- Biển số
- OF-29
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 15,743
- Động cơ
- 842,889 Mã lực
- Nơi ở
- Đông dược Phú Hà
- Website
- www.duocphuha.com
Nhân hôm nay làm chương trình với Đài PT&TH Hà Nội về lái xe đường đèo dốc, em tóm tắt một số kinh nghiệm cá nhân để anh em cùng bàn luận:
Cũng không hiếm chủ xe không quen hoặc không biết sử dụng chuyển số thủ công khi đi xuống dốc, vì ở thành phố cùng lắm là lên xuống hầm chung cư, vừa đi vừa rà phanh chả chết ai.
Má phanh mòn quá, phanh tay không ăn hay dầu phanh thiếu đều có thể gây ra các rủi ro khi chúng ta xuống dốc hoặc dừng khẩn cấp trên dốc.
Khởi hành ngang dốc cho phép chuyển từ chân phanh sang chân ga trong 1 thời gian nhất định mà xe không bị trôi ngược xuống dốc.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc sẽ phân bổ lực phanh tự động giữa các bánh xe để duy trì tốc độ xuống dốc mà không cần đến tài xế phải đạp phanh. Ví dụ như trên xe Ford Ranger đời mới, khi kích hoạt HDC thì tài xế thậm chí có thể bỏ chân ra khỏi phanh và xe từ từ bò xuống dốc, lúc nào thấy tốc độ chậm quá có thể mớm thêm chút ga. Khi bấm phím này sẽ xuất hiện biểu tượng trên màn hình.
Hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giúp ổn định xe khi bị trơn trượt, mất độ bám. Đang vào cua khi xuống đèo mà xe bị trượt thì hệ thống có thể được kích hoạt, có biểu tượng xuất hiện trên màn hình.
Theo kinh nghiệm cá nhân của em thì nếu đi đường đèo dốc có nhiều cua thì xuống dốc ở tốc độ 40-50km sẽ đảm bảo an toàn, tốc độ cao hơn phù hợp với đường xuống dốc nhưng thẳng, ít cua. Nếu xuống dốc có nhiều khúc cua mà tốc độ cao thì khi đánh lái rất dễ mất kiểm soát, xe có thể lao ra khỏi đường, gây tai nạn.
Nếu đi xuống dốc dài mà rà phanh liên tục cũng có thể gây nóng má phanh và dẫn tới hiện tượng cháy phanh, hỏng hệ thống phanh.
Để tránh các rủi ro nói trên, khi đi xuống dốc cần về số thấp để dùng động cơ ghìm tốc độ của xe xuống.
Với xe số sàn thì dễ, chúng ta chuyển số thủ công.
Với xe số tự động AT thì khi lên dốc dùng D là ổn, nhưng khi xuống dốc thì chuyển sang chế độ số thủ công, thường được ký hiện là D (+/-) hay S (+/-) hoặc S/L. Có 1 số xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, có xe có thêm nút O/D để giảm về 1 số. Cũng có xe để các nút bấm hoặc xoay, vặn thay vì gạt theo kiểu truyền thống.
Ví dụ với các dốc cao, khi về số 2 thì tốc độ của xe sẽ ở tầm 50Km/h, khi đó nếu xe bị trôi nhanh trên 60km/h thì chúng ta đệm phanh cho xe đi chậm lại.
Một số xe có trang bị lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên các bác cũng nên lưu ý là khi chúng ta đánh lái thì hai cái lẫy chuyển số đó cũng quay theo vô lăng nên chúng ta không biết được bên nào là tăng bên nào là giảm. Nên việc chuyển trên cần số vẫn rất quan trọng.
Có nhưng tay lái lãng tử đi đèo xoa tay trên vô lăng rất điêu luyện. Điều này trông có vẻ chuyên nghiệp nhưng chẳng may lốp xe vướng phải hòn đá hay khúc gốc, lúc đó thì tay của chúng ta bị văng ra khỏi vô lăng và mất kiểm soát.
Cũng theo kinh nghiệm của anh em offroad và tài xế xe tải thì không nên để ngón cái nắm vào vô lăng mà để nó nằm trên vô lăng còn việc nắm chặt vô lăng là do 4 ngón tay còn lại.
Đã có những trường hợp khi đánh lái sau đó xe tự động trả lái rất mạnh làm vô lăng đánh gãy ngón tay cái đang cầm vô lăng.
Đối với tài xế đi xe số sàn thì thỉnh thoảng vẫn phải dùng tay phải để chuyển số, còn với xe số tự động thì nên lái bằng cả 2 tay.
