[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chắc mai sẽ có bài của cụ Vị xuyên và Viha về lễ tưởng niệm này.

Đã 30 năm kể từ ngày trận đánh khốc liệt cao điểm 772.

Xin nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ!
Mời các cụ xem tạm mấy bức ảnh bên Tuoitre.vn


Cựu chiến binh Phạm Ngọc Quyền, nguyên là chiến sĩ trung đoàn 876 sư đoàn 356, hôn nắm đất được lấy tại cao điểm 468. Những nắm đất này sẽ được các cựu chiến binh đưa đến phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình


Cựu chiến binh - nhạc sĩ Trương Quý Hải (thứ hai từ phải sang) cùng đồng đội sư đoàn 356 xúc động khi hát vang bài hát Về đây đồng đội ơi tại cao điểm 468


Cựu chiến binh sư đoàn 356 và người thân thực hiện nghi thức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh tại trận chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên


Những người lính sư đoàn 356 thắp hương cho các ngôi mộ liệt sĩ tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/617677/ve-day-dong-doi-oi!.html
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Sức mạnh của quân đội là ở ý chí chiến đấu, nhưng không có vũ khí thì sao cụ nhỉ?

Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, **** phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!


Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ôi anh Quyen C6, cám ơn cụ Gấu.

Cụ Quyen C6 này chính là người cho cụ Vị xuyen 84 mượn xẻng trước giờ G ngày 12-7-1984.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các bức ảnh trên được chụp tại Cây hương ( coi như một tượng đài nhỏ) mà các CCB f356 xây dựng năm ngoái.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực




:( :( :(
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
3,605
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Ông T.Q.Hải này lúc nhập ngũ huấn luyện tân binh cùng B với mình, huấn luyện gần xong thì được rút lên C tuyên văn của Sư đoàn. Tôi nhớ mãi lúc mình bị sốt nằm ở giường bên thì các bác văn công mang đàn xuông cho Hải chơi thử. Bây giờ gặp lại thì chịu chả nhận ra.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Mời các cụ xem tạm cái clip do em quay này !

[FONT=verdana, sans-serif] Do các anh chị đội tuyên văn 356 biểu diễn trên cây hương 468. Bài hát do nhạc sĩ Trương Quý hải, một CCB 356 sáng tác và chính anh, người cầm ghi ta bên phải thể hiện. Trong sự nghẹn nghào của các nghệ sĩ cũng như những người có mặt tại điểm chốt.[/FONT]


[video=youtube;1RnV-yG1wIk]http://www.youtube.com/watch?v=1RnV-yG1wIk[/video]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,752
Động cơ
3,306,529 Mã lực
Một số báo chính thống đã đăng tin về mặt trận Vị Xuyên. Em xin cóp lại hầu các cụ
Bài ở link dưới đăng vào ngày 12/7/2014
http://vtc.vn/2-496316/xa-hoi/nuoc-mat-vi-xuyen.htm



Nước mắt Vị Xuyên



Vị Xuyên chìm trong mưa, những người lính sư đoàn 356 đứng khóc nhìn về phía đồng đội đang nằm giữa sỏi đá, bom mìn trên đường biên...


Hồi ức trên “đồi thịt băm”


Những người lính già từng xông pha chiến trận, quân phục sờn vai đứng nhìn núi mà khóc. 30 năm, “đồi thịt băm” mãi mãi như một vết thương không thể liền da, chỉ cần chạm đến là nhức nhối. Đây là cái tên lính đặt cho cao điểm 772, nơi gần 500 người lính của sư đoàn 356 ngã xuống trong trận đánh ngày 12/7/1984.


Các cựu chiến binh ôm lấy chiếc bình cất giữ nắm đất được lấy từ cao điểm 468, nơi những chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hi sinh năm xưa - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đối với cựu quân nhân Trần Quốc Sơn, đây là lần đầu tiên quay lại chiến trường. 30 năm trước, chàng trai Hà Nội này rời ghế nhà trường, trải qua khóa huấn luyện ngắn để lên chiến trường Vị Xuyên. Ít ai nghĩ chiến tranh khốc liệt đến thế, người người cứ ngã xuống trước đạn pháo của quân thù.


“Tất cả hỏa lực mạnh của địch bắn tới tấp. Chỉ sau một giờ nổ súng, tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó của chúng tôi hi sinh. Người sống dìu người bị thương, người khỏe bê người hi sinh. Chúng tôi rút về phía sau khi chỉ còn rất ít người. Phần lớn anh em nằm lại và chẳng bao giờ có thể về nhà được nữa” - cựu quân nhân Trần Quốc Sơn khóc nấc.


Không phải lính sư đoàn 356, ông Phạm Văn Gia là cựu chiến binh ở Tây Trường Sơn. Nhưng nỗi ám ảnh của quá khứ khiến người lính già cầm máy ảnh đi chụp các nghĩa trang dọc đất nước. “Mình có con rồi mới thấy tiếc xương máu. Những người nằm lại ở đây mới mười tám, đôi mươi thôi” - ông Gia không giấu nổi giọt nước mắt.


Những người lính sư đoàn 356 bên cạnh bổ sung: “Có cậu hi sinh lúc mới 17 tuổi thôi”. Rồi tất cả níu vai nhau khóc. Không một người lính nào biết sư đoàn 356 cho đến ngày giải thể còn bao nhiêu người còn sống. “Lính hi sinh trên mặt trận thì ở dưới lại bổ sung lên. Chúng tôi đếm được người chết chứ cũng không thể đếm được người sống” - cựu quân nhân Nguyễn Văn Kim nói.


“Không chỉ ở các cao điểm, những đồng đội hi sinh nằm bên đất Trung Quốc còn rất nhiều. Sau trận chiến ngày 12/7, Trung Quốc không cho mình sang mang thi thể đồng đội về. Sau 3-4 ngày, họ dùng xe ben chất đầy thi thể rồi đổ xuống hố đốt cháy và lấp lại. Phần hố chôn lính Việt Nam họ đổ bêtông lên và san phẳng.


Bao nhiêu năm nay, chúng tôi chỉ mong bằng cách này hay cách khác, có thể mang cả xương cốt hay đất đá nơi lính Việt Nam nằm để chôn bên cạnh đồng đội” - cựu quân nhân Đỗ Quang Huy rưng rưng. “Người lính chiến đấu dẫu có trận thất bại, cũng có trận lập chiến công. Chỉ mong Tổ quốc một lần nhắc tên họ công khai” - ông Huy bày tỏ.


Về đây đồng đội ơi!


30 năm mong mỏi đưa đồng đội về nhưng ước vọng vẫn chỉ là ước vọng. Hàng trăm liệt sĩ vẫn nằm lại rải rác trên các chóp núi, sườn đồi. Để an ủi linh hồn những đồng đội không thể trở về, những người lính sư đoàn 356 tự đóng góp để xây một đài hương tưởng niệm trên cao điểm 468. Họ mang những gói thuốc lào Hàng Gà, những bộ quân phục giấy xanh màu lá... lên cho đồng đội. Họ gửi gắm những người dân địa phương mỗi lần đi ngang qua đốt cho đồng đội vài điếu thuốc.


Trước ngày kỷ niệm 12/7, họ đến đó, ôm đàn guitar hát cho đồng đội nghe: “Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu/ Về đây có nhau như nguyện ước chiến hào, được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lo hát yên bình, quân dân nồng ấm nghĩa tình/ Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi/ Về đây điếu thuốc lào, ấm chè chốt, hồn nhiên nụ cười/ Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hòa/ Biên cương hình bóng quê nhà”.


Những người lính già khóc theo từng lời hát. Cô văn công sư đoàn Kim Thanh, giờ là bà ngoại, cũng khóc, kể cả vào buổi tập bài hát. “Ngày đó các anh trẻ lắm, ngây thơ, trong sáng. Có ai ngờ buổi sáng vừa hát cho họ nghe, buổi chiều họ đã nằm xuống” - bà Kim Thanh chia sẻ.


Buổi trưa trước ngày giỗ, trên cao điểm 468, những lời hát với tro tàn cứ vấn vít trên những cành cây và bay về phía núi. Phía bên kia là “đồi thịt băm” 772, là cao điểm 685 và xa hơn là 1509. “Đồng đội đã nghe thấy và đã về đấy” - nhạc sĩ Trương Quý Hải, một người lính của sư đoàn 356, nói. Và sau câu hát, sau đám tro tàn bay là cơn mưa ngút trời Vị Xuyên. 30 năm nay, cứ tháng 7 trời Vị Xuyên luôn tầm tã như thế...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,752
Động cơ
3,306,529 Mã lực
Còn đây là bài đăng hôm nay, 14/7/2014
http://vtc.vn/2-496542/xa-hoi/dieu-it-biet-ve-mat-tran-bien-gioi-vi-xuyen-1984-1989.htm



Điều ít biết về mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989



Trong 5 năm chiến đấu, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh.


Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công, sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Su 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400.

Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.

Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988. (Ảnh tư liệu)
Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.

5 giờ sáng 28/4/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984, Trung Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400, 226, 233. Trung đoàn 122 Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi xuống các vị trí thấp hơn để tiếp tục chiến đấu.

Ngày 30/4/1985, trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm điểm tựa 1250 (Núi Bạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ.

Ngày 15/5/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở phía đông sông Lô, chiếm khu vực Pa Hán, điểm tựa 1030 do Trung đoàn 266 Sư đoàn 313 bảo vệ.

Như vậy, từ 28/4 đến 16/5/1984, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức chốt giữ phòng ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm khu vực 1509, 772, 685, 233, 226 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn), 1030 (Trung Quốc gọi là Đông Sơn) thuộc huyện Vị Xuyên và 1250 (Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn) thuộc huyện Yên Minh. Trên hướng Vị Xuyên, đối phương bố trí 1 sư đoàn trên tuyến một, 2 sư đoàn phía sau; hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trước tình hình trên, ngày 20-5/1984, Bộ tư lệnh Quân khu 2 của ta quyết định nhanh chóng xây dựng trận địa, củng cố lại các đơn vị, kiên quyết chiến đấu ngăn chặn địch đồng thời từng bước tổ chức đánh lấy lại các điểm cao bị chiếm đóng.

Ngày 11/6/1984, quân ta tổ chức đánh địch ở 233 và 685 nhưng chưa giành lại được các vị trí này.

Tháng 6/1984, Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiến hành tiêu diệt một số vị trí bị chiếm đóng, tiến tới khôi phục các điểm tựa ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định sử dụng 3 trung đoàn bộ binh trong các đơn vị mới lên tăng cường, được sự chi viện của đặc công và pháo binh tham gia chiến đấu trong chiến dịch mang tên MB84.

Ở phía đông sông Lô, Trung đoàn 876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công điểm tựa 772, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiến công bình độ 300-400, ở phía tây Trung đoàn 141 Sư đoàn 312 tiến công điểm tựa 1030.


Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công. Tuy nhiên “do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp, biểu hiện sự nóng vội trong chỉ đạo, chỉ huy” nên trận chiến đấu không thành công.

Cả ba trung đoàn đều bị tổn thất lớn, hàng trăm cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh, có cả cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn. Chiều 12/7. Bộ tư lệnh mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang phòng ngự.


Gùi nước lên trận địa (Ảnh tư liệu)

Rút kinh nghiệm MB84, Quân khu 2 quyết định dùng Sư đoàn 313 và 356 mở chiến dịch vây lấn nhằm giành lại điểm cao 685 và 300-400 với cách đánh mới “sử dụng bộ binh, kết hợp đặc công, có hoả lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây, chia cắt lấn sát”. Lần này các đơn vị có 4 tháng để chuẩn bị.

Ngày 18/11/1984, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại vào các điểm tựa bị chiếm đóng ở 685 và 300-400. Sau 5 ngày đêm, Trung đoàn 14 Sư đoàn 313 bắt đầu tổ chức đánh lấn 300-400, Trung đoàn 153 Sư đoàn 356 được tăng cường một tiểu đoàn đặc công tiến hành vây lấn 685.

