[Funland] Choáng ngợp trước 30 chiếc xe Zil

Lin Chelsea

Xe tăng
Biển số
OF-318086
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,220
Động cơ
303,606 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Website
mitsubishibacninh.net
Bổ xung thêm cho cụ là tất cả các phanh đều dùng thủy lực. Chỉ khác nhau phần trợ lực.
- Với xe du lịch, xe tải nhẹ (<3,5tấn) thì dùng trợ lực chân không. Tức là dùng áp suất âm (chân không) từ cổ hút động cơ để trợ lực cho cần đạp phanh. Trợ lực này chỉ tác dụng khi động cơ đang làm việc. Khi tắt máy là không còn trợ lực này nữa, do đó cần chú ý nếu bị chết máy thì vẫn phanh được, nhưng do không có trợ lực thì phanh rất nặng, nhưng vẫn phanh được. Cái này nên chú ý khi xe chẳng may có sự cố thì cứ bình tĩnh mà phanh, đừng hoảng lên là không xử lý được :D
- Với xe khách, xe tải (>3,5 tấn) thì dùng trợ lực khí nén. Tức là áp suất dương, nhưng xe này trong khoang máy có thêm máy nén khí (do động cơ xe kéo - như máy phát điên, điều hòa....) và có bình tích áp (như máy nén khí thông thường :D). Bình tích áp này có van an toàn, khi áp suất quá mức quy định thì van này sẽ tự xả áp. Với xe còn tốt thì đầu xả ra của van an toàn có lắp bộ giảm thanh nên khi van xả chỉ nghe thấy tiếng xì nhỏ (hoặc ko nghe thấy gì), thường sau 1 thời gian hỏng bộ giảm thanh này (và không chịu thay bộ khác) thì nghe tiếng xì rất to :))
Với loại trợ lực khí nén thì có thêm cơ chế khóa phanh khi áp suất khí nén không đủ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ở cơ quan các cụ nhà em ngày xưa nhiều cụ ăn gian tháo bỏ cơ chế này, nên thỉnh thoảng có xe xuống ao là chuyện thường ngày :|
Chú ý: với xe tải tầm 3,5tấn thì có xe dùng trợ lực khí nén, có xe dùng trợ lực chân không - em đã va thực tế với 2 em Vinaxuki :|
À, còn chuyện mấy em Jil 3 cầu (Jil 157) các cụ ấy còn tháo bớt cầu đi cho tiết kiệm. Đường bằng thì chỉ chạy 1 cầu sau, đường núi thì 2 cầu sau. Ít khi thấy lắp cầu trước lắm :))
ngày xưa em học lái bằng xe tải 3500kg của Vinaxuki, không nổ máy vẫn đạp được phanh, vẫn nhẹ
sau lái xe con không nổ máy thì chỉ đạp phanh được lần đầu là nhẹ, sau đấy nặng như tập tạ ạ :))
 

Priest

Xe tải
Biển số
OF-171287
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
258
Động cơ
344,995 Mã lực
Nơi ở
nhà hàng xóm
Năm 1995 e học b2 thày toàn dạy đi 2 côn. Giờ chắc ít thầy dậy.
 

Lin Chelsea

Xe tăng
Biển số
OF-318086
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,220
Động cơ
303,606 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Website
mitsubishibacninh.net
Năm 1995 e học b2 thày toàn dạy đi 2 côn. Giờ chắc ít thầy dậy.
cũng có nói đến nhưng vì ít gặp trường hợp phải đi côn đôi nên các thầy ko cho tập nhiều cụ ạ :D
kiểu chỉ dậy khẩu quyết mà không dậy chiêu thức
 

npphuydung

Xe hơi
Biển số
OF-87922
Ngày cấp bằng
9/3/11
Số km
192
Động cơ
407,991 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Phúc
cụ ơi phanh locker là phanh gì ạ
so với phanh dầu nó ưu việt hơn ở điểm nào :D
Phanh nào cũng truyền động bằng dầu, nhưng khác nhau ở chỗ trợ lực bằng gì. Phanh locker trợ lực bằng khí nén, mà khí nén thì có bình tích nên chết máy vẫn phanh được thêm 1 lúc, 2 nữa là không đủ áp suất thì phanh bó lại. Hệ thống đấy cần 1 cái máy nén khí. Thi thoảng xe nó đủ áp van an toàn của bình tích nó lại xì ra 1 phát đấy. Xe con thì trợ lực bằng áp suất chân không ở cổ hút động cơ không có cái gì tích cả nên chết máy thì xác định luôn.
Mà ngày xưa cụ mua bằng lái xe à. Cái đấy lúc học cấu tạo sửa chữa dậy rồi mà
cụ nhầm rồi, có 2 loại phanh dầu và phanh hơi.
phanh dầu ở xe nhỏ, lực phanh cần nhỏ thì không có trợ lực. phanh dầu xe tải nặng cần lực phanh lớn thì phanh sẽ có thêm trợ lực phanh bằng khí nén (ví dụ như ifa w50l, các loại hyundai trên 5 tấn đời tống...). Loại phanh này thì tổng phanh trên cabin và dưới(đặt trong tăng bua) đều dùng dầu để hoạt động( đẩy pittong phanh).
Phanh hơi locker ( hay phanh tích năng) hệ thông phanh chạy hoàn toàn bằng kí nén, tổng phanh trên cabin nó như cái van đóng mở hơi( đóng hay xả hơi đến locker) thôi không có dầu mỡ gì cả.




