[TT Hữu ích] Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Ngày 21 tháng 6 năm 1982, Khomeini nêu ra quan điểm Iran nên xâm lược Iraq trong thời gian ngắn.
Ngày 22 tháng 6 năm 1982, Tổng tư lệnh quân đội Iran Shirazi tuyên bố "tiếp tục đánh cho đến khi lật đổ chế độ Saddam Hussein để chúng ta có thể cầu nguyện ở Karbala và Jerusalem". Tuyên bố này mang ý nghĩa tương tự như nhận xét của nhà lãnh đạo Iran Khomeini về vấn đề đình chiến với Iraq: "Không có điều kiện nào ngoài việc chế độ ở Baghdad phải sụp đổ và được thay thế bằng một nền Cộng hòa Hồi giáo."
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,199
Động cơ
396,578 Mã lực
Ai được lợi nhất khi hai anh này đánh nhau các cụ nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Cuộc tấn công của Iran, cuộc phòng thủ kịch liệt của Iraq
Dưới khẩu hiệu "Chiến tranh, Chiến tranh tới khi Chiến thắng""Con đường tới Jerusalem đi qua Karbala", Iran tiến quân.
Một chiến thuật được sử dụng trong cuộc tấn công này đã được biết đến trên toàn thế giới là sự khuyến khích hành động dũng cảm của các chiến binh tình nguyện Basij trẻ của Iran những người tìm cách trở thành người tử vì đạo bằng những cuộc tấn công biển người vào các vị trí của Iraq.
Những người tình nguyện được khích lệ trước các trận đánh bằng những câu chuyện về Ashura, Trận Karbala, và vinh quang cực đỉnh của kẻ tử vì đạo, và thỉnh thoảng bởi một diễn viên (thường là một binh sĩ lớn tuổi hơn), đóng vai Imam Hossein trên mình một con ngựa trắng, phi dọc theo các chiến tuyến, tạo cho các chiến binh chưa có kinh nghiệm viễn cảnh của "người anh hùng sẽ lao mình vào trận chiến định mệnh trước khi gặp vị Thánh của mình."
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Bận rộn nên thỉnh thoảng mới ghé được vào OF. Xin được đặt gạch hóng lịch sử qua ảnh của cụ Ngao. Xin chúc cụ luôn mạnh khỏe và liên tục có bài mới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Ngày 13 tháng 7 năm 1982, các đơn vị Iran vượt biên giới tiến về Basra, thành phố quan trọng thứ hai của Iraq. Tuy nhiên, kẻ thù mà họ phải đối mặt đã giăng ra một lực lượng phòng thủ lớn. Không giống như những lực lượng phòng thủ chuẩn bị vội vàng mà người Iraq từng đưa ra trước Iran trong cuộc chiếm đóng các lãnh thổ bị chinh phục năm 1980–1981, các lực lượng phòng vệ biên giới đã được phát triển rất tốt ngay trước cuộc chiến, và người Iraq đã có thể sử dụng một mạng lưới lô cốt và trận địa pháo dày đặc. Saddam cũng đã tăng gấp đôi quân số Iraq từ 500.000 binh sĩ năm 1981 (26 sư đoàn và 3 lữ đoàn độc lập) lên tới 1.050.000 người (55 sư đoàn và 9 lữ đoàn) năm 1985.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Những nỗ lực của Saddam đã mang lại kết quả. Iran đã sử dụng các chiến dịch phối hợp với kết quả tốt khi tấn công quân đội Iraq trong lãnh thổ của họ, và đã tung ra các cuộc tấn công biển người mang tính biểu tượng với sự hỗ trợ mạnh của pháo binh, máy bay và xe tăng. Tuy nhiên, thiếu hụt đạn dược đồng nghĩa với việc người Iran tung ra các cuộc tấn công biển người mà không có sự hỗ trợ của các nhánh quân đội khác. Ưu thế vượt trội của lực lượng phòng thủ Iraq khiến hàng chục nghìn binh sĩ Iran thiệt mạng trong hầu hết các chiến dịch sau năm 1982, và lực lượng phòng thủ Iraq vẫn giữ được hầu hết các vị trí.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Trong cuộc tấn công Basra, hay Chiến dịch Ramadan, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng.