Sau hai tháng liên tục chiến đấu (từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị của ta đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở ở đồi Chuối, đồi Cô Ích, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và một phần khu E của điểm cao 685, có những nơi chỉ cách địch 15-20m, cá biệt có nơi 6-8m (chốt Bốn hầm).

Ở đây cuộc chiến đấu giành giật từng thước đất, từng mỏm đá đã diễn ra rất quyết liệt. Các chốt ở Bốn hầm, đồi Cô Ích hay điểm tựa 685 hai bên liên tục thay nhau phản kích, giành đi giật lại tới 30-40 lần.

Từ ngày 27/5 đến 30-5/1985, sau khi thay quân, Trung Quốc mở một đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía tây sông Lô nhưng bị ta đẩy lui. Ngay sau đó, ngày 31/5/1985 quân ta tổ chức đánh chiếm và chốt giữ lại điểm tựa A6B, sau đó đánh bại 21 đợt phản kích của địch trong 13 ngày, giữ vững vị trí này cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Từ ngày 23 đến 25/9/1985, Trung Quốc mở một đợt tấn công vào các điểm tựa của ta từ đồi Tròn, lũng 840, Pa Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô Ích, bình độ 1100 (tây sông Lô). Trừ Pa Hán bị chiếm và ta phản kích lấy lại sau 1 ngày, các trận địa khác đều được giữ vững.

Trong tháng 10 và tháng 11/1986, sau khi thay quân, phía Trung Quốc mở thêm nhiều đợt tiến công lấn chiếm nhằm đẩy quân ta khỏi khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy nhưng đều thất bại.

Từ ngày 5 đến 7/1/1987, Trung Quốc sử dụng lực lượng cấp sư đoàn được pháo binh chi viện mở chiến dịch nhằm vào 13 điểm tựa của ta ở cả đông và tây sông Lô mà mục tiêu chủ yếu là đồi Đài và đồi Cô Ích. Mặc dù đối phương bắn tới trên 100.000 quả đạn pháo trong 3 ngày để chi viện bộ binh liên tục tiến công (có ngày tới 7 lần) nhưng đều bị bộ binh và pháo binh ta ngăn chặn ngay trước trận địa.

Từ sau thất bại này, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm. Từ cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo tổng kết, trong 5 năm chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập), thu nhiều vũ khí, trang bị…

Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê thăm cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 312 vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở Vị Xuyên (Ảnh tư liệu)





Trong thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay phiên các đơn vị lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh:



- Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu E982/F313).

- Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247 (Hà Tuyên), 754 (Sơn La) cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu.

- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568 Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).

- Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.

Ngoài ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.

Ở phía tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12/1985: Sư đoàn 313 và 356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986: Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng 1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.

Ở phía đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng 7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng 11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn 314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La; Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên.

Về phía Trung Quốc, theo các tài liệu được công bố trên mạng, đã có 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh thuộc các Đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Châu, Tế Nam, Lan Châu, Nam Kinh và Thành Đô lần lượt được huy động vào chiến dịch lấn chiếm biên giới từ 1984/1989.



(Bài viết tổng hợp theo lịch sử một số đơn vị và lời kể của các cựu chiến binh)
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Một số báo chính thống đã đăng tin về mặt trận Vị Xuyên. Em xin cóp lại hầu các cụ
Bài ở link dưới đăng vào ngày 12/7/2014
http://vtc.vn/2-496316/xa-hoi/nuoc-mat-vi-xuyen.htm



Nước mắt Vị Xuyên





“Không chỉ ở các cao điểm, những đồng đội hi sinh nằm bên đất Trung Quốc còn rất nhiều. Sau trận chiến ngày 12/7, Trung Quốc không cho mình sang mang thi thể đồng đội về. Sau 3-4 ngày, họ dùng xe ben chất đầy thi thể rồi đổ xuống hố đốt cháy và lấp lại. Phần hố chôn lính Việt Nam họ đổ bêtông lên và san phẳng.
Đọc chỗ này em thấy ngài ngại với các nhà báo !

