[Funland] Chiến thắng đường 9 Nam Lào

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
775
Động cơ
282,019 Mã lực
Thời kỳ 65-70 Mỹ là lực lượng tác chiến cơ động. Ngụy là lực lượng bảo an kiểu giữ đất, diệt du kích.

Tới 71 bắt đầu thử nghiệm VNHCT Mỹ rút dần ngụy thay thế từng phần.

Nhưng ở Đ9 NL thì chứng tỏ quân Ngụy chưa đủ sức thay thế dù vẫn được hỏa lực Mỹ hỗ trợ tối đa.

Ở An lộc rồi Quảng trị nếu không có B52 rải thảm khủng khiếp thì ngụy cũng no đòn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,934
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em rón rén kính lạy các cụ tập trung về Đường 9 Nam Lào để tụi hậu bối như em được bổ sung kiến thức với ạ.

Các cụ khác nói rộng hơn về chiến thuật, chiến lược của các chiến dịch khác thì xin vui lòng mở thớt khác và tụi em sẽ sang đó hóng tiếp.

Đa ta các cụ lắm lắm!
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
Nhưng ở Đ9 NL thì chứng tỏ quân Ngụy chưa đủ sức thay thế dù vẫn được hỏa lực Mỹ hỗ trợ tối đa.
Ở Nam Lào thì quân Mỹ chắc cũng thế thôi, các tướng Mỹ test kiểu gì mà chơi dại thế!
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
775
Động cơ
282,019 Mã lực
Ở Nam Lào thì quân Mỹ chắc cũng thế thôi, các tướng Mỹ test kiểu gì mà chơi dại thế!
Test failed !

Các phóng viên Mỹ đi theo gửi bài về Mỹ chê trách thậm tệ quân đội VNCH. Mấy bức ảnh "dukang" về sau thành thương hiệu cũng do pv Mỹ chụp rồi chú thích kiểu "một đội quân ăn hại".

Dư luận Mỹ đã phản chiến lại càng dậy sóng.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
Đừng quên cụ này nhé. Cụ là Chiến Thần của Việt Nam. Bí danh cụ là Võ hầu. Mỗi khi nhà có đánh lớn đều cử cụ ra làm giám quân mặt trận: Nam Lào 1972, Trị thiên 1972, Tây Nguyên 1975, Sài Gòn, Biên giới 1979. Chính cụ cam kết với BCT: Campuchia chỉ 10 ngày là xong.

