[TT Hữu ích] Chiến tranh lạnh (1945-1991)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Nhãn dán lên hàng viện trợ "Chương trình Phục hưng châu Âu" (Kế hoạch Marshall)



Số tiền viện trợ cho các nước châu Âu (triệu USD) trong Kế hoạch Marshall
Anh: 3.297 triệu USD
Áo 468
Bỉ và Luxembourg 777
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 70
Đan Mạch 385
Đức 1.448
Hà Lan 1.128
Hy Lạp 366
Iceland 43
Ireland 133
Na Uy 372
Pháp 2.296
Thụy Điển 347
Thổ Nhĩ Kỳ 137
Thụy Sĩ 250
Ý và Trieste 1.204
___________

Tổng cộng 12.721 triệu USD
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Chuyến hàng đầu tiên cập cảng Bordeaux (Pháp) năm 1948, gồm 8.800 tấn lúa mì Mỹ viện trợ Pháp theo Kế hoạch Marshall


Người Hy Lạp mừng đón nhận hàng từ Kế hoạch Marshall


Người Hy Lạp mừng đón nhận hàng từ Kế hoạch Marshall


Người Hy Lạp mừng đón nhận hàng từ Kế hoạch Marshall
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Trẻ con Hy Lạp xếp hàng nhận bánh mì từ bột mỳ do Kế hoạch Marshall cung cấp


Hàng viện trợ của Mỹ trong Kế hoạch Marshall


Xây dựng ở Tây Berlin với sự giúp đỡ của Kế hoạch Marshall, sau năm 1948. Trên tấm bảng ghi: "Chương trình khẩn cấp Berlin - với sự giúp đỡ của kế hoạch Marshall"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Bối cảnh Châu Âu sau WW2
Sau WWII, cả lục địa châu Âu bị tàn phá nặng nề nặng hơn cả Thế chiến I. Nhiều thành phố lớn như Warsawa, Berlin đổ nát hoàn toàn, hay London và Rotterdam thì bị tàn phá thảm thương.
Hạ tầng cơ sở đổ nát, hàng triệu người vô gia cư, tiếp đến là nạn đói và dịch bệnh. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm cho nền kinh tế châu Âu kiệt quệ, dẫn đến sự bất ổn và suy thoái trên quy mô toàn cầu.
Khi Đức không thể trả nổi các khoản bồi hoàn chiến phí, người Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào, dùng tiền bạc để can thiệp với mác ngoài là phục hưng, nhưng thực chất là gây ảnh hưởng, chống lại phe XHCN và chủ nghĩa cộng sản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
London và những thành phố ở Anh bị đổ nát do Đức ném bom



1944 – Tên lửa hành trình cùa Đức V-1 tại thời điểm trước khi lao xuống phố Drvry Lane (London) phá hủy nhiều tòa nhà gần đó, bao gồm cả các văn phòng cùa tờ báo "Daily Herald”



9-1940 – London sau trận không kích của máy bay Đức. Ảnh: William Vandivert









9-1940 – London sau trận không kích của máy bay Đức. Ảnh: William Vandivert



Khu phố Dockland (London) bị máy bay Đức ném bom phá huỷ ngày 17-9-1940


27-8-1940 – đống phế liệu lớn sau những trận không kích của máy bay Đức vào vào nước Anh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Chiếc xe buýt hai tầng bị phá nát khi máy bay Đức không kích London ngày 10-9-1940



Cậu bé trên đống đổ nát của nhà mình, nơi cha mẹ cùa em đã chết sau khi bị trúng tên lửa V-2 (Đức) ở London, tháng 1-1945. Ảnh: Toni Frissell



London sau những trận bom Đức ngày 10-9-1940



London sau trận oanh tạc của máy bay Đức, 1940



Một toà nhà ờ Sheffield, (Anh) bốc cháy trong cuộc không kích của Đức tháng 12-1940