ảnh trên là bầu phanh và cấu tạo bầu phanh. Cái thanh đẩy sẽ co lên( để nhả phanh) hoặc đẩy ra (để phanh). Khi xe hết hơi hặc cụ kéo phanh tay thì thanh đẩy bị lò so đẩy ra để phanh xe lại nên loại phanh này rất an toàn khi xe hết hơi hoặc khôgn đủ hơi để nhả cái thanh đẩy kia thì phanh bị bó cứng luôn không thể di chuyển được..
 

npphuydung

Xe hơi
Biển số
OF-87922
Ngày cấp bằng
9/3/11
Số km
192
Động cơ
407,991 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh Phúc
ngày xưa em học lái bằng xe tải 3500kg của Vinaxuki, không nổ máy vẫn đạp được phanh, vẫn nhẹ
sau lái xe con không nổ máy thì chỉ đạp phanh được lần đầu là nhẹ, sau đấy nặng như tập tạ ạ :))
xe đấy phanh locker, nếu xe vẫn còn hơi cụ phát thì sẽ sẽ nghe phì 1 cái, nếu xe hết hơi thì đạp còn nhẹ hơn nhưng chả có tác dụng gì cả :))
 

Keep

Xe điện
Biển số
OF-199915
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
4,369
Động cơ
377,297 Mã lực
Nơi ở
ivc
Em ko thấy ZIL.135 đâu ạ :)
 

UnitedKondoms

Xe container
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
6,015
Động cơ
316,258 Mã lực

doducchung

Xe buýt
Biển số
OF-11550
Ngày cấp bằng
12/11/07
Số km
776
Động cơ
535,262 Mã lực
hình như có mỗi dòng xe tải này chậy xăn phải khong các cụ nhể
 

Kya38220

Xe hơi
Biển số
OF-447892
Ngày cấp bằng
24/8/16
Số km
174
Động cơ
209,428 Mã lực
Tuổi
35
Sơn Tây quê em đọ, xe này mà chạy 40l/100km thì hơn cả Hummer à các cụ
 

heroman

Xe hơi
Biển số
OF-70202
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
136
Động cơ
429,880 Mã lực
Năm 1962, Liên Xô cho ra đời loạt xe tải mới ZiL-130 thay cho ZiL-164
dòng xe này là 4x2, lốp kép với cầu sau chủ động
Dòng xe này được sản xuất trong 32 năm và kết thúc vào năm 1994 với sl sản xuất 3.380.000 chiếc (tính tất cả các cấu hình khác)
Xe nặng 4,3 tấn, trọng tải 5 tấn, dài 6,68 (tuỳ cấu hình), rộng 2,5 mét, động cơ V8 5,966 lít, công suất tối đa 150 hp (mã lực), tốc độ tối đa 85 km/h, tiêu thụ 35 lít xăng A92/100 km
Tiêu thụ 35 lít xăng A92/100 km là tính với đường bằng phẳng, trải nhựa asphan và xăng là A92
Lúc chiến tranh Việt Nam nhập của Liên Xô xăng A76, hầu như không có xăng cao hơn nên ZiL-130 khi xài A76 không phát huy hết công suất và thường nhanh hỏng mặt quy lát do thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng đánh nổ sớm/muộn
Khi chạy ở đường xá Việt Nam, đường xá xấu thì xe ăn xăng nhiều hơn thông số danh định
ZiL-130 có thể chở được 5 tấn, nhưng vì sàn chở hàng ngắn, nên thường không thể chở hết tải, bù lại dễ luồn lách xoay sở trong cung đường Trường Sơn
IFA-W50L của Đức động cơ diesel ăn 18 lít/100km, trọng tải 5 tấn, sàn xe dài hơn, đúng là lý tưởng cho người Việt Nam khi đó, nhưng do dài, khó xoay sở và kém vượt lầy, nên IFA-W50L chỉ sử dụng chuyên chở hàng từ Bắc vào tới Hà Tĩnh, cùng lắm đến Quảng Bình, và không chạy đường Trường Sơn
Loạt xe ZiL-130 đầu tiên đến Việt Nam qua cảng Hải Phòng tháng 6-1966, sơn màu xanh cánh chả, nhìn rất đẹp. Sau này Việt Nam đề nghị một số thay đổi khác như màu sơn c.ứt ngựa, đèn gầm....
Loạt xe IFA-W50L vào Việt Nam tháng 9-1966, muộn hơn 3 tháng so với ZiL-130. Hình dáng IFA-W50L nhìn cũng đẹp (cách đây 50 năm)
ZiL-130 khác với dòng xe tải trước đó (của Liên Xô) là có trợ lực tay lái, lái xe dễ dàng hơn ZiL-157