1616391406373.png
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,698
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Khi mở Chiến dịch Lam Sơn 719 (còn gọi là Cuộc hành quân Hạ Lào), Mỹ-Thiệu chắc mẩm sẽ khiến ta lúng túng, bị động, sẽ mau chóng giành được chiến thắng song thực tế lại trái ngược hẳn. Những tin tức, tài liệu có liên quan do các cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược của ta thu thập được vào cuối năm 1970, đầu năm 1971 đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm xác định đúng đắn chủ trương, quyết tâm và tổ chức chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, vật chất cùng các điều kiện chiến trường cần thiết cho Chiến dịch. Trong số đó, phải kể tới hai cơ cán đi sâu: Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung, là phóng viên tạp chí Time của Mỹ), Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc, là trưởng một ban trong Đặc ủy trung ương tình báo của chế độ Sài Gòn) và cơ sở điệp báo Lê Quang Hiền (bí số P71, là Đại tá, phó Tổng thanh tra Quân đội Sài Gòn).
Ngay từ giữa tháng 9-1970, qua khai thác Trung tá Vũ Văn Nho, Đại úy Đỗ Tất Tế và một số sĩ quan khác đang làm việc tại các cơ quan cơ mật, trọng yếu của chế độ Sài Gòn như Phòng 2 (Tình báo) – Bộ tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo… Đặng Trần Đức đã nắm được thông tin rằng Phái bộ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV) vừa mới soạn thảo xong một kế hoạch tấn công sang Hạ Lào trong khu vực từ Đường số 7 đến Đường số 9, thời gian thực hiện kế hoạch có thể nằm trong khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Thông tin này tuy nội dung còn rất chung chung, chưa xác định về mặt quy mô và thành phần lực lượng, chưa rõ ràng về mục đích, yêu cầu, cách thức và thủ đoạn tiến hành, chưa chính xác, cụ thể về thời gian, địa điểm, địa danh… song cũng đã gợi mở cho lãnh đạo, chỉ huy Cục Tình báo – Bộ tổng tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy Phòng tình báo chiến lược (bí số J22) thuộc Trung ương cục miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh một hướng nghiên cứu, điều tra mới về địch. Vì thế, ngay từ đầu tháng 10-1970, Đại tá Phan Bình, Cục trưởng Cục Tình báo đã giao cho Trung tá Vũ Đình Hòe, Trưởng phòng Trinh sát bộ đội (Phòng 71) của Cục Nhiệm vụ khẩn trương tổ chức nghiên cứu lại thật kỹ càng điều kiện chiến trường khu vực Đường 9 – Nam Lào.
Tháng 10-1970, thông tin trên của Đặng Trần Đức được xác nhận bởi một bản báo cáo tin tức ngắn gọn của Lê Quang Hiền. Qua gặp gỡ, trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh – Tham mưu trưởng liên quân và một vài sĩ quan cao cấp khác ở Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Lê Quang Hiền nắm được rằng đích thân Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã cử hai chuyên gia hàng đầu về quân sự của Mỹ sang Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch đánh ra Hạ Lào để phá vỡ hệ thống bảo đảm hậu cần và cắt đứt tuyến đường vận chuyển, tiếp tế chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam của ta.
Việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện Chiến dịch Lam Sơn 719 được kẻ địch tiến hành chặt chẽ, bảo mật nghiêm ngặt tới mức ông Đinh Văn Đệ (cơ sở điệp báo của ta) không hề hay biết tuy ông đang nắm giữ cương vị Phó chủ tịch Hạ viện của chế độ Sài Gòn và trước đó, ông Đệ từng là Đại tá, Tỉnh trưởng, có quan hệ rất sâu rộng với nhiều nhân vật đầu sỏ về chính trị, quân sự của địch. Sau khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy tin tức về kế hoạch này đã ít nhiều rò rỉ ra ngoài, kẻ địch càng chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, còn áp dụng một số biện pháp nghi binh, tung hỏa mù để đánh lừa ta. Vì vậy, trong hai tháng cuối năm 1970, việc thực hiện yêu cầu điều tra về kế hoạch đánh ra Hạ Lào của địch không đạt kết quả nào đáng kể. Cá biệt, có cán bộ, cơ sở điệp báo còn gặp phải tin giả của địch khiến công tác xử lý, báo cáo tin tức thêm nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo, chỉ huy trung tâm tình báo đã dồn sức chỉ đạo những lưới điệp báo chiến lược, những cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược có khả năng khai thác tin tức cao sâu về địch, đồng thời chỉ đạo tăng cường điều tra, phối kiểm bằng những phương thức, lực lượng khác.