Có những dốc cua tay áo như ở Hà Giang, chúng ta vừa phải ga mạnh để lên dốc vừa phải đánh lái rất nhau ở những đoạn cua tay áo bị gấp khúc. Thậm chí khi vừa đánh lái rất nhanh đó cườm tay còn phải ấn còi để báo hiệu cho xe đi ngược chiều vì ở nhiều vùng núi bà con đi xe máy rất nhanh.
Nên chuyển số thủ công khi cần thay đổi tốc độ, hạn chế việc rà phanh cả một quãng đường dài để tránh cháy phanh.
Trước khi vào cua thì phanh để giảm tốc độ. Chỉ có các tay đua chuyên nghiệp mới phanh khi vào cua chứ chúng ta mà vào cua rồi mới phanh thì... thôi.
Phanh sớm hay phanh muộn thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Tuy nhiên cần lưu ý chúng ta đi đẻo dốc, cần quan tâm đầu tiên tới yếu tố an toàn chứ không phải đang đi đua để tính thời gian ngắn nhất nên có thể phanh sớm 1 chút, giảm tốc độ thêm 1 chút khi vào cua thì sẽ tốt hơn.
Nếu có thể được thì kích hoạt các tính năng an toàn được trang bị cho xe khi cần lên hay xuống dốc, nhất là các dốc cao.
Có những đèo dài miên man, mặc dù có những đoạn không dốc lắm nhưng lên dốc liên tục, như đèo Lò Xo chẳng hạn. Rất nhiều xe đi đường đèo này bị sôi nước, cháy côn mùi khét lẹt. Tốt nhất đến đoạn nào an toàn thì dừng lại cho xe nghỉ, người nghỉ, nguội phanh, nguội máy rồi mới đi tiếp.
Có những con dốc có độ dốc cao, xuống dốc bằng số 1 mà vòng tua máy lên đến 4-5000 vòng nên lúc này phải phanh hỗ trợ, có những lúc phải phanh gần như dừng hẳn lại rồi mới cho xe trôi tiếp.
Tuyệt đối không vượt khi mất tầm nhìn, nhất là ở những đoạn cua mà tài xế không nhìn được trước xe đang vượt có xe cùng chiều và ngược chiều hay không.
Chỉ mở rộng cua và lấn làn ngược chiều khi đường không có xe cả cùng chiều lẫn trái chiều, việc lấn làn này cũng chỉ thực hiện ở những nơi vạch rời, không phải vạch liền.
Khi đó thì cần đèn phá sương (đèn vàng), hệ thống điều hòa hoạt động tốt (để tránh đọng hơi nước kính lái), gạt nước làm việc. Nếu cần thiết thì bật đèn cảnh báo hazard để cảnh báo xe khác và cũng giúp các xe đằng sau có thể báo theo để đi cho an toàn. Năm 2007 em đã từng gặp sương mù trên đường Quản Bạ về Yên Minh không nhìn thấy gì vì trót độ đèn xenon, bật đèn nhìn phía trước như một bức tường trắng. May về sau có cái taxi có đèn vàng nên chạy bám theo mới qua được đoạn sương mù đó.
Nếu đường dốc có taluy dương thì khi đỗ xe chúng ta có thể đánh lái hướng bánh xe về phía taluy dương. Điều này sẽ giúp xe nếu giả sử có bị trôi do phanh không ăn thì cũng lao vào taluy dương rồi dừng lại.
Khi đỗ xong thì có thể tìm gạch, đá để chèn bánh để đè phòng trường hợp phanh không ăn.
Tuyệt đối không đỗ xe vào chỗ đường tránh nạn, không đỗ xe trên những con dốc dài và hẹp để tránh trường hợp xe khác lao vào đằng sau xe của chúng ta khi đang đỗ.
Nếu đỗ xe trên dốc mà chúng ta phải xuống xe, trên xe còn có trẻ em, người thân thì phải hết sức cẩn thận và nếu đươc tốt nhất cho mọi người xuống xe. Không hiếm trường hợp tài xế xuống xe và xe bị trôi khi trên xe còn đang có người.
Trên đây là một số kinh nghiệm để chia sẻ với các bác, nhất là những người ít đi đèo dốc.
Clip của Đài Hà Nội vừa sản xuất và lên sóng tối nay:
- Tìm hiểu xe, làm quen với xe:
- Kiểm tra các yếu tố an toàn trước khi đi xa, lái đường đèo dốc
- Sử dụng các tính năng an toàn được trang bị trên xe (khởi hành ngang dốc, hỗ trợ xuống dốc)
- Sử dụng số phù hợp
- Đánh lái
- Phanh
- Đi đúng làn đường, quan sát
- Đi trong thời tiết bất lợi: sương mù, mưa, đường trơn trượt, tối
- Nếu phải đỗ xe trên dốc
- Tìm hiểu xe, làm quen với xe:
Cũng không hiếm chủ xe không quen hoặc không biết sử dụng chuyển số thủ công khi đi xuống dốc, vì ở thành phố cùng lắm là lên xuống hầm chung cư, vừa đi vừa rà phanh chả chết ai.