29-12-1940 – Nhà thờ St Paul trong trận không kích của máy bay Đức. Ảnh: Herbert Mason, nhiếp ảnh gia tờ Daily Mail
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thủ đô Warsawa bị san bằng trong WW2
















 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Từ tháng 10-1943, Không quân Anh và Hoa Kỳ (xuất phát từ Anh) ném bom những cơ sở quân sự và kinh tế của Đức gây nhiều tổn thất và phá huỷ tiềm lực chiến tranh của nước này


5-1945, một thành cồ ở Bad Nauheim (Đức) bị bom Đồng minh phá huỷ





Ô tô Đức bị phá huỷ trên đường phố Berlin, tháng 4-1945


5-1945 - Berlin trong đống đổ nát sau Thế chiến II



7-1945 - Berlin trong đống đổ nát sau Thế chiến II



6-6-1945 - tàu khách quá tải tại ga Anhalter (Berlin) sau chiến tranh. Ảnh: Margaret Bourke-White



6-6-1945 - tàu khách quá tải tại ga Anhalter (Berlin) sau chiến tranh. Ảnh: Margaret Bourke-White


2-5-1945 - xác xe thiết giáp Đức bị phá hủy trước Toà nhà Quốc hội Đức (Berlin)





4-1945 – nhà ga Anhalter ở trung tâm Berlin bị máy bay Tập đoàn không quân sổ 8 và Không quân Anh ném bom phá huỷ



4-1945 – một góc Phủ t.hủ tướng Đức ở Berlin bị máy bay Tập đoàn không quân số 8 và Không quân Anh ném bom phá huỷ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực







7-1945 – dọn dẹp đổ nát ở Berlin. Ảnh: William Vandivert



Berlin - tháng 8-1945. Ảnh: Robert Capa



5-1945 - xe tải quân sự của Hồng quân trên Quảng trường Paris (Berlin). Phía xa là Nhà Quốc hội Đức (Reichstag) bị phá huỷ


4-1945 - một phố ở Berlin sau cuộc chiến
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

5-1945 – thành phố Breslau (Đức) sau khi đầu hàng quân đội Xô Viết




24-4-1945 – Nhà thờ Cologne (trái), nhà ga xe lửa và cầu Hohenzollem (phải) bên sông Rhine (Cologne, Đức) sau những trận không kích của máy bay Mỹ. Ảnh: Margaret Bourke-White


4-1945 – Thành phố Cologne (Đức, sau khi bom Mỹ đánh sập cầu Hohenzollem và phá hỏng nhà thờ. Ảnh: Margaret Bourke-White



3-1945 – lính Đức chết trên đường phố Cologne (Đức. Ảnh: George Silk
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

Từ 13 đến 15-2-1945, hơn 3.600 lượt máy bay Đồng minh ném 13.900 tấn bom xuống Dresden phá hủy 40 km vuông thành phố làm hơn 22.000 người chết. Ảnh: Walter Hahn


Từ 13 đến 15-2-1945, hơn 3.600 lượt máy bay Đồng minh ném 13.900 tấn bom xuống Dresden phá hủy 40 km vuông thành phố làm hơn 22.000 người chết. Ảnh: Walter Hahn


2-1945 - xác người chết chất thành đống chờ đem đi thiêu sau khi Dresden bị máy bay Đồng minh ném bom rải thảm ngày 13 và 14-2-1945



14-2-1945 - Cảnh sát Đức thu nhặt thi thể những nạn nhân sau cuộc không kích của máy bay Đồng minh vào Dresden ngày 13 và 14-2-1945



13-3-1946 - phố Johannstrasse, Dresden - một năm sau ngày bị máy bay Đồng minh ném bom rải thảm hôm 13 và 14-2-1945. Ảnh: Fred Ramage



Dresden - một năm sau ngày bị máy bay Đồng minh ném bom rải thảm hôm 13 và 14-2-1945