Đầu tháng 1-1971, trong một lần gặp gỡ viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo, Tham mưu trưởng Sư đoàn dù, một thành phần rất quan trọng trong lực lượng tổng trừ bị của quân đội Sài Gòn (bao gồm Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn biệt kích dù và một số liên đoàn biệt động quân), Phạm Xuân Ẩn khai thác được tin kẻ địch vừa rút bớt quân dù ở Cam-pu-chia về để củng cố, chuẩn bị cho một cuộc “hành quân xa”. Bảo phàn nàn rằng vì chiến dịch Chen-la I diễn ra không được thuận lợi nên Lữ đoàn nhảy dù 3 (do Đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy) thuộc sư đoàn của anh ta còn bị mắc kẹt ở Cam-pu-chia, song sớm muộn gì cũng phải rút về để cùng cả sư đoàn (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn tác chiến, 3 đại đội trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh, quân số tổng cộng khoảng 12.000) tham gia cuộc “hành quân xa” nói trên. Với nhận định địch có khả năng hành binh với quy mô lớn ra ngoài các chiến trường quen thuộc, mà trong đó Sư đoàn dù chỉ là một thành phần lực lượng, Phạm Xuân Ẩn đã khẩn trương tìm cách phối kiểm thông tin khai thác được từ Nguyễn Trọng Bảo bằng cách khai thác thêm các nguồn tin quan trọng, đáng tin cậy ở các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng khác của địch. Trước hết, ông tìm gặp bác sĩ Phạm Đình Vi và Đại tá Lê Đình Quế, hai chiến hữu rất thân cận của Trung tướng Lê Nguyên Khang – Tư lệnh sư đoàn và Đại tá Bùi Thế Lân – Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy quân lục chiến. Cả Vi và Quế đều tiết lộ với Phạm Xuân Ẩn rằng Sư đoàn Thủy quân lục chiến (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn yểm trợ tiếp vận, quân số tổng cộng hơn 11.000) đã nhận được mệnh lệnh chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc “hành quân xa”. Tiếp đó, Phạm Xuân Ẩn dò hỏi Đại tá Nguyễn Văn Đại, Tư lệnh Cảnh sát dã chiến vì trước đó Đại là Chỉ huy phó Biệt động quân và vẫn thường có tin khá sâu về tình hình Biệt động quân. Đại khẳng định Bộ chỉ huy Biệt động quân cũng đã nhận được mệnh lệnh tương tự và phía Mỹ đang nghiên cứu phê duyệt kế hoạch đánh sang Hạ Lào theo Đường số 9. Tổng hợp các thông tin đó, Phạm Xuân Ẩn bước đầu nắm được kẻ địch đã xây dựng xong kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất… để trong mùa khô năm 1971 tổ chức đánh cắt tuyến đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía bắc thị trấn Sê-pôn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt của Lào, sau đó nếu gặp thuận lợi thì phát triển tiến công lên địa bàn tỉnh Khăm-muộn, có thể tới tận khu vực đèo Mụ Giạ giáp với tỉnh Quảng Bình của ta và tiến hành bình định Hạ Lào; nhiều khả năng chúng sẽ sử dụng Đường 9 để đưa bộ binh, pháo binh, tăng – thiết giáp… sang Sê-pôn, đồng thời rải lực lượng biệt kích dù dọc con đường từ tỉnh lị Xa-van-na-khệt sang thị trấn Sê-pôn và xây dựng cứ điểm tại các khu vực Bản Đông, Mường Phìn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt. Ít ngày sau, các tin tức trên được khẳng định, cụ thể hóa thêm qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Phạm Xuân Ẩn với tên Nguyễn Văn Ái, nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Ái chẳng những khoe với Phạm Xuân Ẩn rằng hắn vừa bay ra Hạm đội 7 họp với bọn chỉ huy tình báo Mỹ mà còn tiết lộ hắn được bọn chỉ huy tình báo Mỹ cử sang khu vực Mường Phìn nghiên cứu tìm địa điểm để tới đây sẽ thả một số tên cố vấn Mỹ cùng lực lượng biệt kích dù của quân đội Sài Gòn xuống hỗ trợ bọn lính đánh thuê người Lào.
Tin tức do Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Lê Quang Hiền thu thập được tuy còn thiếu nhiều yếu tố song cũng đủ để giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm có một cái nhìn tổng thể về kế hoạch chuẩn bị Chiến dịch Lam Sơn 719 của địch. Hoạt động tích cực của các lực lượng trinh sát bộ đội, trinh sát kỹ thuật, điệp báo chiến dịch, quân báo nhân dân, nghiên cứu tin tình báo… đã làm cho cái nhìn ấy trở nên cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Tất cả những điều đó đã trực tiếp góp phần đáng kể vào sự chủ động của ta khi bước vào Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
Trong thời gian diễn ra Chiến dịch, nhờ bám sát các nguồn tin ở Bộ tổng tham mưu, Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Bộ chỉ huy biệt động quân, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 – Quân khu 1… của địch mà Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thu thập, báo cáo được nhiều tin tức quan trọng, sốt dẻo về mức độ thiệt hại, nhận định tình hình và âm mưu, thủ đoạn đối phó của địch. Các tin tức đó đều được cấp trên đánh giá rất cao.
 