Đầu tiên, xin đính chính lại, trận chiến sảy ra hoàn toàn trên đất Việt Nam bị Trung quốc chiếm trái phép, không hề bên đất Trung quốc.

Thứ hai : Nếu nói trận 1509 thì khác, nhưng trận 12/7 bộ đội ta toàn nằm dưới sườn dốc núi, máy ủi máy xúc ở đâu ra chui xuống đấy lấp xác họ, còn nói hi sinh bên phía đất Trung quốc, đã lên được tới công sự địch đâu mà nằm tại đó nhiều thế ! chỉ có một số ít đặc công, hay vài người lọt qua cửa mở chỗ nào đó thôi.

Đcm, bọn lều báo hết " đắng lòng " lại tới từ " gần như xóa sổ " cả sư đoàn 356 trong chiến dịch. Nếu nói thế thì trong các chiến dịch, ở các chiến trường khác nhau, nhất là chiến trường K, có đơn vị bổ sung quân cả chục lần trong chiến dịch, vì tổn thất liên tục, theo bọn này thì xóa sổ phiên hiệu từ lâu rồi !
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em xin lỗi nhưng phải chửi. DCM bọn nhà báo ngu dốt và mất dạy.

Anh em đổ máu trên Đất Mẹ mà chúng nó viết như thế.

Khốn nạn quá! Xúc phạm liệt sĩ !
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
đầu têu là thằng tuổi trẻ và thanh niên .
tiên sư nhà chúng nó ăn phải cứt thằng pvđ.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,840
Động cơ
471,371 Mã lực
Còn đây là bài đăng hôm nay, 14/7/2014

Trong thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay phiên các đơn vị lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh:[/SIZE]


- Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu E982/F313).

- Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247 (Hà Tuyên), 754 (Sơn La) cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu.

- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568 Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).

- Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.

Ngoài ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.

Ở phía tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12/1985: Sư đoàn 313 và 356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986: Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng 1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.

Ở phía đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng 7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng 11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn 314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La; Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên.

Về phía Trung Quốc, theo các tài liệu được công bố trên mạng, đã có 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh thuộc các Đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Châu, Tế Nam, Lan Châu, Nam Kinh và Thành Đô lần lượt được huy động vào chiến dịch lấn chiếm biên giới từ 1984/1989.



(Bài viết tổng hợp theo lịch sử một số đơn vị và lời kể của các cựu chiến binh)
NHư còn thiếu 1 E của Sư 3 sang tăng cường nữa các cụ nhế
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,660 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
sáng nay em đã gọi gật gù này nọ rồi vẫn thấy thế > đây là báo tuổi trẻ

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/617514/vi-xuyen-khong-bao-gio-bi-quen-lang.html
091 8033 133
Cụ Pain hay cụ Lầm ra đòn dùm anh em một cái. Mợ nó. Hôm qua em đã trích bài này trên Tuổi trẻ đọc có đoạn "F 356 gần như bị xóa sổ ...." . Lộn mề em đã xóa còm thẳng tay. Giờ thêm mấy bài này nọ nữa thì quá đáng. Hay là gọi thẳng cho anh Son bộ trưởng bộ TT-TT xem anh có xử được như anh Thăng kg?
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Báo chí mất dạy quá, Em xin sơ lược lại diễn biến của 5 năm chiến đấu tại mặt trận Vị xuyên ( em đã pót ở Topic 2 : CTBGPB 1979- 1989)

Các cụ có thể tham khảo tại đây:

http://www.otofun.net/threads/443093-chien-tranh-bao-ve-bgpb-1979-1989-theo-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-phan-2


Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :

- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.

- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.

- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.

- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.


Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.

QK1 có eBB981, 982, 983.

QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.

Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.

Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...

Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.

Khu vực Tây sông Lô :

- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.

Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực Đông sông Lô :

- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.

Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.

Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :

4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.

12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.

5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.

4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.

4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.

4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,998 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.


Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).

Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.

Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...

Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.


Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top