[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

vanducdhbk

Xe tăng
Biển số
OF-305613
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
1,117
Động cơ
312,576 Mã lực
hay quá các cụ ơi" Chúng ta thừa biết: Quân đội Trung Quốc chưa hề đánh thắng bất kỳ ai. Chắc nhà cầm quyền Bắc Kinh chưa quên bài học: Cả nước Trung Hoa rộng lớn, vẫn bị quân Nguyên thôn tính. Nhưng khi quân Nguyên sang Việt Nam đã bị Dân tộc Việt Nam 3 lần đánh tan không còn mảnh giáp.""
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Xác nhận với cụ tin này. Riêng tại một trại cải tạo phía Bắc, một sĩ quan cao cấp nhất trong trại đã xin gặp chỉ huy trại và đề nghị cho anh em tái ngũ, một hướng khác khi ddajg vận chuyển về phía sau thì họ nói không cần phải trói, chúng tôi không chạy đâu nếu cần thì phát súng cho chúng tôi chiến đấu và họ di chuyển rất trật tự.
rất tinh thần dân tộc. cụ có thể mô tả kĩ hơn để thế hệ trẻ như em biết được các khoảng lặng như vậy
 

claymore

Xe hơi
Biển số
OF-186296
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
108
Động cơ
334,200 Mã lực
rất tinh thần dân tộc. cụ có thể mô tả kĩ hơn để thế hệ trẻ như em biết được các khoảng lặng như vậy
Người VN mình là vậy Cụ ạ, nói đến thằng giặc Tàu thì chỉ quyết chiến.
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
25,785
Động cơ
723,036 Mã lực
Hỏi rất nhièu người đã và đang công tác, tức tuổi trên dưới 30 là ngày 17.2.1979 là ngày gì thì 90% là k biết.
Hôm qua bọn em ngồi nhậu và hát lại bài ngày xưa khi học lớp 1 lúc bọn khựa xâm lược nc ta:
"Quân xâm lược bành trướng BK đã giày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương..."
 

vietran

Xe ngựa
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
25,785
Động cơ
723,036 Mã lực
Không biết linh hồn các Anh Hùng liệt sỹ đang nghĩ gì khi sắp đến ngày giỗ của họ trong một cuộc chiến đúng nghĩa là chính nghĩa và hào hùng bậc nhất trong lịch sử.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,348
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Không biết linh hồn các Anh Hùng liệt sỹ đang nghĩ gì khi sắp đến ngày giỗ của họ trong một cuộc chiến đúng nghĩa là chính nghĩa và hào hùng bậc nhất trong lịch sử.
Theo em thì các anh chẳng nghĩ gì đâu vì họ đã ngã xuống vì Đất Mẹ và thanh thản như khi cày xong một thửa ruộng!

Xin nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống vì Tổ quốc!
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Hỏi rất nhièu người đã và đang công tác, tức tuổi trên dưới 30 là ngày 17.2.1979 là ngày gì thì 90% là k biết.
Hôm qua bọn em ngồi nhậu và hát lại bài ngày xưa khi học lớp 1 lúc bọn khựa xâm lược nc ta:
"Quân xâm lược bành trướng BK đã giày xéo mảnh đất tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương..."
nguồn nào chứng minh 90% vậy cụ? em thấy chẳng phải như cụ nói, quá nhiều người biết, đặc biệt thời đại thông tin hiện nay, chỉ có cố tình không hứng tìm hiểu sâu thôi
muốn phổ cập thì phải tuyên truyền, các thế hệ đi trước phải dạy thế hệ sau này, như cha chú dạy con, anh dạy em.... thì mới được. như nhà em chẳng ai tham gia chiến tranh biên giới phía bắc( vì đi tây nam, các công tác liên quan gián tiếp) nhưng ai cũng kể về chiến thắng này bằng nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là hàng xóm có người tham chiến. em nhớ hồi bé bố em công tác lâu mới về, lần nào về cũng mời bác đặc công QK thủ đô sang đàm đạo ăn bữa cơm, nói nhiều chuyện hay lắm mình cứ há hốc mồm nghe thôi.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,872
Động cơ
576,110 Mã lực
ông bạn em gầm 50 tuổi còn khẳng định là sau năm 79 không còn oánh nhau nữa ạ, chả biết mấy năm ấy bác í ở đâu.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
35
Động cơ
333,540 Mã lực
Thời đó bọn em nằm ở biên giới Việt-Laos (A Lưới - TT Huế). Nghe nói Tết 78 (em kg nhớ lắm) tụi ********* lên kế hoạch đêm 30 sẽ bạo loạn để lật đổ chính quyền tại Huế rồi lên đài phát thanh kêu gọi Mỹ đưa quân vào (????? :)) ) . Vụ này mấy anh bên An Ninh túm cả nghìn chú (kg một tiếng súng, dân cũng không biết. Tang vật là bom, mìn, súng cối ... có cả). Còn mấy vụ tụi nó định từ Laos về (điểm đến cũng là Huế) thì bọn em toàn đón hụt. Đơn giản là do mấy anh 678 hốt trọn từ bên đó nên bọn em phía bên này biên giới cũng không có đất diễn. Đêm 17/02 mới biết bọn Khựa oánh biên giới phía bắc. Sau đó đúng 10 ngày thì bọn em rời A Lưới lên đường ra bắc. Nhưng một lần nữa lại là người đến sau.
E/ F nào thế? :)

