Cái này các cụ nên cân đối hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật và kinh tế:
- Dây to đúng là nó tốt hơn dây nhỏ vì khả năng tải dòng lớn của nó, tuy nhiên cần hài hòa với kinh tế vì dây to đắt hơn so với dây nhỏ, thi công kéo dây vất vả hơn.
Ngoài ra, khả năng tải của nó phụ thuộc vào cách nó được lắp như thế nào. Đi trong conduit nó khác mà đi trong thang máng nó khác. Nó liên quan đến phần tản nhiệt cho dây.
- Đặc biệt quan trọng là tiết diện dây ngoài phụ thuộc vào dòng nó cần tải thì còn phải xét đến yếu tố tính sụt áp từ nguồn tới tải. Thông thường sẽ không quá 3%. Dây càng to, thì điện trở dây nó nhỏ, tổn hao giảm và sụt áp cũng giảm.
Thêm nữa là chọn dây cần phối hợp với thiết bị đóng cắt CB tránh trường hợp dây cháy mà CB vẫn chưa nhảy.
Ở nhà dân các cụ cũng nên chia tách lộ tải theo công năng ấy, như nhà em chung cư em nhận nhà xong là em rút hết dây ra em chia lại lộ, tải theo cách của riêng em như trong công nghiệp luôn. Chiếu sáng đi riêng 1 lộ có riêng CB đặt là Lighting. Ổ cắp đi riêng 1 lộ có riêng CB đặt là Socket, điều hòa riêng 1 lộ, bếp từ riêng 1 lộ, nhà vệ sinh đi riêng 1 lộ cho các tải trong nhà vệ sinh như bình nóng lạnh, đèn sưởi,... riêng bình nóng lạnh là em lắp thêm 1 còn ELCB nối tiếp qua ổ cắm rồi mới cho cắm bình nóng lạnh vào, vậy là bảo vệ dòng rò quá 2 lần gồm 1 ELCB của mình lắp thêm và 1 của chính cái bình nóng lạnh nó có. Điều khiển bật tắt bình nóng lạnh bằng công tắc 2 cực chứ đừng giật lên đóng xuống trực tiếp cái CB.
Các cụ ở nhà mặt đất gần như chả nhà nào có tiếp địa đảm bảo dưới 4Ohm nên nhiều lúc các cụ mua ổ 3 chấu hay bếp từ hay điều hòa thì gần như là không nối được tiếp địa trong khi cái này rất quan trọng và giúp an toàn cho ngưòi.