TechNip2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-401751
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
517
Động cơ
235,209 Mã lực
Ta dành thắng lợi dựa vào cả thời cơ địa-chính trị, không chỉ bằng cầm súng bắn giặc.
Nếu cụ chỉ xét giới hạn VIệt nam và Mỹ, VN đạt được thắng lợi bằng thống nhất đất nươc, nhưng Mỹ cũng giành được mục tiêu của nó là cầm chân cờ búa liềm đỏ ở VN và chặn đứng đỏ hoá theo học thuyết đôminô. Nếu cụ vẫn khư khư cho rằng Mỹ xâm lược VN để biến thành thuộc địa, nên VN đuổi Mỹ nghĩa là Mỹ ko có được mục tiêu em e chỉ là trò lố.
Mỹ thành công trong việc khiến 2 lá cờ đầu cộng sản là TQ và Xô Viết trở mặt đối đầu nhau, VN đổ máu xét cho cùng vẫn chỉ là chiến tranh uỷ nhiệm trên bàn cờ thế giới.
Hỏi thật, cụ có tham gia chiến đấu phía bên kia không? Hoặc ít nhất có thân thích thuộc chính quyền VNCH.
Việt nam thống nhất, non sông về một mối trước hết là dân tộc được lợi. Đất đai tổ tiên quy về một mối và người Việt tự làm chủ vận mệnh mình trên đất nước của mình.
Còn việc dùng phương tiện gì để thống nhất thì nhiều cách. Miễn sao mục đích tối thượng là thống nhất hiểu chưa. Ủy nhiệm cái căng củ cọt.
Thằng Mỹ nó thích tự an ủi, tự AQ thế nào để quên nỗi nhục thất bại thì kệ cmn. Việt nam chỉ biết là đất nước ko bị chia cắt và éo có thằng ngoại bang nào đc phép can thiệp vào nội bộ đất nước này. Điều này hiển nhiên đúng với mọi người trừ những thằng chống phá cuốc hận, ngáo đá lưu vong vẫn thường xuyên giở trò xuyên tạc, hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng này mỗi dịp 30-4
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,686
Động cơ
723,626 Mã lực
trận này là một trong những trận đỉnh cao chiến thuật về nghệ thuật quân sự cũng như tài cầm quân của miền Bắc,
PS: đây cũng là 1 trong ít trận anh cả 308 ra trận trong KCCM các cụ nhỉ
 

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
387
Động cơ
382,559 Mã lực
Tối qua em xem chương trình trực tiếp trên VTV1, cái giây phút mà nhà thơ Hữu Thỉnh gặp 3 người lính xe tăng nguyên mẫu mà nhà thơ dùng để sáng tác ra bài này, thấy xúc động rớm nước mắt. Nghe những người lính chiến trường chống Mỹ năm xưa kể về những năm tháng ác liệt nhưng nhiệt huyết ấy mà thấy rằng, họ thật dũng cảm để có đất nước của chúng ta ngày hôm nay.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Phải nói ông Mỹ và VNCH vẫn luôn rơi vào thế không có ... dân. Ông vệt 1 vệt từ Cồn Tiên dốc Miếu sang Lào, dù có quân của Vương quốc Lào nhưng chả khác gì lấy gậy kẻ vào ao bèo. Thế rừng núi vẫn là sở trường của quân Bắc Việt và mặt trận GPMN. Đánh xong mà không dân thì dạo chơi 1 vòng xong đâu lại về đó, trực thăng đổ quân thì đối thủ ẩn đâu đó trong rừng phang ra là chết 1 mớ, chứ các ông ở mỗi cái đường 9 đó thì dọa ma được ai. Ít nhất cũng phải cầm chắc được điểm mút cuối của kẻ chỉ chiến dịch 719 ở vùng Lào, mà cái đó không giữ được thì coi như chưa lập chiến dịch đã cầm chắc thua.
 

nscd

Xe buýt
Biển số
OF-312243
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
737
Động cơ
304,806 Mã lực
Người việt nam có phải quân cờ đâu mà mấy ông coi như bàn cờ để đánh thua thì dựng lên đánh lại.
Trích hồi ký tháng 3 gẫy súng của Cao xuân Huy.
 

thamvuky

Xe tăng
Biển số
OF-179897
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
1,719
Động cơ
367,525 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Người việt nam có phải quân cờ đâu mà mấy ông coi như bàn cờ để đánh thua thì dựng lên đánh lại.
Trích hồi ký tháng 3 gẫy súng của Cao xuân Huy.
nghe bảo các bên có muốn để vn thống nhất đâu , mấy thằng to đầu muốn vn như triều tiên và hàn quốc . Cơ mà các cụ nhà mình vẫn thống nhất bằng được
 

thamvuky

Xe tăng
Biển số
OF-179897
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
1,719
Động cơ
367,525 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ta dành thắng lợi dựa vào cả thời cơ địa-chính trị, không chỉ bằng cầm súng bắn giặc.
Nếu cụ chỉ xét giới hạn VIệt nam và Mỹ, VN đạt được thắng lợi bằng thống nhất đất nươc, nhưng Mỹ cũng giành được mục tiêu của nó là cầm chân cờ búa liềm đỏ ở VN và chặn đứng đỏ hoá theo học thuyết đôminô. Nếu cụ vẫn khư khư cho rằng Mỹ xâm lược VN để biến thành thuộc địa, nên VN đuổi Mỹ nghĩa là Mỹ ko có được mục tiêu em e chỉ là trò lố.
Mỹ thành công trong việc khiến 2 lá cờ đầu cộng sản là TQ và Xô Viết trở mặt đối đầu nhau, VN đổ máu xét cho cùng vẫn chỉ là chiến tranh uỷ nhiệm trên bàn cờ thế giới.
Bao tiền của đổ vào , bao lớp thanh niên Mỹ người nằm xuống , người bị ảnh hưởng sau chiến tranh mà cứ nói như trò trẻ con. Đã ở đâu trên thế giới mà Mỹ phải ngậm ngùi như ở VN chưa. Các bố cứ bày ra cái văn tất cả đều do các nước lớn sắp đặt. Thử hỏi nước nào sắp đặt để Vn thống nhất hay chính người VN phải làm ra điều đó.
 

GLife

Xe hơi
Biển số
OF-598146
Ngày cấp bằng
8/11/18
Số km
120
Động cơ
103,805 Mã lực
Đọc mà tức nhiều con bò, tổ lái sang 1968 với các sự kiện khác.
Xin thưa là không có xương máu của ông cha để dành độc lập thì chúng mày ở đó mà sủa cái gì mà lịch sử đánh giá với nọ kia. Cảm thấy không được thì biến cmn ra nước ngoài mà ở. VN cũng không tiếp.
ĐỘC LẬP TỰ DO LÀ VÔ GIÁ, nên đừng có ở đó mà mở mồm là đánh giá với nọ kia. Sự hy sinh của cha ông là không có gì có thể so sánh được. Không làm gì được thì tốt nhất ngậm cmn mồm vào mấy đồng chí tổ lái.
Ưng cái bụng với còm của cụ. Rõ là hài hước với 1 số thành phần :))
 

Thích Lò Tôn

Xe tải
Biển số
OF-504434
Ngày cấp bằng
12/4/17
Số km
296
Động cơ
187,880 Mã lực
Ai da.
Thế Đại thắng xuân Mậu Thân 1968, chả thấy đồng chí nào đưa lên, bác nhỉ?
Hay, nó là Đại bại???
Mậu Thân năm 1968 nói đại bại là sai, trận đánh này cho ta nhiều kinh nghiệm khi tác chiến vùng đôi thị, thứ mà chúng ta chưa quen. Vì những kinh nghiệm quý giá mà năm 1975 ta giữ một Sài Gòn khá nguyên vẹn. Về mặt chính trị chúng ta thành công vượt qua sự mong đợi. Chúng ta đã chuyển chiến trường từ Việt Nam vào trong lòng nước Mỹ. Dân Mỹ đã biết rõ bản chất của cuộc chiến và đã xuống đường phản đối cuộc chiến. Với tôi Mậu Thân là 1 trong 3 trận đánh quan trọng nhất trong cuộc chiến chống Mĩ
 
Chỉnh sửa cuối:

GLife

Xe hơi
Biển số
OF-598146
Ngày cấp bằng
8/11/18
Số km
120
Động cơ
103,805 Mã lực
Cảm ơn bác.
Cái tôi muốn là: hãy công bằng với cả 2 bên.
Để những cựu binh, như ông anh tôi, khi ngồi nghe/đọc những bài hoành tráng, họ không phải ngậm ngùi im miệng.

Ta đã bắt đầu rồi đấy: Dần dần, vua Quang Trung vẫn là "quân ta", tất nhiên.
Nhưng vua Gia Long, đối thủ và kẻ tử thù của vua Quang Trung, không còn bị coi là "quân địch" nữa.
Với cụ, coi Gia Long là quân ta thì kệ cụ. Với em thì nó mãi mãi là địch, là cõng rắn cắn gà nhà, là ông tổ của nghê BĐS.

Thân,
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn bác.
Cái tôi muốn là: hãy công bằng với cả 2 bên.
Để những cựu binh, như ông anh tôi, khi ngồi nghe/đọc những bài hoành tráng, họ không phải ngậm ngùi im miệng.

Ta đã bắt đầu rồi đấy: Dần dần, vua Quang Trung vẫn là "quân ta", tất nhiên.
Nhưng vua Gia Long, đối thủ và kẻ tử thù của vua Quang Trung, không còn bị coi là "quân địch" nữa.
Đúng rồi cụ ạ.
Không có chiến thắng nào là dễ dàng cả. Chúng ta phải bớt những bài viết tô hồng chiến thắng.
Nhìn đúng, đủ sự thật để thấy cái khó khăn gian khổ hi sinh của các thế hệ trước. Để thấy cái giá phải trả cho hòa bình nó lớn thế nào. Và cũng là để các cựu binh được nhìn nhận.
Như ông già vợ em, lính lái xe từ thời chống Mỹ sang thời đánh Pốt. Ông bảo tính sơ sơ từ 70-85 mỗi năm ông chở về các sư đoàn khoảng 1000 tử sĩ.
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Là vì bỏn IQ dưới 80.

Đánh nhau với Mỹ dù thắng hay thua đều chịu thương vong cao hơn Mỹ nhiều vì nó dùng hỏa lực mạnh vùi dập đồi phương.

Nếu thua thì khỏi nói.

Nếu thắng cũng phải rút vội khỏi chiến trường vì sau đó các loại B29 (thời chiến tranh TT) B52 (chiến tranh VN) sẽ rải thảm chưa kể pháo binh, pháo hạm các loại.

Nếu bỏ hỏa lực ra đánh bộ binh thông thường thì tỷ lệ Mỹ chết cũng ngang với đối phương.
Ông già vợ em, tham gia chiến tranh chống Mỹ từ 1965-1975 với vai trò từ lính trơn đến cán bộ tiểu đoàn vận tải. Theo cụ đánh giá thì tử sĩ của mình có đến 5-6 phần là do hỏa lực bom pháo, 2-3 phần là do giao chiến bộ binh địch, 1-2 phần là do đau ốm bệnh tật. Còn trong các trận chiến cụ thể thì phải 7 phần hi sinh do bom pháo.
Tính ra loại trừ phần do bom pháo thì so sánh thiệt hại nhân lực trực tiếp của mình với bên kia có khi mình chết ít hơn.
 
Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
989
Động cơ
119,740 Mã lực
Tuổi
55
Khi mở Chiến dịch Lam Sơn 719 (còn gọi là Cuộc hành quân Hạ Lào), Mỹ-Thiệu chắc mẩm sẽ khiến ta lúng túng, bị động, sẽ mau chóng giành được chiến thắng song thực tế lại trái ngược hẳn. Những tin tức, tài liệu có liên quan do các cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược của ta thu thập được vào cuối năm 1970, đầu năm 1971 đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm xác định đúng đắn chủ trương, quyết tâm và tổ chức chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, vật chất cùng các điều kiện chiến trường cần thiết cho Chiến dịch. Trong số đó, phải kể tới hai cơ cán đi sâu: Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung, là phóng viên tạp chí Time của Mỹ), Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc, là trưởng một ban trong Đặc ủy trung ương tình báo của chế độ Sài Gòn) và cơ sở điệp báo Lê Quang Hiền (bí số P71, là Đại tá, phó Tổng thanh tra Quân đội Sài Gòn).
Ngay từ giữa tháng 9-1970, qua khai thác Trung tá Vũ Văn Nho, Đại úy Đỗ Tất Tế và một số sĩ quan khác đang làm việc tại các cơ quan cơ mật, trọng yếu của chế độ Sài Gòn như Phòng 2 (Tình báo) – Bộ tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo… Đặng Trần Đức đã nắm được thông tin rằng Phái bộ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV) vừa mới soạn thảo xong một kế hoạch tấn công sang Hạ Lào trong khu vực từ Đường số 7 đến Đường số 9, thời gian thực hiện kế hoạch có thể nằm trong khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Thông tin này tuy nội dung còn rất chung chung, chưa xác định về mặt quy mô và thành phần lực lượng, chưa rõ ràng về mục đích, yêu cầu, cách thức và thủ đoạn tiến hành, chưa chính xác, cụ thể về thời gian, địa điểm, địa danh… song cũng đã gợi mở cho lãnh đạo, chỉ huy Cục Tình báo – Bộ tổng tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy Phòng tình báo chiến lược (bí số J22) thuộc Trung ương cục miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh một hướng nghiên cứu, điều tra mới về địch. Vì thế, ngay từ đầu tháng 10-1970, Đại tá Phan Bình, Cục trưởng Cục Tình báo đã giao cho Trung tá Vũ Đình Hòe, Trưởng phòng Trinh sát bộ đội (Phòng 71) của Cục Nhiệm vụ khẩn trương tổ chức nghiên cứu lại thật kỹ càng điều kiện chiến trường khu vực Đường 9 – Nam Lào.
Tháng 10-1970, thông tin trên của Đặng Trần Đức được xác nhận bởi một bản báo cáo tin tức ngắn gọn của Lê Quang Hiền. Qua gặp gỡ, trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh – Tham mưu trưởng liên quân và một vài sĩ quan cao cấp khác ở Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Lê Quang Hiền nắm được rằng đích thân Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã cử hai chuyên gia hàng đầu về quân sự của Mỹ sang Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch đánh ra Hạ Lào để phá vỡ hệ thống bảo đảm hậu cần và cắt đứt tuyến đường vận chuyển, tiếp tế chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam của ta.
Việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện Chiến dịch Lam Sơn 719 được kẻ địch tiến hành chặt chẽ, bảo mật nghiêm ngặt tới mức ông Đinh Văn Đệ (cơ sở điệp báo của ta) không hề hay biết tuy ông đang nắm giữ cương vị Phó chủ tịch Hạ viện của chế độ Sài Gòn và trước đó, ông Đệ từng là Đại tá, Tỉnh trưởng, có quan hệ rất sâu rộng với nhiều nhân vật đầu sỏ về chính trị, quân sự của địch. Sau khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy tin tức về kế hoạch này đã ít nhiều rò rỉ ra ngoài, kẻ địch càng chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, còn áp dụng một số biện pháp nghi binh, tung hỏa mù để đánh lừa ta. Vì vậy, trong hai tháng cuối năm 1970, việc thực hiện yêu cầu điều tra về kế hoạch đánh ra Hạ Lào của địch không đạt kết quả nào đáng kể. Cá biệt, có cán bộ, cơ sở điệp báo còn gặp phải tin giả của địch khiến công tác xử lý, báo cáo tin tức thêm nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo, chỉ huy trung tâm tình báo đã dồn sức chỉ đạo những lưới điệp báo chiến lược, những cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược có khả năng khai thác tin tức cao sâu về địch, đồng thời chỉ đạo tăng cường điều tra, phối kiểm bằng những phương thức, lực lượng khác.