----------

Biên phòng bị nặng nhất. Có đồn bị xóa sổ luôn. Các anh là người hiểu kẻ thù nhất và không bao giờ bỏ chạy.

Đúng, nhưng có kha khá đồn đánh rất khá. Các anh tổ chức phòng ngự tốt, đến chiều hoặc đêm hôm đó là bung ra, về tuyến 2 hoặc về các đơn vị quân đội. Riêng trung đoàn 12 và 16 CAVT (BP nay) đánh tập trung cũng rất rắn đấy.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
35
Động cơ
333,540 Mã lực
[quote author=quangcan link=topic=26721.msg469888#msg469888 date=1392369583]
... * Sau khi cân nhắc, BTTM quyết định điều động F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng và F316/ sư đoàn 316 ra Bắc ngay trong năm 1976, đặt ở hai hướng quan trọng nhất. F3 về Hà Bắc, F316 về Yên Bái. Tháng 7/1978, F3 được lệnh về Quân khu 1 làm nhiệm vụ phòng thủ ở đông-nam tỉnh Cao Lạng, một địa bàn trọng yếu của quân khu và của Bộ. F316 cũng dâng lên Lào Cai. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ, F3 và F316 điều động hàng trăm sỹ quan các cấp về BCH QS các tỉnh, huyện để làm nòng cốt huấn luyện và xây dựng LLVT địa phương; bố trí các LLVT này vào ngay đội hình tác chiến cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Bắt tay ngay vào việc xây dựng dải trận địa phòng ngự thê đội 1/ tuyến 1 (F3 xây dựng với chiều dài 60km) và thê đội 2/ tuyến 2....[/quote]

Chỗ này có một ý nhỏ, câu hỏi em đặt ra từ bài viết trước, tại sao Bộ lại chọn F3 và F316?

Lớp hậu sinh con cháu xin có đôi lời lượm lặt như sau:


Đây đều là những sư đoàn mạnh và rất có truyền thống trong lịch sử KCCM. Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ và cũng "bình thường" như bao sư đoàn khác trong lịch sử QDND VN mà thôi. Hẳn Bộ cũng có cái lý của mình và ta sẽ xem nó được thể hiện ra sao?

1. F316/ sư đoàn 316/ Đoàn Bông Lau/ Sư đoàn Thổ: là F có truyền thống từ thời KCCP, được hiểu nôm na là tuyển quân phần lớn ở các tỉnh Tây Bắc là chính, ưu điểm tác chiến tuyệt đối tại chiến trường rừng núi; quen thuộc địa bàn Thượng Lào và Tây Bắc. Dân gian có khi quen gọi là "lính sơn cước". Đánh rất lỳ và dũng cảm. Tuyệt đối trung thành. Hơn nữa, từ trong năm 1974, khi từ Lào về Nghệ An, F316 đã có hơn 1 năm bổ sung, củng cố và huấn luyện chiến thuật. Nhuần nhuyễn nhiều cách đánh, sở trưởng mạnh, sư đoàn được tin tưởng tung vào chiến dịch Buôn Ma Thuột, đi suốt chiều dài chiến dịch Hồ Chí Minh (công phá Đồng Dù, Trảng Bàng) => tác chiến địa bàn nào cũng được (rừng núi, đô thị, đồng bằng), chiến trường nào cũng xong, chiến thuật nào cũng tốt, khá toàn diện phải không ạ!