- Kiểm tra các yếu tố an toàn trước khi đi xa, lái đường đèo dốc
Má phanh mòn quá, phanh tay không ăn hay dầu phanh thiếu đều có thể gây ra các rủi ro khi chúng ta xuống dốc hoặc dừng khẩn cấp trên dốc.
- Sử dụng các tính năng an toàn được trang bị trên xe (khởi hành ngang dốc, hỗ trợ xuống dốc)
Khởi hành ngang dốc cho phép chuyển từ chân phanh sang chân ga trong 1 thời gian nhất định mà xe không bị trôi ngược xuống dốc.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc sẽ phân bổ lực phanh tự động giữa các bánh xe để duy trì tốc độ xuống dốc mà không cần đến tài xế phải đạp phanh. Ví dụ như trên xe Ford Ranger đời mới, khi kích hoạt HDC thì tài xế thậm chí có thể bỏ chân ra khỏi phanh và xe từ từ bò xuống dốc, lúc nào thấy tốc độ chậm quá có thể mớm thêm chút ga. Khi bấm phím này sẽ xuất hiện biểu tượng trên màn hình.
Hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giúp ổn định xe khi bị trơn trượt, mất độ bám. Đang vào cua khi xuống đèo mà xe bị trượt thì hệ thống có thể được kích hoạt, có biểu tượng xuất hiện trên màn hình.
- Sử dụng số phù hợp
Theo kinh nghiệm cá nhân của em thì nếu đi đường đèo dốc có nhiều cua thì xuống dốc ở tốc độ 40-50km sẽ đảm bảo an toàn, tốc độ cao hơn phù hợp với đường xuống dốc nhưng thẳng, ít cua. Nếu xuống dốc có nhiều khúc cua mà tốc độ cao thì khi đánh lái rất dễ mất kiểm soát, xe có thể lao ra khỏi đường, gây tai nạn.
Nếu đi xuống dốc dài mà rà phanh liên tục cũng có thể gây nóng má phanh và dẫn tới hiện tượng cháy phanh, hỏng hệ thống phanh.
Để tránh các rủi ro nói trên, khi đi xuống dốc cần về số thấp để dùng động cơ ghìm tốc độ của xe xuống.
Với xe số sàn thì dễ, chúng ta chuyển số thủ công.
Với xe số tự động AT thì khi lên dốc dùng D là ổn, nhưng khi xuống dốc thì chuyển sang chế độ số thủ công, thường được ký hiện là D (+/-) hay S (+/-) hoặc S/L. Có 1 số xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, có xe có thêm nút O/D để giảm về 1 số. Cũng có xe để các nút bấm hoặc xoay, vặn thay vì gạt theo kiểu truyền thống.
Ví dụ với các dốc cao, khi về số 2 thì tốc độ của xe sẽ ở tầm 50Km/h, khi đó nếu xe bị trôi nhanh trên 60km/h thì chúng ta đệm phanh cho xe đi chậm lại.
Một số xe có trang bị lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên các bác cũng nên lưu ý là khi chúng ta đánh lái thì hai cái lẫy chuyển số đó cũng quay theo vô lăng nên chúng ta không biết được bên nào là tăng bên nào là giảm. Nên việc chuyển trên cần số vẫn rất quan trọng.
- Đánh lái
Có nhưng tay lái lãng tử đi đèo xoa tay trên vô lăng rất điêu luyện. Điều này trông có vẻ chuyên nghiệp nhưng chẳng may lốp xe vướng phải hòn đá hay khúc gốc, lúc đó thì tay của chúng ta bị văng ra khỏi vô lăng và mất kiểm soát.
Cũng theo kinh nghiệm của anh em offroad và tài xế xe tải thì không nên để ngón cái nắm vào vô lăng mà để nó nằm trên vô lăng còn việc nắm chặt vô lăng là do 4 ngón tay còn lại.
Đã có những trường hợp khi đánh lái sau đó xe tự động trả lái rất mạnh làm vô lăng đánh gãy ngón tay cái đang cầm vô lăng.
Đối với tài xế đi xe số sàn thì thỉnh thoảng vẫn phải dùng tay phải để chuyển số, còn với xe số tự động thì nên lái bằng cả 2 tay.
Có những dốc cua tay áo như ở Hà Giang, chúng ta vừa phải ga mạnh để lên dốc vừa phải đánh lái rất nhau ở những đoạn cua tay áo bị gấp khúc. Thậm chí khi vừa đánh lái rất nhanh đó cườm tay còn phải ấn còi để báo hiệu cho xe đi ngược chiều vì ở nhiều vùng núi bà con đi xe máy rất nhanh.