"Vũ khí hoá học" là sản phẩm của Mỹ, mà Iraq mua trôi nổi. Mỹ biết Iraq sử dụng vũ khí hoá học nhưng lờ đi và cản trở Liên Hợp Quốc lên án. Sau chiến tranh, Saddam Hussein sử dụng vũ khí hoá học tấn công lực lượng người Kurd và những người phản đối ông, nên mới sinh vạ sau này
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Sau thất bại của những cuộc tấn công mùa hè năm 1982, Iran tin rằng một cố gắng lớn dọc theo toàn bộ chiều dài mặt trận sẽ mang lại thắng lợi họ đang mong đợi. Ưu thế quân số của Iran sẽ tạo ra một bước đột phá nếu họ tấn công trên mọi khu vực của mặt trận và cùng thời điểm, nhưng họ vẫn thiếu sự tổ chức cho cuộc tấn công kiểu đó.
Iran nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Libya, và Trung Quốc.
Iraq có nhiều nhà viện trợ hơn như Liên Xô, các quốc gia NATO, Pháp, Anh, Brasil, Nam Tư, Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Saudi Arabia, và Hoa Kỳ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Trong năm 1983, Iran tung ra năm cuộc tấn công lớn dọc theo mặt trận. Không cuộc tấn công nào mang lại kết quả lớn. Lập trường của Khomeini về một cuộc ngừng bắn vẫn không thay đổi.
Tháng 2 năm 1984, Saddam ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công không quân và tên lửa vào mười một thành phố ông đã lựa chọn. Cuộc ném bom ngừng lại ngày 22 tháng 2 năm 1984. Iran nhanh chóng trả đũa vào các trung tâm đô thị của đối phương, và những cuộc tấn công qua lại đã được gọi là "cuộc chiến tranh giữa các thành phố" lần thứ nhất. Trong suốt thời gian cuộc chiến, có năm cuộc chiến tranh như vậy.
Các cuộc tấn công vào các thành phố Iran không tiêu diệt được quyết tâm chiến đấu của chính phủ Iran. Ngày 15 tháng 2, người Iran tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào khu vực trung tâm chiến trường nơi Quân đoàn số 2 của Iraq đã được triển khai. 250.000 lính Iran đối mặt với 250.000 quân Iraq.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 5, và từ 22 tới 24 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 6, Iran nỗ lực chiếm thị trấn chiến lược Kut al-Amara và cắt đường cao tốc nối Baghdad với Basra. Việc chiếm đóng con đường này khiến quân đội Iraq gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp hậu cần và phối hợp sự phòng vệ, nhưng các lực lượng Iran chỉ vào được cách con đường cao tốc 15 dặm (24 km).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Tuy nhiên, Chiến dịch Khaibar mang lại thắng lợi lớn hơn nhiều. Với một số cuộc tấn công hướng về thành phố Basra quan trọng của Iraq, chiến dịch bắt đầu ngày 24 tháng 2 và kéo dài tới ngày 19 tháng 3. Lực lượng phòng vệ Iraq, luôn ở trong tình trạng chiến đấu từ ngày 15 tháng 2, dường như gần tan vỡ hoàn toàn. Người Iraq đã thành công trong việc ổn định mặt trận nhưng chỉ sau khi quân Iran đã chiếm được một phần đảo Majnun. Dù có sự phản công mạnh mẽ của Iraq cộng với việc sử dụng hơi cay và khí độc thần kinh sarin, quân Iran vẫn giữ được vùng đã chiếm đóng và tiếp tục giữ hầu hết chúng cho tới cuối cuộc chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Tháng 1 năm 1985 – Tháng 2 năm 1986: Những cuộc tấn công sớm thất bại của Iran và Iraq
Với các lực lượng vũ trang của mình được cung cấp tài chính từ Saudi Arabia, Kuwait và các quốc gia Vùng Vịnh khác, và những nguồn cung vũ khí dồi dào từ Liên Xô và Pháp (cùng với các nước khác), Saddam bắt đầu tiến công ngày 28 tháng 1 năm 1985, lần đầu tiên kể từ đầu năm 1980. Tuy nhiên, cuộc tấn công này không mang lại thắng lợi nào, và quân Iran trả đũa với cuộc tấn công của họ về phía Basra, trong Chiến dịch mang tên Badr, ngày 11 tháng 3 năm 1985.