Đưa F316 về Quân khu 1, về với Tây Bắc khác nào cá về với nước; dùng chính những người lính là con em các dân tộc Tây Bắc trưởng thành trong chiến đấu, trong gian khổ làm nòng cốt xây dựng và bảo vệ chính quê hương, tấc đất biên cương thì không gì hơn thế.

Có thể kể đến chiến công của D2 E174/ trung đoàn Cao Bắc Lạng trong tháng 2/1979 tại khu vực nhà thờ thị xã Sa Pa và Cầu Đôi thuộc Lào Cai. Đây chính là bài học thực tiễn trong những ngày tháng quần thảo với lính VNCH tại Bầu Nâu, Trà Võ.

Hoặc C10 D6 E148 trong nửa ngày đã cấu trúc xong trận địa phòng ngự tại cao điểm S08, một điểm cao chiến thuật có giá trị phòng ngự tích cực, có giá trị chiến lược tạo thế cho toàn trung đoàn và sư đoàn vào trận. Đây chính là bài học vận dụng kinh nghiệm phòng thủ dãy điểm cao án ngữ xung quanh Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Lào.

2. F3 Sao Vàng là đơn vị ra đời tại chiến trường khu 5 trong KCCM. Các trung đoàn đều có sở trưởng khác nhau, E12/ đoàn Tây Sơn nổi tiếng với đánh cắt giao thông, luồn sâu tạo thế chiến dịch, có kinh nghiệm tác chiến tại các huyện miền núi phía tây tỉnh Bình Định. E141/ đoàn Hoài Ân có kinh nghiệm phòng thủ tác chiến bên dòng sông Kim Sơn trong năm 1972. E2/ đoàn An Lão: trung đoàn chủ công, tác chiến giỏi trong mọi địa hình, nổi tiếng kiên cường trong tiến công. Đặc biệt là trong KCCM, BCH F3 được đánh giá cao bởi sự linh hoạt, nhận định đánh giá tình hình sớm và chủ động ra quyết sách kịp thời trong thời gian ngắn nhằm thay đổi hình thức tác chiến hoặc chiến thuật cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế; không ỷ lại và trông chờ vào chỉ đạo của trên. Có thể kể đến việc thay đổi ngay thế trận và hướng tiến công như vũ bão khi Cầu Bông (Vũng Tàu) bị đánh sập tháng 4/1975 hoặc dừng ngay mũi tiến công đột kích từ bắc Bình Định ra nam Quảng Ngãi trong năm 1972, sau khi tiêu diệt căn cứ Đệ Đức để chuyển về phòng thủ giữ vững phòng tuyến Hoài Ân, Bình Định. Hay là tổ chức tiến công khi giải phóng Ninh Thuận, BCH F cùng lúc sử dụng nhiều phương án chiến thuật: mũi chính diện, thọc sâu của trung đoàn 2; mũi đánh ngang sườn của trung đoàn 25, 12 và mũi vu hồi của trung đoàn 141 ở hướng đông đã khiến cho bọn địch bị bao vây ở cả bốn phía, không còn đường để rút chạy.

Từ những kinh nghiệm quý báu đó đã được vận dụng trong thế trận biên giới phía bắc một cách nhuần nhuyễn:
- Quân bành trướng Trung Quốc chọn đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/2/1979, trong hoàn cảnh sương mù che khuất tiến hành áp sát biên giới; phong tỏa/ cắt đứt thông tin; bất ngờ tiến công với đòn hủy diệt pháo binh và các mũi thọc sâu, vu hồi có xe tăng yểm trợ hòng phá nát thế trận phòng ngự của ta; nhanh chóng hình thành xé lẻ hoặc cất vó các sư đoàn chủ lực và tiến nhanh xuống vùng trung du - đồng bằng. Tưởng vậy mà đâu có dễ, ;). Tất cả các trận địa phòng ngự tuyến 1 của ta đều kiên cường phòng ngự. Các đại đội/ tiểu đoàn không có sự chỉ huy thống nhất, không liên lạc được với nhau để phối hợp tác chiến, không còn đài quan sát nhưng đều chủ động chặn địch (ví dụ cả E12 thì chỉ có trận địa C41 là im tiếng súng). Thế trận phòng ngự tại Đồi 9, Đồi 10, Quy Thuận trong chiến dịch phòng thủ Hoài Ân 1972 đã diễn ra ở dãy điểm cao 339, 423, đồi Thâm Mô/ đồi Phạm Ngọc Yểng (vòng tròn xanh) khi chốt giữ con đường độc đạo từ biên giới xuống tạo thành ngã ba chiến lược đường 1A và 1B.