- Phanh
Nên chuyển số thủ công khi cần thay đổi tốc độ, hạn chế việc rà phanh cả một quãng đường dài để tránh cháy phanh.
Trước khi vào cua thì phanh để giảm tốc độ. Chỉ có các tay đua chuyên nghiệp mới phanh khi vào cua chứ chúng ta mà vào cua rồi mới phanh thì... thôi.
Phanh sớm hay phanh muộn thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Tuy nhiên cần lưu ý chúng ta đi đẻo dốc, cần quan tâm đầu tiên tới yếu tố an toàn chứ không phải đang đi đua để tính thời gian ngắn nhất nên có thể phanh sớm 1 chút, giảm tốc độ thêm 1 chút khi vào cua thì sẽ tốt hơn.
Nếu có thể được thì kích hoạt các tính năng an toàn được trang bị cho xe khi cần lên hay xuống dốc, nhất là các dốc cao.
Có những đèo dài miên man, mặc dù có những đoạn không dốc lắm nhưng lên dốc liên tục, như đèo Lò Xo chẳng hạn. Rất nhiều xe đi đường đèo này bị sôi nước, cháy côn mùi khét lẹt. Tốt nhất đến đoạn nào an toàn thì dừng lại cho xe nghỉ, người nghỉ, nguội phanh, nguội máy rồi mới đi tiếp.
Có những con dốc có độ dốc cao, xuống dốc bằng số 1 mà vòng tua máy lên đến 4-5000 vòng nên lúc này phải phanh hỗ trợ, có những lúc phải phanh gần như dừng hẳn lại rồi mới cho xe trôi tiếp.
- Đi đúng làn đường, quan sát
Tuyệt đối không vượt khi mất tầm nhìn, nhất là ở những đoạn cua mà tài xế không nhìn được trước xe đang vượt có xe cùng chiều và ngược chiều hay không.
Chỉ mở rộng cua và lấn làn ngược chiều khi đường không có xe cả cùng chiều lẫn trái chiều, việc lấn làn này cũng chỉ thực hiện ở những nơi vạch rời, không phải vạch liền.
- Đi trong thời tiết bất lợi: sương mù, mưa, đường trơn trượt, tối
Khi đó thì cần đèn phá sương (đèn vàng), hệ thống điều hòa hoạt động tốt (để tránh đọng hơi nước kính lái), gạt nước làm việc. Nếu cần thiết thì bật đèn cảnh báo hazard để cảnh báo xe khác và cũng giúp các xe đằng sau có thể báo theo để đi cho an toàn. Năm 2007 em đã từng gặp sương mù trên đường Quản Bạ về Yên Minh không nhìn thấy gì vì trót độ đèn xenon, bật đèn nhìn phía trước như một bức tường trắng. May về sau có cái taxi có đèn vàng nên chạy bám theo mới qua được đoạn sương mù đó.
- Nếu phải đỗ xe trên dốc
Nếu đường dốc có taluy dương thì khi đỗ xe chúng ta có thể đánh lái hướng bánh xe về phía taluy dương. Điều này sẽ giúp xe nếu giả sử có bị trôi do phanh không ăn thì cũng lao vào taluy dương rồi dừng lại.
Khi đỗ xong thì có thể tìm gạch, đá để chèn bánh để đè phòng trường hợp phanh không ăn.
Tuyệt đối không đỗ xe vào chỗ đường tránh nạn, không đỗ xe trên những con dốc dài và hẹp để tránh trường hợp xe khác lao vào đằng sau xe của chúng ta khi đang đỗ.
Nếu đỗ xe trên dốc mà chúng ta phải xuống xe, trên xe còn có trẻ em, người thân thì phải hết sức cẩn thận và nếu đươc tốt nhất cho mọi người xuống xe. Không hiếm trường hợp tài xế xuống xe và xe bị trôi khi trên xe còn đang có người.
Trên đây là một số kinh nghiệm để chia sẻ với các bác, nhất là những người ít đi đèo dốc.
Clip của Đài Hà Nội vừa sản xuất và lên sóng tối nay:
Kỹ năng đi đường đèo dốc - Nhìn từ vụ lật xe CLB Quảng Nam | Bản tin Tàu và Xe | 26/06/2023
Sức mạnh của tàu sân bay Mỹ đang thăm Việt Nam; Kỹ năng đi đường đèo dốc - Nhìn từ vụ lật xe CLB Quảng Nam; Gần 70 ô tô thi đấu âm thanh xe hơi chuyên nghiệp... là những thông tin đáng chú ý có trong Bản tin
hanoionline.vn
Chỉnh sửa cuối: