[Funland] Chiến thắng đường 9 Nam Lào

Vansulanh68

Xe tải
Biển số
OF-733713
Ngày cấp bằng
23/6/20
Số km
419
Động cơ
72,274 Mã lực
Tuổi
78
Vâng, có vào nghĩa trang Trường Sơn mới thấy sự hy sinh của của các bậc cha chú lớn lao như thế nào. Có những liệt sỹ tuổi đời vừa mới gần đôi mươi. Tuổi thanh xuân dành cho đất nước, sống chết lúc nào không hay
Mọi thứ chỉ trong gang tấc mà cụ , tên bay đạn lạc .Vinh danh các vị anh hùng liệt sỹ . Ngoài ra còn các chiến sỹ thầm lặng làm nên chiến thắng Hạ Lào như cụ tình báo Phạm Xuân Ẩn nữa .... Quân đội khí tài của ta khi ấy còn thiếu , viện trợ từ Liên Xô cũng chưa nhiều , phải tiết kiệm , thông tin báo cáo về thì các tướng mới tính toán và dự báo được sẽ ém trọng binh ở đâu , xe tăng , đại pháo dồn vào trọng điểm nào ......
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,426
Động cơ
518,520 Mã lực
Mỹ nó đánh nhau thì người ra chiến trường chỉ là đại diện thôi, đằng sau là cả nền công nghiệp. Còn mình đánh dựa trên nền công nghiệp của người khác nên không thể so được. Nếu chỉ có người VN đánh nhau bới người Mỹ không có ông nào bơm vũ khí cho thì thiệt hại còn chênh lệch nữa. Lịch sử không có chữ nếu, nhưng như nước Đức cũng bị chia cắt nó chả tốn người nào vẫn thống nhất được, khoa học kỹ thuật trong thời kỳ chia cắt vẫn phát triển còn mình 2 miền đều đói sau thống nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỹ nó đánh nhau thì người ra chiến trường chỉ là đại diện thôi, đằng sau là cả nền công nghiệp. Còn mình đánh dựa trên nền công nghiệp của người khác nên không thể so được. Nếu chỉ có người VN đánh nhau bới người Mỹ không có ông nào bơm vũ khí cho thì thiệt hại còn chênh lệch nữa. Lịch sử không có chữ nếu, nhưng như nước Đức cũng bị chia cắt nó chả tốn người nào vẫn thống nhất được, khoa học kỹ thuật trong thời kỳ chia cắt vẫn phát triển còn mình 2 miền đều đói sau thống nhất.
Cụ so sánh khập khiễng quá. Nước Đức từ đầu thế kỷ 20 đã là cường quốc về khoa học và công nghệ, trong khi đó ta vẫn đi đất kéo xe bàn chuyện "việc làng".
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,074
Động cơ
574,106 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Thớt này các cụ vật nhau ác thế, rụng liểng xiểng :))
Cô Vy vật cả người trên cõi mạng luôn :P
 

Phỡn

Xe điện
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
2,074
Động cơ
574,106 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Nhà cháu, ông anh cả nhập ngũ 1971 may về được với mảnh đạn trong đầu, ông em con chú ruột nhập ngũ 1971 thì không tìm được mộ, ông anh con bác ruột nhập ngũ 1972, chết 1975 ngay tại cửa ngõ Sài gòn, chôn tại cứ Tân Phú Trung.
Ông anh cháu dù về hiu lương 3 cọc 3 đồng, ốm đau suốt, bà vợ di chứng đột quỵ nhưng không thấy ngậm ngùi như ông anh cụ. Ông ấy thường bảo: chết nhiều lắm, tao may mắn được trở về dù có tí thương tật là hạnh phúc lắm rồi. Chỉ tức 1 cái: thằng con út gần 40 rồi mà đ.éo chịu lấy vợ:))
Người rộng lượng thì không dấm dẳng chuyện quá khứ, kẻ hẹp hòi thì luôn bới móc để nâng cao vị thế bản thận cụ ạ :))
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,974
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đọc một lèo rồi tiện thể ngó nghiêng sang nhiều trận khác, không riêng KCCM mà từ KCCP và CTBG.

