việc đặt tên phố Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội”-Thanh Hằng)
Như vậy so với các con đường ở Hà Nội và trên toàn quốc thì đây là hai con đường rộng và bề thế nhất nước.
Việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa hai quan điểm ủng hộ và chống, nhưng xem ra quan điểm ủng hộ chiếm đa số với những nhà sử học tên tuổi như GS sử học Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học, giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học – Viện hàn lâm KHXH Việt Nam v.v…
Theo ý kiến của các nhà sử học này thì:
– Khi khủng hoảng cung đình diễn ra trầm trọng, triều đình đổ nát, dân tình cực khổ, Mạc Đăng Dung đã dẹp được các phe phái phân chia cát cứ, lên ngôi tạo dựng được cơ nghiệp. Với 65 năm tồn tại và phát triển, nhà Mạc đã có cống hiến nhất định trong lịch sử.
– Mạc Đăng Dung còn được đánh giá cao vì ông phế bỏ nhà Lê sơ để lên ngôi nhưng đãkhông thi hành một cuộc tàn sát nào với con cháu những người trung thành với nhà Lê như đã từng xảy ra khi nhà Trần lên thay nhà Lý, nhà Hồ lên thay nhà Trần…
Phe phản đối tiêu biểu là PGS.TS Trần Thị Băng Thanh đã đưa ra các dẫn chứng từ sử sách của ta và cả triều Minh (TQ) để chứng minh đối sách ngoại giao sai lầm của nhà Mạc khi dâng đất, xin hàng, xin nội thuộc nhà Minh nên không thể coi là có công với đất nước…Riêng nhà sử học Lê Văn Lan từ chối cho biết ý kiến. (theo Thanh Hằng, bài đã dẫn).
Đến tháng 11 Canh Tý (1540) Đăng Dung vận áo trắng, tự quấn dây sợi vào cổ, dẫn cháu họ là Văn Minh cùng bầy tôi (9 người), mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ (biểu thị sự tự trói mình và chịu nhận hình phạt – ghi chú của Toàn Thư trang 599 quyển XVI bản điện tử) đến chực ở cửa Nam Quan, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh, quỳ gối, cúi đầu dâng biểu đầu hàng và bạ ghi chép thổ địa quân dân trong nước, tình nguyện nộp các động Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm và Liễu Cát trong châu Yên Quảng và châu Vĩnh Yên để lệ thuộc vào Khâm Châu; xin ban cho niên lịch và ấn tín. Sau khi tướng nhà Minh nhận hàng, bèn sai Văn Minh, Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh mang tờ hàng biểu đầu hàng tới Yên Kinh dâng vua Minh.( ĐVTS trang 42-43,TT trang 599 quyển XVI bản điện tử). Hành động đầu hàng nhục nhã này của Đăng Dung chưa thấy ở một vị vua nào của nước ta nhưng đáng tiếc TNTT lại dùng những luận điệu ngụy biện để gỡ tội cho Đăng Dung: “MĐD không “phản quốc” “nhục nhã” “hèn hạ” như ai đó đã kết tội (ám chỉ Hoàng Thiếu Phủ), mà ngược lại là một người đáng kính trọng vì đã dám hy sinh danh dự cá nhân cho đại cục của dân tộc, nhờ đó tránh được nguy cơ chiến tranh xâm lược từ nước láng giềng khổng lồ”.
Hành động “đi chân không, quỳ gối, cúi đầu dâng biểu đầu hàng” của Mạc Đăng Dung là hành động khiếp nhược, làm nhục quốc thể chứ không thể là hành động đáng kính trọng.