- Biển số
- OF-6473
- Ngày cấp bằng
- 28/6/07
- Số km
- 8,478
- Động cơ
- 1,307,002 Mã lực
Mít tinh tại Hà Nội:
Thời đó, lính HN (Nội Thành) vẫn còn đang ở...Căm Pu Chia bác ạ. Cho đến năm 84 thì người dân tộc trên Lạng Sơn toàn đi săn bằng AK và CKC chứ không dùng K44 nữa
thế cụ ko biết những ai được lên biến giới phỏng? công nhân, dân quân tự vệ, ba chấm. quy lại là những ai đang lao động ở vùng trung du thì nhanh chóng được điều động lên hết ạ. Nếu chỉ có mỗi dân quân địa phương và 1 số đơn vị nhỏ bộ đội của mình ở biên giới thì ko thể chặn được nó như thế đâu, chắc đc 3 ngày là nó xuống đến HN mất.
Sau này hồi năm 84-85 chị em học Sư phạm ở trên Bắc Kạn còn thấy nguyên cả 1 đoàn quân đi qua, đông lắm. Toàn lính trẻ. Thấy các thầy bảo là nguyên cả tiểu đoàn. Sau này rơi rớt về được vài anh nguyên vẹn, cũng vẫn đi qua. Mọi người vừa chạy ra nhét cho mấy đồ rừng vừa khóc ( đói như nhau cả, có biết cho cái gì đâu, hồi đấy chân thành lắm).
Thêm 1 điều nữa, mà những ai ko đi săn ko biết, là CKC thì có thể, nhưng em xin thưa là AK khá vô dụng trong cái công tác này khi so với K-44 đấy cụ ạ. Ko phải cứ xả đc cả băng đã là ngon đâu. Đường đạn của K-44 đơn giản và đáng tin cậy hơn nhiều. Bắn thú là chính, ko phải kiểu bắn người chiều cao ngang nhau đâu ạ
Hướng Lạng sơn lúc bấy giờ chỉ có nhõn sư 3 Sao Vàng trấn thủ và được bổ sung 1 d của tỉnh đội Bắc Thái. Sư 3 đã làm nên kỳ tích là cầm cự thành công hơn 10 ngày với một lực lượng vượt trội về quân số, vũ khí. Tới cuối tháng 2/79, sư 337 ( sư làm kinh tế tại Nghệ An) được tăng cường lên và cung Sư 3 làm nên trận Khánh Khê lẫy lừng.Tô đậm trên: Cả tỉnh Lạng Sơn khi xảy ra chiến tranh chỉ có một sư 3 và bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Còn sau đó là cả Quân Đoàn 14.
Tô đậm dưới: Ý em không nói về chất lượng súng khi săn mà lúc đó súng (của bộ đội và cả của TQ) nhiều vô kể. Toàn AK và CKC.
Năm 1983 - 1985 bọn em toàn mang đạn AK đi đổi rượu, thuốc cuốn. Những bác to hơn thì đổi hộp gỗ lát (một thùng đạn ba hộp gỗ) chứ mang đạn K44 đi đổi thì rất khó vì ít súng (K44 dùng chung đạn bắn tỉa và đại liên K53)
Bốc phét thôi cụ.Em lại thấy huyền thoại điện cao thế, cái này các cụ bên quân sử bảo bốc phét
Thù để sang oánh nó hả cụ.Không biết thế hệ trẻ ngày nay có còn nhớ mối thù này không nhỉ?
Trường C1 làng cháu cũng hầm chữ A, hố cá nhân, giao thông hào nhằng nhịt, ngõ nhà cháu cũng có cái hầm chữa A mấy năm sau mới dỡ bỏ. năm 79 cháu học lớp 3, mỗi đứa phải chuẩn bị 1 cái túi cứu thương gồm bông băng, thuốc đỏ đi học đeo bên hông.Năm 1979, Hà nội cũng đào hầm Cá nhân chuẩn bị chiến tranh. Nhà em ở Phố Ngô Thì Nhậm đào hàng chục cái hầm, sau chuyển sang trồng cây hết !
ĐẤT MẸ là film kể về thời đánh Tầu. Diễn viên chính có mấy vị như Hữu Mười, Diệu Thuần.
Phim "Đường về quê mẹ" chứ nhỉ?
E khong dám chắc, hình như có nhân vật anh Đồi.
Em có ông anh họ đi lính hồi 78.Hồi ấy bọn tông dật dẫn đường và hôi của là "người Nhắng" không biết cụ thể là dân tộc nào nhưng dân tộc này sống ở vùng biên quan hệ họ hàng cả 2 bên biên giới.
Oánh tàu có nhiều chuyện khó tin chẳng hạn như 1 đơn vị bộ đội của ta tăng viện lên tuyến trên, gặp 1 đơn vị lính tàu đóng giả quân ta cũng quần áo ga, mũ cối, dép lốp, cũng xe giải phóng, zil.. điều này quá đơn giản vì nó sx và đồ quân dụng cho ta, trời nhập nhoạng tối 2 bên chào và vượt qua nhau khi quân phát hoiện ra chặn cánh quân tàu, đơn vị vửa vượt qua quay lại khóa đuôi và diệt.
Chiến thuật biển người của tàu thì kinh chỉ có vài hàng lính đi đầu cầm súng, lớp đi sau không có súng, bịn đi đầu gục xuống thì thằng phía sau lấy súng của thằng chết xông lên cứ thế tràn vào trận địa. Súng AK bản tàu bắn liền vài bang đạn thì đỏ nòng nhiều bác phải lái vào rồi bắn tiếp.
Chỗ đỏ là chính xác như cháu cũng góp ý ở thớt hôm qua của Cụ Cù Cu, trong thời gian giúp ta XD đường sá, công trình .. thì bọn cẩu tàu đã vẽ bản đồ pháo binh toàn miền bắc vì thế pháo nó điểm cực kỳ chính xác.