Phải nói c
hình như có mỗi dòng xe tải này chậy xăn phải khong các cụ nhể
Chuẩn đấy. Hồi 1999 đi tình nguyện ở cao Bằng toàn dùng để chở người.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,187
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Bổ xung thêm cho cụ là tất cả các phanh đều dùng thủy lực. Chỉ khác nhau phần trợ lực.
- Với xe du lịch, xe tải nhẹ (<3,5tấn) thì dùng trợ lực chân không. Tức là dùng áp suất âm (chân không) từ cổ hút động cơ để trợ lực cho cần đạp phanh. Trợ lực này chỉ tác dụng khi động cơ đang làm việc. Khi tắt máy là không còn trợ lực này nữa, do đó cần chú ý nếu bị chết máy thì vẫn phanh được, nhưng do không có trợ lực thì phanh rất nặng, nhưng vẫn phanh được. Cái này nên chú ý khi xe chẳng may có sự cố thì cứ bình tĩnh mà phanh, đừng hoảng lên là không xử lý được :D
- Với xe khách, xe tải (>3,5 tấn) thì dùng trợ lực khí nén. Tức là áp suất dương, nhưng xe này trong khoang máy có thêm máy nén khí (do động cơ xe kéo - như máy phát điên, điều hòa....) và có bình tích áp (như máy nén khí thông thường :D). Bình tích áp này có van an toàn, khi áp suất quá mức quy định thì van này sẽ tự xả áp. Với xe còn tốt thì đầu xả ra của van an toàn có lắp bộ giảm thanh nên khi van xả chỉ nghe thấy tiếng xì nhỏ (hoặc ko nghe thấy gì), thường sau 1 thời gian hỏng bộ giảm thanh này (và không chịu thay bộ khác) thì nghe tiếng xì rất to :))
Với loại trợ lực khí nén thì có thêm cơ chế khóa phanh khi áp suất khí nén không đủ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ở cơ quan các cụ nhà em ngày xưa nhiều cụ ăn gian tháo bỏ cơ chế này, nên thỉnh thoảng có xe xuống ao là chuyện thường ngày :|
Chú ý: với xe tải tầm 3,5tấn thì có xe dùng trợ lực khí nén, có xe dùng trợ lực chân không - em đã va thực tế với 2 em Vinaxuki :|
À, còn chuyện mấy em Jil 3 cầu (Jil 157) các cụ ấy còn tháo bớt cầu đi cho tiết kiệm. Đường bằng thì chỉ chạy 1 cầu sau, đường núi thì 2 cầu sau. Ít khi thấy lắp cầu trước lắm :))
Tức là dùng áp suất âm (chân không) từ cổ hút động cơ để trợ lực cho cần đạp phanh. Trợ lực này chỉ tác dụng khi động cơ đang làm việc. Khi tắt máy là không còn trợ lực này nữa, do đó cần chú ý nếu bị chết máy thì vẫn phanh được,
cái này cụ sai rồi nhá:nó lấy khí từ bơm lắp ở đuôi máy phát điện cụ ơi
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Tức là dùng áp suất âm (chân không) từ cổ hút động cơ để trợ lực cho cần đạp phanh. Trợ lực này chỉ tác dụng khi động cơ đang làm việc. Khi tắt máy là không còn trợ lực này nữa, do đó cần chú ý nếu bị chết máy thì vẫn phanh được,
cái này cụ sai rồi nhá:nó lấy khí từ bơm lắp ở đuôi máy phát điện cụ ơi
Đuôi máy phát nào có máy nén khí cụ ơi?! :D
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Phanh hơi locker ( hay phanh tích năng) hệ thông phanh chạy hoàn toàn bằng kí nén, tổng phanh trên cabin nó như cái van đóng mở hơi( đóng hay xả hơi đến locker) thôi không có dầu mỡ gì cả.
A đúng rồi, em quên béng mất vụ phanh này, điển hình là xe container hoàn toàn dùng khí nén, như thế mới tác động đến các phanh trên rơ-mooc được :))
 

bitis06

Xe hơi
Biển số
OF-39006
Ngày cấp bằng
24/6/09
Số km
155
Động cơ
470,836 Mã lực
Xưa học lái ở Sơn Tây cũng là Zil 130, xe mà chết máy, thầy giáo bắt xuống quay ma ni ven, ô nào yếu ko để ý kiểu gì cũng sưng mặt. [emoji1] . Xe có đề nổ, dưng thầy sợ hỏng bình do tập nên chết máy liên tục.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,529
Động cơ
495,187 Mã lực
Nhìn ảnh lại nhớ ngày xửa ngày xưa em cũng học con này ở C500, tay lái nhẹ lắm nhưng độ rơ thì quá nhiều, đánh lái một lúc mới thấy đầu ngóc sang, thì cũng là lúc phải trả lái luôn, cụ nào mới đi xe này thì cứ gọi là chóng hết cả mặt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top