Nhà thờ Đức Bà Frauenkirche và Tượng đài Martin Luther ở Dresden bị phá huỳ sau khi máy bay Đồng minh ném bom rải thảm ngày 13 và 14-2-1945


2-1946 - Dresden - một năm sau ngày bị máy bay Đồng minh ném bom rải thảm hôm 13 và 14-2-1945
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực

4-1945, nhả máy sàn xuất lốp xe Hanau Dunlop tại Hanau (Đức) bị bom Đồng minh phá huỷ


1945 – nhà ga và kho chứa dầu cùa nhà máy I.G. Fraben (thành phố Ludwigshafen, Đức) sau trận không kích của Đồng minh. Ảnh: Margaret Bourke-White



1945 – những toà nhà của nhà máy I.G. Fraben (thành phố Ludwigshafen, Đức) sau trận không kích của Đồng minh. Ảnh: Margaret Bourke-White



4-1945 – nhà máy sàn xuất xăng dầu Braunkhole Benzin AG tại Rolhensee (ngoại ô Magdenburg, Đức) bị bom Đồng minh phá huỷ


1944 – thành phố Munich, sau những trận không kích của Đồng minh. Ảnh: Hugo Jaegel



Nuremberg (Đức) tháng 6-1945



5-1945, khu vực phố cổ Nuremberg (Đức) với nhà thờ Tin Lành St. Lorenz-Klrche bị Tập đoàn không quàn sổ 8 và Không quân Anh ném bom phá huỷ



Thành phố Nuremberg (bang Bavaria) bị Đồng minh ném bom dữ dội tháng 4 và 5-1945. Ảnh: Robert Capa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cũng phải nói thêm rằng, trong khi đưa ra kế hoạch “Chấn hưng châu Âu” Mỹ là cường quốc duy nhất không bị thiệt hại trong WII do tham chiến muộn hơn, ở xa châu Âu hơn nên lượng dự trữ vàng còn nguyên xi, kinh tế lành mạnh. Vì vậy Kế hoạch Marshall sẽ giúp ngư ông Mỹ bán được nhiều hàng hóa và mua về những nguyên liệu rẻ mạt. Một động cơ quan trọng hơn, Mỹ muốn khởi xướng Chiến tranh Lạnh nhằm vào Liên Xô và các nước trong phe XHCN thông qua học thuyết Containment (phong tỏa).
Có một điều Mỹ chưa ngờ tới, đó là sức lớn mạnh và vai trò to lớn của các Đ.ảng cộng sản bản địa thuộc các quốc gia châu Âu nói chung và Tây Âu nói riêng. Tại Pháp và Ý, sự nghèo khổ thời hậu chiến như tiếp thêm sinh lực cho các đ.ảng cộng sản, vốn đã phát triển trong nhiều thập kỷ nay trở thành vai trò nòng cốt cho phong trào kháng chiến chung. Các đ.ảng này giành được thắng lợi quan trọng trong các cuộc bầu cử sau thế chiến, như Đ.CS Pháp trở thành chính đ.ảng lớn nhất nước Pháp. Với học thuyết "phong tỏa" Mỹ cho rằng giúp càng nhiều tiền sẽ làm cho các chính phủ chống cộng lớn mạnh, ngăn chặn được ảnh hưởng của Liên Xô.
Sự trỗi dậy của học thuyết "phong tỏa" lập luận rằng Hoa Kỳ cần phải giúp đỡ thật nhiều cho các chính phủ chống cộng sản để ngăn chặn sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Liên Xô. Người ta cũng hy vọng là các quốc gia Đông Âu cũng sẽ gia nhập kế hoạch này, và rút khỏi khối Xô viết đang nổi lên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sự thiếu hụt lương thực là một trong những vấn đề trầm trọng nhất. Trước chiến tranh, Tây Âu phụ thuộc vào nguồn lương thực dư thừa từ Đông Âu, nhưng những nguồn đó đã bị chặn lại phía sau “Bức màn sắt”. Tình hình trở nên đặc biệt khi nạn đói xảy ra mùa đông năm 1947 ở Tây Đức


