Quay lại chủ đề em chém tí, bấp bênh cụ chủ thớt đang nói nó thiên về tâm lý hơn là khoa học.
Trên thực tế em nghĩ:
1. Người có nhu cầu tiêu dùng ít và phong cách sống đơn giản sẽ cảm thấy ít bấp bênh hơn nhu cầu cao.
2. XH mà nhu cầu cơ bản chiếm phần nhỏ trong cơ cấu chi tiêu sẽ cảm thấy đỡ bấp bênh hơn.
3. Người có nhiều nguồn tiền sẽ cảm thấy okie hơn phụ thuộc vào 1 nguồn (hai vợ ck đi làm lương same same sẽ thấy okie hơn là 1 ng làm lương gấp 2)
4. Người có tài sản dễ thanh khoản, chuyển đổi và đa dạng sẽ okie hơn có tài sản lớn khó thanh khoản.
5. Già thì thấy bấp bênh hơn trẻ.
6. Ng có dự phòng cho bất chắc thì đỡ hơn ko có dự phòng.
...
1. Xét về mặt XH thì cuộc sống ng dần giờ đỡ bấp bênh hơn trc, do nhu cầu cơ bản như ăn uống, học, chữa bệnh ở mức cơ bản chiếm tỉ lệ ít hơn so trong cơ cấu chi tiêu. XH giàu lên, tầng lớp trung lưu vâ giàu vẫn tăng nhanh...
2. Xét về cá nhân thì tùy cảm nhận, kỳ vọng và tài chính của mỗi gia đình nhưng để giảm bấp bênh thì nên có các biện phá:
i. Thay đổi phong cách sống và cách chi tiêu (tiêu dùng ít hơn) dễ thấy trong covid và sau covid chi tiêu bình quân của VN giảm tầm 10-20%.
ii. Giữ mức tiêu dùng cho các nhu cầu cơ bản ở một tỉ lệ hợp lý so với thu nhập, lý tưởng là 50%.
iii. Tăng nguồn thu nhập, ít nhất nên có từ 2 trở lên (có thể là 2 vợ chồng cùng đi làm, làm nhiều việc, hoặc đầu tư tsan tạo ra dòng tiền...)
iv. Tài sản đa dạng, ko nên giữ 1 loại tài sản quá lớn so với tổng tài sản (ví dụ thay vì 1 cái nhà 50 tỷ thì nên có 1 cái 25, 2 cái 10, và 5 tỷ tiền mặt hoặc tương đương chả hạn).
v. Cần duy trì một tỉ lệ tsan tương đương tiền ở mức độ hợp lý, ví dụ là 2 năm chi tiêu.
vi. Nên có pan phòng ngừa rủi ro (chuyển rủi ro cho bên khác) như mua bảo hiểm.
vii. Giữ sức khỏe và tập thể dục đều đặn.
Ps: em nói phét thì đc thực thi thì ko