Chợ truyền thống về lâu dài vẫn sẽ cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm hàng ngày từ đô thị cho đến miền quê.
Chợ truyền thống giúp người nông dân tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp nhất.
Hiện giờ chợ truyền thống đang đìu hiu rõ nhất là ở đồng bằng Bâc Bộ vì người nông dân ở đây đang khủng hoảng về nghề và nghiệp. Đất cát đang bỏ hoang phế không sinh ra nông sản thực phẩm thì chợ quê ngắc ngoải đúng rồi. Ông cậu em giờ nhà hơn nghìn mét đất mà không còn nổi mảnh vườn đến quả ớt còn phải đi mua kia.
Nhiều nhà ở nông thôn cố giữ mảnh đất rộng, nhưng không nuôi trồng gì bởi vì giá bán sản phẩm tươi trực tiếp rất thấp, không đủ chi phí tối thiểu.
Em về quê hỏi một ngày người hái chè tươi được mấy cân, họ nói chừng 2-3kg giá bán 1kg chè tươi tại vườn là 20k, vậy tiền công quá thấp chưa kể tiền chăm sóc cây nên vì vậy họ để hoang cả vườn chè rộng lớn chỉ tranh thủ hái vài lá để hãm ấm chè nhà uống thôi.
Tương tự như vậy đối với trồng rau, nuôi cá, nuôi gà tại vườn... tiền công quá thấp nên họ chẳng muốn làm. Họ chọn việc khác kiếm nhiều tiền hơn và đi mua sản phẩm đó.
Chỉ có một số ít người muốn ăn thực phẩm sạch thì sẽ tự nuôi trồng, hoặc người già, người không thể kiếm được việc làm gì khác thì sẽ tự canh tác trên diện tích đất nhà mình để giảm một phần chi phí sinh hoạt.
Đây đúng là ảnh hưởng trực tiếp của công nghiệp hóa.