Cái tên 308 và 320 quả thật khét tiếng, đánh toàn trận mang tính quyết định. Dù 308 đúng là quân "cúng cụ" nhưng đúng thật là phải ngon, thơm thì mới dành để cúng:D
Cụ làm 1 thớt so sánh các sư đi ạ :D
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,974
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt hay mà các cụ lại dừng ạ
 

maybach57

Tháo bánh
Biển số
OF-44188
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
2,107
Động cơ
477,797 Mã lực
Tuổi
122
Nơi ở
Kinh đô Thăng Long
Các cụ đánh nhau xong chưa? Hòa bình lập lại ở thớt này chưa?
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,089
Động cơ
342,160 Mã lực
Tuổi
58
Các cụ đánh nhau xong chưa? Hòa bình lập lại ở thớt này chưa?
Chưa cụ. Cuộc chiến giữa anh hùng bàn pím và với người lính trận mạc thì đang bựn tý...nhà bao việc. Cuộc chiến trên này thì anh hùng bàn pím có lợi thế hơn vì mắt tinh tay múa dẻo hơn ạ. Không bao giờ có hòa bình nhé. :D
 

Pathfinder2003

Xe tải
Biển số
OF-733128
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
331
Động cơ
72,150 Mã lực
Chưa cụ. Cuộc chiến giữa anh hùng bàn pím và với người lính trận mạc thì đang bựn tý...nhà bao việc. Cuộc chiến trên này thì anh hùng bàn pím có lợi thế hơn vì mắt tinh tay múa dẻo hơn ạ. Không bao giờ có hòa bình nhé. :D
Và các cụ bên thắng trận thì kể ngày xưa chiến thắng vất vả lắm. Còn các cụ bên thua trận thì kể ngày xưa oai hùng lắm, giết địch nhiều như trong phim tàu kháng nhật.
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Mỹ nó đánh nhau thì người ra chiến trường chỉ là đại diện thôi, đằng sau là cả nền công nghiệp. Còn mình đánh dựa trên nền công nghiệp của người khác nên không thể so được. Nếu chỉ có người VN đánh nhau bới người Mỹ không có ông nào bơm vũ khí cho thì thiệt hại còn chênh lệch nữa. Lịch sử không có chữ nếu, nhưng như nước Đức cũng bị chia cắt nó chả tốn người nào vẫn thống nhất được, khoa học kỹ thuật trong thời kỳ chia cắt vẫn phát triển còn mình 2 miền đều đói sau thống nhất.
Thằng Đức công nghệ nó có thua gì Mỹ đâu cụ , chứ thời chiến tranh miền Bắc thì còn phát triển chút công nghiệp ,chứ miền nam một chút ít tiêu dùng còn đa số là dịch vụ cho lính Mỹ .
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,606
Động cơ
587,657 Mã lực
Vừa xem video này, tường thuật chi tiết phết. Mặc dù cũng có tý tuyên truyền.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,089
Động cơ
342,160 Mã lực
Tuổi
58
Và các cụ bên thắng trận thì kể ngày xưa chiến thắng vất vả lắm. Còn các cụ bên thua trận thì kể ngày xưa oai hùng lắm, giết địch nhiều như trong phim tàu kháng nhật.
Theo em, quá khứ là để gặm nhấm tiếc nuối lúc cô đơn một mình, thế thôi, hơn thua cũng không thay đổi được gì.
Giờ làm được gì mới quan trọng, để được phè phỡn với quá khứ thì hơn là gặm nhấm ạ. :P
 