Imam Khomeini hối thúc người Iran khi phát biểu, "Chúng ta tin rằng Saddam muốn biến đạo Hồi thành một sự báng bổ và thuyết đa thần.... nếu Hoa Kỳ giành chiến thắng... và trao chiến thắng cho Saddam, Hồi giáo sẽ nhận một cú đấm như vậy khiến nó không thể ngẩng đầu lên trong một thời gian dài... Vấn đề là sự báng bổ tới Hồi giáo, và không phải là giữa Iran và Iraq."
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Năm 1987 chứng kiến một làn sóng tấn công mới của Iran vào các mục tiêu ở cả miền bắc và miền nam Iraq. Quân đội Iran bị lực lượng phòng vệ được chuẩn bị tốt của Iraq chặn lại ở phía nam trong một trận chiến kéo dài nửa tháng tranh giành Basra (Chiến dịch Bình minh 5), nhưng sau đó đã gặt hài nhiều thành công hơn ở phía bắc khi các Chiến dịch Nasr 4 và Karbala-10 đe doạ chiếm giữ thành phố Kirkuk giàu dầu mỏ của Iraq và các giếng dầu khác ở phía bắc. Tuy nhiên, các lực lượng Iran không thể củng cố các vị trí đã chiếm được và tiếp tục tiến quân, và vì thế trong năm 1987 ít diễn ra những sự thay đổi chủ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Ngày 20 tháng 7 năm 1987, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết 598 được Mỹ hậu thuẫn, kêu gọi chấm dứt xung đột và quay trở lại các biên giới trước cuộc chiến.
Iraq, vốn đã mất nhiều vùng lãnh thổ quan trọng trong cuộc chiến, chấp nhận nghị quyết.
Tuy nhiên, Iran không muốn phải trả lại những gì đã giành được khi một cuộc thắng lợi hoàn toàn đã trong tầm tay, và vì thế cuộc chiến lại tiếp tục.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Tuy nhiên tới tháng 4 năm 1988 các lực lượng Iraq đã tái hợp đủ để bắt đầu một loạt các cuộc tấn công gây tàn phá vào Iran và nhanh chóng chiếm giữ được bán đảo al-Faw chiến lược (đã mất năm 1986 trong Chiến dịch Bình minh 8) nhờ sử dụng mạnh các loại vũ khí hoá học, và lãnh thổ bao quanh Basra và cũng tấn công sâu vào lãnh thổ phía bắc của Iran, chiếm được nhiều chiến lợi phẩm.
Tháng 7 năm 1988 máy bay Iraq đã thả các quả bom hoá chất cyanide xuống làng Kurdish Iran tại Zardan (như họ đã làm bốn tháng trước đó tại làng Kurdish Halabja của mình). Hàng trăm người chết ngay lập tức, và những người sống sót vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động thể chất và tâm thần.
Người Iran trong tâm trạng tức tối đã xem xét tới việc vũ trang các loại vũ khí hạt nhân trên diện rộng, nhưng việc đó vượt quá các khả năng của họ.
Sau những thất bại lớn đó, Iran đã chấp nhận các điều khoản của Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc vào ngày 20 tháng 8 năm 1988 hoà bình được tái lập.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Trong cuộc chiến, Iraq được phương Tây (và đặc biệt là Hoa Kỳ) coi như một đối trọng với nhà nước Iran hậu cách mạng. Sự hỗ trợ cho Iraq diễn ra dưới hình thức viện trợ kỹ thuật, tình báo, việc bán các thiết bị quân sự lưỡng dụng và vệ tinh tình báo cho Iraq.
Tuy có một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Iran và Hoa Kỳ, nói chung mọi người không cho rằng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Iran phục vụ cho lợi ích của Iraq, hay một cách riêng biệt, dù diễn ra cùng thời điểm, là các vấn đề giữa Mỹ và Iran.
Tình trạng mập mờ trong việc ủng hộ phía nào của Mỹ đã được Henry Kissinger tổng kết khi vị chính khách Hoa Kỳ này lưu ý rằng "Đó là một điều đáng tiếc cả hai phía họ (Iran và Iraq) đều không thể thua trận."
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Hơn 30 quốc gia cung cấp viện trợ cho Iraq, Iran, hay cả hai phía. Iraq, đặc biệt, có một mạng lưới thu hút viện trợ phức tạp và bí mật giúp họ có được những thiết bị tối quan trọng, mà, trong một số phi vụ chuyển giao, liên quan tới 6-10 quốc gia.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,241
Động cơ
85,518 Mã lực
Trong cuộc tấn công Basra, hay Chiến dịch Ramadan, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng.
"Vũ khí hoá học" là sản phẩm của Mỹ, mà Iraq mua trôi nổi. Mỹ biết Iraq sử dụng vũ khí hoá học nhưng lờ đi và cản trở Liên Hợp Quốc lên án. Sau chiến tranh, Saddam Hussein sử dụng vũ khí hoá học tấn công lực lượng người Kurd và những người phản đối ông, nên mới sinh vạ sau này
Sau này ông Saddam bị kết án tử hình vì sử dụng vũ khí hóa học nhưng hình như cũng không có bằng chứng rõ ràng là ông ấy ra lệnh sử dụng. Lấy cớ là sử dụng vũ khí hóa học mà ông Saddam và Ali hóa học bị tử hình!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
1. Liên Xô hỗ trợ cả Iraq lẫn Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
2. Hoa Kỳ, Singapore, Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
3. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Trung Quốc đã bán rất nhiều các loại vũ khí sản xuất trong nước cho Iran trong cuộc chiến tranh, Trung Quốc là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Iran.
Bồ Đào Nha vv Nam Tư bán vũ khí cho cả hai bên
Từ năm 1980 tới năm 1987 Tây Ban Nha đã bán €458 triệu vũ khí cho Iran và €172 triệu vũ khí cho Iraq. Tây Ban Nha đã bán cho Iraq các xe 4x4, trực thăng BO-105, thuốc nổ và đạn dược. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy một đầu đạn hoá học không nổ tại của Iraq tại Iran được sản xuất tại Tây Ban Nha.
Các nhà hỗ trợ tài chính lớn cho Iraq là các quốc gia giàu dầu mỏ ở Vịnh Péc xích, đáng chú ý nhất là Saudi Arabia ($30.9 tỷ), Kuwait ($8.2 tỷ) và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE ($8 tỷ)
Tổng cộng, Iraq nhận được $35 tỷ các khoản vay từ phương Tây và từ $30 tới $40 tỷ từ các quốc gia Vùng Vịnh trong thập niên 1980.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,143 Mã lực
Iraq và Iran: ai thiệt hơn trong Chiến tranh Iran-Iraq
Nói thẳng thừng là Iraq thiệt hại hơn
Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn, ở thời điểm đó vượt quá US$600 tỷ cho mỗi nước (tổng cộng US$1.2 nghìn tỷ).
Nhưng chi phí kinh tế cho cuộc chiến là sâu sắc và kéo dài hơn những ước tính ngay sau cuộc chiến. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn với Iraq vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía Iran, bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ.
Điều này khiến Saddam vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới $130 tỷ, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với tăng trưởng GDP chậm chạp. Một tỷ lệ lớn khoản vay này thuộc Câu lạc bộ Paris chiếm tới $21 tỷ, 85% trong số đó xuất phát từ bảy quốc gia Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Italia và Anh.
Nhưng tỷ lệ lớn nhất trong khoản nợ $130 tỷ thuộc các nước Ả Rập hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến gồm US$67 tỷ của Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, UAE và Jordan, một quyết định góp phần vào quyết định xâm lược Kuwait của Saddam và đe doạ Saudi Arabia năm 1990.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top