Hay trong hoàn cảnh như vậy, F3 nhanh chóng tổng hợp, nắm bắt tình hình; chủ động nhận định: "đâu là hướng tiến công vu hồi thọc sâu hết sức nguy hiểm, đâu là hướng tiến công chính diện của địch và ngay trong đêm 17/2 đã đề ra quyết sách hợp lý, xây dựng/ điều chỉnh lại thế trận phòng ngự thích hợp. Đặc biệt là ngay trong sáng ngày 18 tháng 2, sư đoàn mở trận phản kích đầu tiên với quy mô trung đoàn thiếu vào cánh quân vu hồi của địch ở Tam Lung. Một trong những mục tiêu chủ yếu của trận tiến công là phải chiếm lại các điểm cao Chậu Cảnh, đồi Địa Chất, Bản Phân, Phai Môn, cao điểm 611, 409 (vòng tròn nâu) những vị trí quan trọng tại Tam Lung vừa bị địch chiếm. Hoặc quyết định đêm 22/2 trước cửa ngõ Lạng Sơn có khác gì "đêm trắng" quyết định kéo quân tiến ra nam quảng ngãi về phòng ngự Hoài Ân:

...Vấn đề trung tâm được đưa ra thảo luận là nên đưa trung đoàn 12 lập trận địa mới hay tiếp tục tổ chức đánh chiếm lại các trận địa vừa bị mất trên hướng chủ yếu ở Đồng Đăng? Có ý kiến cần tập trung toàn bộ lực lượng khôi phục lại các điểm cao Thâm Mô, Pháo Đài, 339 bởi giá trị chiến dịch của nó có tính chất quyết định đối với việc bảo vệ Lạng Sơn. Mất khu vực cửa ngõ này, mũi vu hồi của địch ở Tam Lung có điều kiện tiến về Lạng Sơn nhanh hơn vì nó sẽ không còn bị đe dọa từ phía sau lưng nữa. Có ý kiến nếu tập trung sức của sư đoàn để phản kích thì sẽ khôi phục lại được trận địa vì ở Thâm Mô và điểm cao 339 ta vẫn còn giữ được một phần đất để làm bàn đạp, nhưng sự tiêu hao sinh lực sẽ lớn. Thêm nữa, địch vẫn liên tiếp tăng quân và đang dồn lực lượng vào hướng chủ yếu. Diệt hết lớp này lớp khác lại tràn đến thay thế. Trong khi ấy lực lượng ta có hạn, nhất là trung đoàn 12 phải tính đến từng người. Do đó, không thể đánh theo lối “đá bóng” như vậy mãi được....
Các vị trí địa danh có liên quan, bác nào muốn hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử thì có thể đọc ở [size=10pt] đây.[/size]
- vòng tròn xanh lơ: các điểm cao, vị trí hành lang là nơi tranh chấp phía sau : Song Áng, Pá Biêng, Con Khoang, Pá Chai, Khôn Làng, Đồng Uất, Chọc Võ, điểm cao 607, 303

- vòng tròn đen: cao điểm 800, vị trí đặt đài quan sát của F3 bị địch chiếm lúc 14h ngày 27/2 khi luồn qua sau lưng vị trí phòng thủ của tiểu đoàn 1.

- vòng tròn đỏ: Hữu Nghị Quan, thị xã Đồng Đăng, cao điểm 386, Thâm Kéo, cột mốc biên giới M16



Phải nói rằng còn rất nhiều điểm hay chưa kể hết, phân tích hết được. Nhưng những ví dụ trên đã chỉ rõ, quyết định sáng suốt của Bộ trong chiến lược quân sự tại thời điểm, theo thế và lực của ta tại thời điểm đó. F3 và F316 đã hoàn thành sứ mạng lịch sử, cùng quân dân địa phương chặn đứng thế tiến công như thác lũ của địch. Trước đòn tấn công bất ngờ, áp đảo hủy diệt và số lượng gấp hàng chục lần mà F3, F316 và các sư đoàn khác đã đứng vững; tạo điều kiện về thời gian và không gian cho Bộ điều chỉnh lực lượng - nhất là phá vỡ âm mưu tiến xuống vùng đồng bằng theo hướng Lạng Sơn (nhanh và ngắn nhất).