31-3-1947 – nạn đói mùa đông năm 1947, hàng ngàn người dân thành phố Krefeld (Tây Đức) phản đối thiếu hụt lương thực.
Tấm bảng ghi: "Chúng tôi muốn có than, chúng tôi muốn có bánh mì"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Thậm chí từ trước khi có Kế hoạch Marshall, Hoa Kỳ đã gửi một lượng lớn viện trợ để giúp châu Âu hồi phục. Khoảng 9 tỷ đô la đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1945 tới 1947. Phần lớn số viện trợ này là viện trợ gián tiếp, đến từ dạng thỏa thuận lend-lease liên tiếp, và thông qua nỗ lực của binh sĩ Mỹ sửa chữa hạ tầng cơ sở cũng như giúp người tị nạn.
Một số các thỏa thuận hỗ trợ song phương cũng được ký kết, mà quan trọng nhất trong số đó có lẽ là việc hứa hẹn giúp đỡ quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ theo Học thuyết Truman.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc khi đó mới ra đời cũng tiến hành một loạt các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tài trợ hoàn toàn bởi Hoa Kỳ. Các nỗ lực đó có tác động quan trọng, nhưng thiếu tính chất tổ chức trung tâm và thiếu kế hoạch nên không thành công trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu căn bản của châu Âu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Liên Xô từ chối hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Ernest Bevin sau khi nghe radio về Kế hoạch Marshall đã ngay tức khắc liên lạc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Georges Bidault để chuẩn bị lời đáp ứng. Hai người này đã nhất trí về việc cần phải mời Liên Xô tham gia chương trình với tư cách là một cường quốc trong phe Đồng Minh.
Bài diễn văn của Marshall cũng đề cập rõ ràng tới việc mời phía Liên Xô tham gia, vì cảm thấy việc loại trừ Liên Xô khỏi chương trình này là một biểu hiện thiếu tin cậy quá rõ.
Stalin ban đầu tỏ ý quan tâm đến Kế hoạch Marshall. Ông cho rằng Liên Xô có vị thế trên trường quốc tế sau chiến tranh và có thể ra yêu sách về điều kiện viện trợ. Vì vậy ông cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vyacheslav Mikhailovich Molotov tới Paris để hội đàm với Bevin và Bidault.
Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp, cũng như Mỹ, không thực sự quan tâm đến việc mời Liên Xô tham dự và họ đã đề nghị với Molotov các điều kiện mà Liên Xô sẽ không bao giờ chấp nhận. Điều kiện quan trọng nhất là tất cả các quốc gia tham dự kế hoạch này phải chấp nhận để nền kinh tế của mình được một tổ chức độc lập “kiểm toán” mà Liên Xô không thể cho phép.
Bevin và Bidault cũng nhất định đòi viện trợ phải đi kèm với việc thống nhất nền kinh tế châu Âu, một điều rất không thích hợp với nền kinh tế kế hoạch có chỉ đạo của Liên Xô. Kết quả là Molotov rời Paris và không chấp nhận kế hoạch này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Molotov ngay lập tức đã làm rõ những phản đối của Liên Xô đối với Kế hoạch Marshall. Thứ nhất, nó bao gồm cả hỗ trợ kinh tế cho Đức, và Liên Xô không thể chấp nhận việc giúp đỡ một kẻ thù vừa mới tàn phá đất nước họ. Thứ hai, Molotov khăng khăng yêu cầu Liên Xô có quyền kiểm soát hoàn toàn và tự do hành động đối với bất kỳ khoản viện trợ nào mà Kế hoạch Marshall sẽ có thể cho Đức. Cuối cùng, vị Ngoại trưởng muốn biết chính xác số tiền mà Mỹ sẽ dành cho từng quốc gia. Và khi rõ ràng là các đại diện của Pháp và Anh không chia sẻ sự phản đối của ông, Molotov đã rời khỏi cuộc họp vào ngày 2-7-1947.