Đầu tháng 1-1971, trong một lần gặp gỡ viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo, Tham mưu trưởng Sư đoàn dù, một thành phần rất quan trọng trong lực lượng tổng trừ bị của quân đội Sài Gòn (bao gồm Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn biệt kích dù và một số liên đoàn biệt động quân), Phạm Xuân Ẩn khai thác được tin kẻ địch vừa rút bớt quân dù ở Cam-pu-chia về để củng cố, chuẩn bị cho một cuộc “hành quân xa”. Bảo phàn nàn rằng vì chiến dịch Chen-la I diễn ra không được thuận lợi nên Lữ đoàn nhảy dù 3 (do Đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy) thuộc sư đoàn của anh ta còn bị mắc kẹt ở Cam-pu-chia, song sớm muộn gì cũng phải rút về để cùng cả sư đoàn (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn tác chiến, 3 đại đội trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh, quân số tổng cộng khoảng 12.000) tham gia cuộc “hành quân xa” nói trên. Với nhận định địch có khả năng hành binh với quy mô lớn ra ngoài các chiến trường quen thuộc, mà trong đó Sư đoàn dù chỉ là một thành phần lực lượng, Phạm Xuân Ẩn đã khẩn trương tìm cách phối kiểm thông tin khai thác được từ Nguyễn Trọng Bảo bằng cách khai thác thêm các nguồn tin quan trọng, đáng tin cậy ở các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng khác của địch. Trước hết, ông tìm gặp bác sĩ Phạm Đình Vi và Đại tá Lê Đình Quế, hai chiến hữu rất thân cận của Trung tướng Lê Nguyên Khang – Tư lệnh sư đoàn và Đại tá Bùi Thế Lân – Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy quân lục chiến. Cả Vi và Quế đều tiết lộ với Phạm Xuân Ẩn rằng Sư đoàn Thủy quân lục chiến (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn yểm trợ tiếp vận, quân số tổng cộng hơn 11.000) đã nhận được mệnh lệnh chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc “hành quân xa”. Tiếp đó, Phạm Xuân Ẩn dò hỏi Đại tá Nguyễn Văn Đại, Tư lệnh Cảnh sát dã chiến vì trước đó Đại là Chỉ huy phó Biệt động quân và vẫn thường có tin khá sâu về tình hình Biệt động quân. Đại khẳng định Bộ chỉ huy Biệt động quân cũng đã nhận được mệnh lệnh tương tự và phía Mỹ đang nghiên cứu phê duyệt kế hoạch đánh sang Hạ Lào theo Đường số 9. Tổng hợp các thông tin đó, Phạm Xuân Ẩn bước đầu nắm được kẻ địch đã xây dựng xong kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất… để trong mùa khô năm 1971 tổ chức đánh cắt tuyến đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía bắc thị trấn Sê-pôn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt của Lào, sau đó nếu gặp thuận lợi thì phát triển tiến công lên địa bàn tỉnh Khăm-muộn, có thể tới tận khu vực đèo Mụ Giạ giáp với tỉnh Quảng Bình của ta và tiến hành bình định Hạ Lào; nhiều khả năng chúng sẽ sử dụng Đường 9 để đưa bộ binh, pháo binh, tăng – thiết giáp… sang Sê-pôn, đồng thời rải lực lượng biệt kích dù dọc con đường từ tỉnh lị Xa-van-na-khệt sang thị trấn Sê-pôn và xây dựng cứ điểm tại các khu vực Bản Đông, Mường Phìn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt. Ít ngày sau, các tin tức trên được khẳng định, cụ thể hóa thêm qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Phạm Xuân Ẩn với tên Nguyễn Văn Ái, nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Ái chẳng những khoe với Phạm Xuân Ẩn rằng hắn vừa bay ra Hạm đội 7 họp với bọn chỉ huy tình báo Mỹ mà còn tiết lộ hắn được bọn chỉ huy tình báo Mỹ cử sang khu vực Mường Phìn nghiên cứu tìm địa điểm để tới đây sẽ thả một số tên cố vấn Mỹ cùng lực lượng biệt kích dù của quân đội Sài Gòn xuống hỗ trợ bọn lính đánh thuê người Lào.
Tin tức do Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Lê Quang Hiền thu thập được tuy còn thiếu nhiều yếu tố song cũng đủ để giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm có một cái nhìn tổng thể về kế hoạch chuẩn bị Chiến dịch Lam Sơn 719 của địch. Hoạt động tích cực của các lực lượng trinh sát bộ đội, trinh sát kỹ thuật, điệp báo chiến dịch, quân báo nhân dân, nghiên cứu tin tình báo… đã làm cho cái nhìn ấy trở nên cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Tất cả những điều đó đã trực tiếp góp phần đáng kể vào sự chủ động của ta khi bước vào Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
Trong thời gian diễn ra Chiến dịch, nhờ bám sát các nguồn tin ở Bộ tổng tham mưu, Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Bộ chỉ huy biệt động quân, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 – Quân khu 1… của địch mà Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thu thập, báo cáo được nhiều tin tức quan trọng, sốt dẻo về mức độ thiệt hại, nhận định tình hình và âm mưu, thủ đoạn đối phó của địch. Các tin tức đó đều được cấp trên đánh giá rất cao.
"...Đánh giá đúng âm mưu, hành động của địch, trong nửa cuối năm 1970, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam sớm chủ động tiếp xúc, trao đổi với Trung ương Đảng nhân dân Lào, Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia cùng nhau đi đến thống nhất về chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, các chiến trường liên quan lập phương án hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu. Từ tháng 9/1970 đến tháng 1/1971, quân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia khẩn trương bắt tay làm tốt công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện trên tất cả các mặt, các hướng. Riêng tại hướng Đường 9 - Nam Lào, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam hạ quyết tâm mở chiến dịch phản công hiệp đồng binh chủng (mật danh Mặt trận 702), đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng được cử làm Tư lệnh. Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm Chính ủy, kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm nhiều đơn vị chủ lực mạnh, bao gồm: 5 sư đoàn bộ binh (308, 304, 320, 324 và 2), một số đơn vị binh chủng cùng lực lượng tại chỗ của các mặt trận B4 (Quân khu Trị - Thiên), B5 (Mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị), Đoàn 559 (Bộ đội Trường Sơn). Tổng quân số gần 60.000 người..."
 
Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
989
Động cơ
119,740 Mã lực
Tuổi
55
Đừng quên cụ này nhé. Cụ là Chiến Thần của Việt Nam. Bí danh cụ là Võ hầu. Mỗi khi nhà có đánh lớn đều cử cụ ra làm giám quân mặt trận: Nam Lào 1972, Trị thiên 1972, Tây Nguyên 1975, Sài Gòn, Biên giới 1979. Chính cụ cam kết với BCT: Campuchia chỉ 10 ngày là xong.

View attachment 6018214
có phải cụ Song Hảo không nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top