Ta hiểu rằng, mọi sự so sánh đều khập khiễng và tại từng thời điểm lịch sử thì cục diện và thế lực của mỗi bên đều khác nhau. Thế nhưng hãy thử đặt một giả thiết trong trường hợp F3 không cản nổi thế địch, thị xã Lạng Sơn nhanh chóng vỡ và quân Trung Quốc nhanh chóng càn lướt theo đường 1. Lúc này, liệu QUTW còn cương quyết: "không được tung Quân đoàn 1, lực lượng dự bị chiến lược, thê đội 2 vào ngay trận chiến để giải quyết một số khó khăn tại các hướng trọng điểm". Hoặc địch chiếm được một tỉnh BGPB, kêu gọi và tổ chức xây dựng Khu tự trị/ Vùng tự do. Hiệu ứng đô mi nô kéo theo sẽ làm tan vỡ chiến lược phòng thủ tại Quân khu 3 và thế cục trên cả bán đảo Đông Dương khi ta đang cùng các LLVT nước bạn Lào, Cambodia truy quét tàn quân, phỉ và các thế lực *********. Nhất là khi ta đã nhận định: "3 tình huống chiến lược mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có thể tiến hành đối với nước ta, đó là: kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, kiểu chiến tranh có giới hạn và chiến tranh xâm lược quy mô lớn."
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
824
Động cơ
401,930 Mã lực
Theo em thì các anh chẳng nghĩ gì đâu vì họ đã ngã xuống vì Đất Mẹ và thanh thản như khi cày xong một thửa ruộng!

Xin nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống vì Tổ quốc!
Pain trả lời cực hay\m/\m/\m/ Đúng là các anh hùng liệt sỹ ngã xuống chẳng còn nghĩ gì cả, họ đã đền nợ nước như cha ông họ đã làm trong 2000 năm qua. Chúng ta và các thế hệ con cháu luôn mang ơn họ mãi mãi, luôn nghĩ về họ với lòng thành kính sâu nặng. Đừng nên nhân danh những người anh hùng vì ý đồ cá nhân!!!
 

m@ing

Xe hơi
Biển số
OF-6107
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
110
Động cơ
544,400 Mã lực
Trước em đoc đc những chuyện kể về các chiến công trong chiến tranh BG1979 sao h tìm mãi ko thấy. Đọc mà rạo rực tự hào lắm. Bác nào tìm đc cho ae cùng đọc lại nhé
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
23,822
Động cơ
752,102 Mã lực
Trước em đoc đc những chuyện kể về các chiến công trong chiến tranh BG1979 sao h tìm mãi ko thấy. Đọc mà rạo rực tự hào lắm. Bác nào tìm đc cho ae cùng đọc lại nhé
Cự lười ơi là lười.
Sang vọc bên ttvn, quân sử... đê :D
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,791
Động cơ
667,041 Mã lực
Cụ Pain tìm tư liệu về E460 F338 hướng xã Đình Lập LS trong cuộc chiến tranh BG xem thế nào vấy, có thông tin rằng đơn vị này trong những ngày đầu đã đánh sang đất TQ kaûng 20km, mấy hôm sau mơi rút về.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,620
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?


TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.


Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa

Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam (Trung quốc), sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.


Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien-tranh-1979-678838.tpo
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Các bác ơi!
Các bác xem lịch sử cổ đại và huyền sử kỹ sẽ thấy. Tàu Hán đã đuổi và đồng hóa dân Bách Việt suốt mấy ngàn năm ( chắc 4-5 ngàn năm quá) từ phía nam sông Hoàng hà đến ngày nay chỉ còn dân Lạc Việt còn chống lại được và tồn tại đọc lập hơn 1000 năm gần đây thôi. Giờ đằng sau lưng chỉ còn biển thôi.
Do đó máu chống tàu đã ăn sâu vào tim óc, xương cốt máu thịt của dân Việt rồi. Nó lấn sang thì phải đánh thôi, chết cũng phải đánh, không còn đường lùi nữa. Hơn 1000 năm qua nhờ thế mới tồn tại độc lập được.
Đáng nhé tháng 3/1979 phải làm 1 trận như Vua Quang Trung đánh quân Thanh, sau đó làm mấy chục " gò Đống đa" trên sát biên giới thì nó không giám hỗn như vụ 1984-1988 và bây giờ lấn lướt trên biển Đông.
Xưa Vua Quang Trung truy kích đến sát biên giới, dân bên tàu sợ mất mật chạy chối chết hàng chục dặm vào sâu nội địa!
Năm đó em học lớp 9 thường được nghỉ học ra bên Chương dương (nơi bắc cầu phao qua sông Hồng cho quân và vũ khí thiết bị chạy lên Lạng sơn) , nhìn thấy hàng đoàn xe BM21 Grad 40 nòng chạy lên phía Bắc. Sau đọc tài liệu thấy chuyên gia quân sự Nga khuyến cáo ta thổi 1 vài ngày bằng loại BM21 này ở Lạng sơn như trước họ đã thổi chỉ 1 ngày trong vụ Đamansky ( tàu xâm lấn biên giới Nga năm 1969) - dọn sạch sẽ mấy sư đoàn biển người. Đăng tiếc ld lại "nhân đạo " quá "cho chúng nó thoát" không dùng mấy xe BM21 này.