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Ngày 12-7-1947, một cuộc họp lớn được tổ chức tại Paris. Tất cả các quốc gia châu Âu đều được mời tham dự, ngoại trừ Tây Ban Nha (là quốc gia không tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng nghiêng về phe Trục) và các tiểu quốc Andorra, San Marino, Monaco và Liechtenstein.
Liên Xô cũng được mời, nhưng người ta hiểu ngầm là Liên Xô sẽ không tới dự.
Các quốc gia thuộc khối Đông Âu cũng được mời, với Tiệp Khắc và Ba Lan đồng ý tới dự. Biểu thị rõ ràng nhất về việc Liên Xô thâu tóm ảnh hưởng trong khu vực là việc Bộ trưởng Bộ ngoại giao Tiệp Khắc, Jan Masaryk, bị triệu đến Moscow và bị Stalin mắng mỏ về việc toan tính tham gia Kế hoạch Marshall.
T.hủ tướng Ba Lan Josef Cyrankiewicz được Stalin tưởng thưởng cho việc Ba Lan từ chối tham dự chương trình này bằng một hiệp định thương mại khổng lồ có trị giá trong vòng 5 năm, 450 triệu đô la vốn tín dụng, 200 ngàn tấn ngũ cốc, máy móc công nghiệp nặng và công xưởng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Stalin coi kế hoạch Marshall là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự kiểm soát của Liên Xô với khối Đông Âu, và tin rằng việc hợp nhất nền kinh tế với phương Tây sẽ khiến các quốc gia đó thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Liên Xô.
Phía Mỹ cũng tin tưởng như vậy và hy vọng là viện trợ kinh tế sẽ hỗ trợ để đối trọng lại sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô. Họ do đó không tỏ ra ngạc nhiên khi phái đoàn Tiệp Khắc và Ba Lan bị ngăn không được tới họp.
Các quốc gia Đông Âu khác từ chối kế hoạch này ngay tức khắc.
Phần Lan cũng khước từ đề nghị để tránh chọc giận Liên Xô. Để đổi lại đề nghị trợ cấp và buôn bán thương mại với phương Tây, Liên Xô đưa ra Kế hoạch Molotov, và sau này là COMECON.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong một bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô Andrei Ianuaryevich Vyshinsky tuyên bố Kế hoạch Marshall vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ông buộc tội Hoa Kỳ âm mưu áp đặt ý muốn của mình lên các quốc gia độc lập, cùng với việc sử dụng việc phân phối viện trợ từ nguồn lực kinh tế của mình cho các quốc gia nghèo như một công cụ gây áp lực chính trị.
Cuối cùng họ cũng đạt được thỏa thuận và châu Âu gửi một bản kế hoạch tái thiết cho Washington. Theo bản kế hoạch này, châu Âu yêu cầu 22 tỷ đô la viện trợ. Truman cắt giảm số này xuống còn 17 tỷ đô la trước khi đưa ra Quốc hội. Kế hoạch này vấp phải sự phản kháng kịch liệt từ phía đối lập trong Quốc hội, phần lớn là từ phía người của đ.ảng Cộng hòa, vốn chủ trương biệt lập và không muốn có một chương trình chi tiêu ngân sách quá nhiều. Đại diện nổi bật nhất của họ là Robert A. Taft. Kế hoạch này cũng gặp sự phản đối từ cánh tả, với Henry A. Wallace là người phản đối mạnh nhất. Wallace cho rằng kế hoạch này là hình thức trợ giá cho các nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ, và đoán chắc nó sẽ gây ra sự phân cực trên thế giới giữa phương Đông và phương Tây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top