Biển số
OF-572042
Ngày cấp bằng
2/6/18
Số km
140
Động cơ
144,260 Mã lực
Cụ ngứa lỗ tai thì khỏi quote em, em chả hạ thấp chiến thắng 30/4 nào, em chỉ không thích cách AQ kiểu, cứ đánh là chiến thắng giòn dã, thắng thì do ta mạnh, địch hèn nhát, thua thì kết quả học được bài học kinh nghiệm,..... Càng hạ thấp địch bao nhiêu thì lại càng hạ thấp công lao xương máu ông cha bấy nhiêu.
Còn chiến tranh uỷ nhiệm, cái đó ngay cả sách giáo khoa lịch sử cũng dạy em cụ nhé, chả trốn tránh được. Đối với người VIệt ta thì là chiến tranh vệ quốc thống nhất đất nước, nhưng với người Tàu người Nga cũng chung một lòng một dạ với suy nghĩ đó sao? Cụ bảo chỉ có Mỹ Pháp mới can thiệp vào VN thôi ư, cả Nga cả Tàu cũng bàn tay nhúng máu người Việt trong đó hết. Em chưa một lần chối bỏ công lao xương máu ông cha đổ ra, cụ khỏi phải chụp cái mũ phản quốc cho em mà làm gì, nhưng không có nghĩa là cách nhìn lịch sử phiến diện một chiều là đáng biểu dương, ca tụng.
Tôi đồng ý với anh về điểm này, tư liệu sử sách thì có nhiều nguồn nhưng thực tế diễn ra thì chỉ có một, phải có tranh luận từ nhiều phía mới hy vọng thế hệ sau biết được cái gì đã diễn ra. Nhân tiện kể thêm năm 68, tại Đà Nẵng sau khi đợt đầu Tổng tiến công nổ ra lực lượng QĐND VN dần bị đẩy ra ngoài rìa nội thành.
Các anh đó khi rút chạy về hướng Tây, lúc này phải vượt qua một cái bầu nước rất rộng ( hồ sen tự nhiên rất lớn) thì bị phía VNCH và Mỹ dùng trực thăng đuổi kịp, ở dưới do không biết đường ( bộ đội từ miền Bắc)nên chạy lạc vào đó, một phần phải vượt qua bầu sen nên không thể chống trả.
Trực thăng ở trên thì xả đạn, lượn như chuồn chuồn trên đầu.
Sau trận cả làng chúng tôi ra xem, máu đỏ cả đầm sen rộng lớn, phía bên kia huy động dọn dẹp chiến trường mất mấy ngày.
Ngoài chết vì trực thăng cũng có người chết đuối vì bị vướng sen khá nhiều. Tụi tôi con nít sau đó bị cấm ra cái bầu sen đó đến hơn chục năm.
Lịch sử nó diễn ra thế đó, nếu không kể ra thì thế hệ sau ai biết.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,403
Động cơ
1,548,753 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Khi mở Chiến dịch Lam Sơn 719 (còn gọi là Cuộc hành quân Hạ Lào), Mỹ-Thiệu chắc mẩm sẽ khiến ta lúng túng, bị động, sẽ mau chóng giành được chiến thắng song thực tế lại trái ngược hẳn. Những tin tức, tài liệu có liên quan do các cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược của ta thu thập được vào cuối năm 1970, đầu năm 1971 đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm xác định đúng đắn chủ trương, quyết tâm và tổ chức chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, vật chất cùng các điều kiện chiến trường cần thiết cho Chiến dịch. Trong số đó, phải kể tới hai cơ cán đi sâu: Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung, là phóng viên tạp chí Time của Mỹ), Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc, là trưởng một ban trong Đặc ủy trung ương tình báo của chế độ Sài Gòn) và cơ sở điệp báo Lê Quang Hiền (bí số P71, là Đại tá, phó Tổng thanh tra Quân đội Sài Gòn).
Ngay từ giữa tháng 9-1970, qua khai thác Trung tá Vũ Văn Nho, Đại úy Đỗ Tất Tế và một số sĩ quan khác đang làm việc tại các cơ quan cơ mật, trọng yếu của chế độ Sài Gòn như Phòng 2 (Tình báo) – Bộ tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo… Đặng Trần Đức đã nắm được thông tin rằng Phái bộ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV) vừa mới soạn thảo xong một kế hoạch tấn công sang Hạ Lào trong khu vực từ Đường số 7 đến Đường số 9, thời gian thực hiện kế hoạch có thể nằm trong khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Thông tin này tuy nội dung còn rất chung chung, chưa xác định về mặt quy mô và thành phần lực lượng, chưa rõ ràng về mục đích, yêu cầu, cách thức và thủ đoạn tiến hành, chưa chính xác, cụ thể về thời gian, địa điểm, địa danh… song cũng đã gợi mở cho lãnh đạo, chỉ huy Cục Tình báo – Bộ tổng tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy Phòng tình báo chiến lược (bí số J22) thuộc Trung ương cục miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh một hướng nghiên cứu, điều tra mới về địch. Vì thế, ngay từ đầu tháng 10-1970, Đại tá Phan Bình, Cục trưởng Cục Tình báo đã giao cho Trung tá Vũ Đình Hòe, Trưởng phòng Trinh sát bộ đội (Phòng 71) của Cục Nhiệm vụ khẩn trương tổ chức nghiên cứu lại thật kỹ càng điều kiện chiến trường khu vực Đường 9 – Nam Lào.
Tháng 10-1970, thông tin trên của Đặng Trần Đức được xác nhận bởi một bản báo cáo tin tức ngắn gọn của Lê Quang Hiền. Qua gặp gỡ, trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh – Tham mưu trưởng liên quân và một vài sĩ quan cao cấp khác ở Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Lê Quang Hiền nắm được rằng đích thân Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã cử hai chuyên gia hàng đầu về quân sự của Mỹ sang Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch đánh ra Hạ Lào để phá vỡ hệ thống bảo đảm hậu cần và cắt đứt tuyến đường vận chuyển, tiếp tế chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam của ta.
Việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện Chiến dịch Lam Sơn 719 được kẻ địch tiến hành chặt chẽ, bảo mật nghiêm ngặt tới mức ông Đinh Văn Đệ (cơ sở điệp báo của ta) không hề hay biết tuy ông đang nắm giữ cương vị Phó chủ tịch Hạ viện của chế độ Sài Gòn và trước đó, ông Đệ từng là Đại tá, Tỉnh trưởng, có quan hệ rất sâu rộng với nhiều nhân vật đầu sỏ về chính trị, quân sự của địch. Sau khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy tin tức về kế hoạch này đã ít nhiều rò rỉ ra ngoài, kẻ địch càng chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, còn áp dụng một số biện pháp nghi binh, tung hỏa mù để đánh lừa ta. Vì vậy, trong hai tháng cuối năm 1970, việc thực hiện yêu cầu điều tra về kế hoạch đánh ra Hạ Lào của địch không đạt kết quả nào đáng kể. Cá biệt, có cán bộ, cơ sở điệp báo còn gặp phải tin giả của địch khiến công tác xử lý, báo cáo tin tức thêm nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo, chỉ huy trung tâm tình báo đã dồn sức chỉ đạo những lưới điệp báo chiến lược, những cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược có khả năng khai thác tin tức cao sâu về địch, đồng thời chỉ đạo tăng cường điều tra, phối kiểm bằng những phương thức, lực lượng khác.
Đầu tháng 1-1971, trong một lần gặp gỡ viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo, Tham mưu trưởng Sư đoàn dù, một thành phần rất quan trọng trong lực lượng tổng trừ bị của quân đội Sài Gòn (bao gồm Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn biệt kích dù và một số liên đoàn biệt động quân), Phạm Xuân Ẩn khai thác được tin kẻ địch vừa rút bớt quân dù ở Cam-pu-chia về để củng cố, chuẩn bị cho một cuộc “hành quân xa”. Bảo phàn nàn rằng vì chiến dịch Chen-la I diễn ra không được thuận lợi nên Lữ đoàn nhảy dù 3 (do Đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy) thuộc sư đoàn của anh ta còn bị mắc kẹt ở Cam-pu-chia, song sớm muộn gì cũng phải rút về để cùng cả sư đoàn (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn tác chiến, 3 đại đội trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh, quân số tổng cộng khoảng 12.000) tham gia cuộc “hành quân xa” nói trên. Với nhận định địch có khả năng hành binh với quy mô lớn ra ngoài các chiến trường quen thuộc, mà trong đó Sư đoàn dù chỉ là một thành phần lực lượng, Phạm Xuân Ẩn đã khẩn trương tìm cách phối kiểm thông tin khai thác được từ Nguyễn Trọng Bảo bằng cách khai thác thêm các nguồn tin quan trọng, đáng tin cậy ở các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng khác của địch. Trước hết, ông tìm gặp bác sĩ Phạm Đình Vi và Đại tá Lê Đình Quế, hai chiến hữu rất thân cận của Trung tướng Lê Nguyên Khang – Tư lệnh sư đoàn và Đại tá Bùi Thế Lân – Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy quân lục chiến. Cả Vi và Quế đều tiết lộ với Phạm Xuân Ẩn rằng Sư đoàn Thủy quân lục chiến (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn yểm trợ tiếp vận, quân số tổng cộng hơn 11.000) đã nhận được mệnh lệnh chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc “hành quân xa”. Tiếp đó, Phạm Xuân Ẩn dò hỏi Đại tá Nguyễn Văn Đại, Tư lệnh Cảnh sát dã chiến vì trước đó Đại là Chỉ huy phó Biệt động quân và vẫn thường có tin khá sâu về tình hình Biệt động quân. Đại khẳng định Bộ chỉ huy Biệt động quân cũng đã nhận được mệnh lệnh tương tự và phía Mỹ đang nghiên cứu phê duyệt kế hoạch đánh sang Hạ Lào theo Đường số 9. Tổng hợp các thông tin đó, Phạm Xuân Ẩn bước đầu nắm được kẻ địch đã xây dựng xong kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất… để trong mùa khô năm 1971 tổ chức đánh cắt tuyến đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía bắc thị trấn Sê-pôn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt của Lào, sau đó nếu gặp thuận lợi thì phát triển tiến công lên địa bàn tỉnh Khăm-muộn, có thể tới tận khu vực đèo Mụ Giạ giáp với tỉnh Quảng Bình của ta và tiến hành bình định Hạ Lào; nhiều khả năng chúng sẽ sử dụng Đường 9 để đưa bộ binh, pháo binh, tăng – thiết giáp… sang Sê-pôn, đồng thời rải lực lượng biệt kích dù dọc con đường từ tỉnh lị Xa-van-na-khệt sang thị trấn Sê-pôn và xây dựng cứ điểm tại các khu vực Bản Đông, Mường Phìn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt. Ít ngày sau, các tin tức trên được khẳng định, cụ thể hóa thêm qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Phạm Xuân Ẩn với tên Nguyễn Văn Ái, nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Ái chẳng những khoe với Phạm Xuân Ẩn rằng hắn vừa bay ra Hạm đội 7 họp với bọn chỉ huy tình báo Mỹ mà còn tiết lộ hắn được bọn chỉ huy tình báo Mỹ cử sang khu vực Mường Phìn nghiên cứu tìm địa điểm để tới đây sẽ thả một số tên cố vấn Mỹ cùng lực lượng biệt kích dù của quân đội Sài Gòn xuống hỗ trợ bọn lính đánh thuê người Lào.
Tin tức do Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Lê Quang Hiền thu thập được tuy còn thiếu nhiều yếu tố song cũng đủ để giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm có một cái nhìn tổng thể về kế hoạch chuẩn bị Chiến dịch Lam Sơn 719 của địch. Hoạt động tích cực của các lực lượng trinh sát bộ đội, trinh sát kỹ thuật, điệp báo chiến dịch, quân báo nhân dân, nghiên cứu tin tình báo… đã làm cho cái nhìn ấy trở nên cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Tất cả những điều đó đã trực tiếp góp phần đáng kể vào sự chủ động của ta khi bước vào Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
Trong thời gian diễn ra Chiến dịch, nhờ bám sát các nguồn tin ở Bộ tổng tham mưu, Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Bộ chỉ huy biệt động quân, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 – Quân khu 1… của địch mà Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thu thập, báo cáo được nhiều tin tức quan trọng, sốt dẻo về mức độ thiệt hại, nhận định tình hình và âm mưu, thủ đoạn đối phó của địch. Các tin tức đó đều được cấp trên đánh giá rất cao.
Nghe từ địch với ta là hơi có lẫn tình cảm vào sử rồi.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Ngày ấy em ở thủ đô của Lính - Sơn tây - cũng nghe về nghị định 47....

Lần đầu tiên Đại hội.... mà không do quân đội bảo vệ mà do CA bảo vệ... Quân đội lúc đó bị cấm trại toàn bộ và nằm ngoài QT Ba đình hơn 14 cây chuối...

Em còn nghe nói lúc đó đại hội toàn quân để bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc - dùng máy tính để kiểm phiếu cho nhanh và "khách quan"... Thế mà máy tính chạy từ sáng đến chều dek ra được danh sách được bầu....

Rồi lúc đó toàn quân còn lan truyền câu " nhất Kỳ, nhì Tư..."...

Giờ cũng gần 40 năm rồi...

Đây là 1 đoạn bí sử của QĐVN cụ ợ. Cụ Giáp bị buộc lui sau 1980, cụ Dũng thay làm bộ trg QP, nhưng lòng người trong quân vẫn theo cụ Giáp và nhất định không chấp nhận cụ Dũng.

Chi tiết tôi không nêu ra vì sợ phạm húy, nhưng có 1 diễn biến "kinh khủng" xảy ra trong Đại hội Đảng toàn quân 1986: Ở cương vị bộ trg QP mà cụ Dũng không được bầu vào đoàn đại biểu quân đội đi dự ĐH Đảng toàn quốc. Tức là bị toàn quân tẩy chay. Sau đó thì cụ rất ít được nhắc tới.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Chắc các bác ấy nhầm nhọt sang trồng trọt cmnr....

Việc cử 1 đại đội đặc công đi đưa gia đình ông Thọ ra chiến khu là có thực....

Nhưng đấy là ông Thọ khác - ông Nguyên Hữu Thọ - luật sư được giải cứu từ nhà tù của Diệm và đưa ra làm chủ tịch mặt trận dân tộc giải phóng miền nam và vào thời điểm 1961 - chứ không phải tay Thọ đại tá - lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù, bị bắt ở đường 9 Nam Lào vào thời điểm 1971 - 10 năm về sau .

Tay Thọ đại tá tù binh chỉ là tù binh thần túy thôi... có 1 chút tác dụng trong tuyên truyền, chiêu hàng chứ có tích sự cmn gì đâu

Ơ, sao lại để "anh" ở trong trại 17 năm đến tận 1987?
Hồi năm 1972 có nghe đồn, quân ta bắt được Đại tá Nguyễn Văn Thọ tại mặt trận Nam Lào vào tháng 2/1971. Ông này là Lữ trưởng lữ dù 3 của VNCH nhưng cũng là người của CIA, nên ông này nắm rất nhiều kế hoạch chiến lược và phương án tác chiến tại đường 9 và Nam Lào. Ông tham gia chiến dịch Lam Sơn 719 để hy vọng được lên chức. Khi bị bắt ông ra điều kiện là phải đưa được vợ con ông ra cùng. Nên bên ta phải cử một đại đội đặc công để đưa vợ con đại tá ra
Bị bắt rồi còn ra điều kiện à, chứ không phải lên tivi nói tự nguyện ra đầu hàng à ! =))
Ông đấy nắm nhiều bí mật quan trọng và có vị thế khác với tù binh khác, kể cả với Trung tá Nguyễn Văn Đính là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 đã dẫn toàn bộ Trung đoàn ra hàng. Các cán bộ của ta vào khai thác tin tức đều phải gọi Đại tá Thọ là anh, không được xưng mày , tao hay ông
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-779828
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
166
Động cơ
-142,015 Mã lực
Vừa xem video này, tường thuật chi tiết phết. Mặc dù cũng có tý tuyên truyền.
Không nói về tính chính xác về thông tin của video này.
Nhưng em đánh giá cao về khả năng tổng hợp và visualization.

Chỉ cần nó chính xác 50% là ok rồi ko cần nhiều
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top