Về kinh tế thì em đâu có nói gì, mai mốt dân ta giàu có thì dùng hàng tốt hơn thôi, nhưng khi nó xách súng sang nhà mình thì mình phải đuổi chớ. Giống vụ biên giới cách đây mấy chục năm đấy. Mờ cụ không đuổi nó thì nó đuổi cụ mờ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
10,891
Động cơ
73 Mã lực
Các bác ơi!
Các bác xem lịch sử cổ đại và huyền sử kỹ sẽ thấy. Tàu Hán đã đuổi và đồng hóa dân Bách Việt suốt mấy ngàn năm ( chắc 4-5 ngàn năm quá) từ phía nam sông Hoàng hà đến ngày nay chỉ còn dân Lạc Việt còn chống lại được và tồn tại đọc lập hơn 1000 năm gần đây thôi. Giờ đằng sau lưng chỉ còn biển thôi.
Do đó máu chống tàu đã ăn sâu vào tim óc, xương cốt máu thịt của dân Việt rồi. Nó lấn sang thì phải đánh thôi, chết cũng phải đánh, không còn đường lùi nữa. Hơn 1000 năm qua nhờ thế mới tồn tại độc lập được.
Đáng nhé tháng 3/1979 phải làm 1 trận như Vua Quang Trung đánh quân Thanh, sau đó làm mấy chục " gò Đống đa" trên sát biên giới thì nó không giám hỗn như vụ 1984-1988 và bây giờ lấn lướt trên biển Đông.
Xưa Vua Quang Trung truy kích đến sát biên giới, dân bên tàu sợ mất mật chạy chối chết hàng chục dặm vào sâu nội địa!
Năm đó em học lớp 9 thường được nghỉ học ra bên Chương dương (nơi bắc cầu phao qua sông Hồng cho quân và vũ khí thiết bị chạy lên Lạng sơn) , nhìn thấy hàng đoàn xe BM21 Grad 40 nòng chạy lên phía Bắc. Sau đọc tài liệu thấy chuyên gia quân sự Nga khuyến cáo ta thổi 1 vài ngày bằng loại BM21 này ở Lạng sơn như trước họ đã thổi chỉ 1 ngày trong vụ Đamansky ( tàu xâm lấn biên giới Nga năm 1969) - dọn sạch sẽ mấy sư đoàn biển người. Đăng tiếc ld lại "nhân đạo " quá "cho chúng nó thoát" không dùng mấy xe BM21 này.
Heeeeee em thích nhất cái đám BM 21 này, nhấn nút 1 phát mọi thứ ra tro hết, theo suy nghĩ của em thì cũng phải có 1 cái gì đó mà mình không truy kích nó đến cùng. Nhưng thôi bây giờ nó đã là quá khứ rồi, vấn đề bây giờ là chúng ta phải làm sao vẫn hòa bình mà vẫn giữ được đất mới hay.
 

ronandkim

Xe máy
Biển số
OF-96885
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
97
Động cơ
400,870 Mã lực
Thấm thoát cũng đã 35 năm trôi qua, chiến công của các anh, các chú luôn khắc ghi trong tâm khảm của các thế hệ người Việt. Không có thế lực nào có thể làm cho chiến công này bị lãng quên được
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
873
Động cơ
355,247 Mã lực
Lại đến ngày 17/2 rồi. Thắp một nén tâm nhang tưởng nhở những chiến sỹ đã đã ngã xuống cho cho tổ quốc Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top