[Funland] Chiến thắng đường 9 Nam Lào

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chiếc xe tăng nhẹ "Mãnh Hổ Nam Lào" 555, chiếc xe tăng duy nhất được đặt biệt danh?

View attachment 6026124
Trong quá trình chiến đấu, 1 xe PT-76 bị bắn cháy và 1 chiếc khác bị bắn hỏng, chiếc xe tăng còn lại mang số hiệu 555 đã một mình quần thảo trong căn cứ suốt hàng giờ, bắn gần hết đạn dược có trong xe. Cuối trận đánh, tổ lái còn nhô ra khỏi xe ném lựu đạn cay và tấn công bằng súng AK. Đến một căn hầm, họ bủa vây bắt giữ 47 tù binh, trong đó có Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ. Đáng chú ý, xe tăng 555 cũng chính là một trong những chiếc xe đánh tham gia đánh trận Làng Vây năm 1968.

Hôm trước trên TV có phỏng vấn Cụ lái xe này. Cụ ấy kể là trước trận cả đội mặc quần áo mới và xác định đánh chết bỏ.
 

do hoi

Xe buýt
Biển số
OF-338356
Ngày cấp bằng
13/10/14
Số km
508
Động cơ
287,534 Mã lực
Em đọc một lèo rồi tiện thể ngó nghiêng sang nhiều trận khác, không riêng KCCM mà từ KCCP và CTBG.

Cái tên 308 và 320 quả thật khét tiếng, đánh toàn trận mang tính quyết định. Dù 308 đúng là quân "cúng cụ" nhưng đúng thật là phải ngon, thơm thì mới dành để cúng:D
Riêng nhà em thấy trung đoàn 66 sự 304 mới là khét tiếng đánh toàn trận lớn và khó.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đúng là thông tin tình báo chiến lược thì ta biết đại khái từ cuối tháng 10/70, nhưng thông tin đó còn khá vĩ mô chỉ giúp phòng tránh hoặc chuẩn bị thế chủ động chiến dịch trước hàng tháng; còn thông tin của cụ Trinh thu thập là thông tin rất cụ thể về ý đồ mục tiêu của địch, ngày giờ hành quân, đường rút, ... Thông tin tầm chiến thuật như vậy thì đặc biệt cần cho việc ra quyết định chỉ đạo tác chiến tại chỗ, cơ động chiến đấu nhanh cho các sư đoàn chủ lực đóng chân quanh Tchephone tầm 2 tuần hành quân. Và như vụ Cánh đồng Chum là 1 CD mang tính adhoc thì cụ Ẩn chắc ko thể dự nổi, nhưng cụ Trinh thì vẫn thu thập ngon lành & có hiệu quả thực tế rất cao. Mời cụ:

Tin sớm về cuộc “hành quân xa”

QĐND – Khi mở Chiến dịch Lam Sơn 719 (còn gọi là Cuộc hành quân Hạ Lào), Mỹ-Thiệu chắc mẩm sẽ khiến ta lúng túng, bị động, sẽ mau chóng giành được chiến thắng song thực tế lại trái ngược hẳn. Những tin tức, tài liệu có liên quan do các cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược của ta thu thập được vào cuối năm 1970, đầu năm 1971 đã góp phần quan trọng giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm xác định đúng đắn chủ trương, quyết tâm và tổ chức chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, vật chất cùng các điều kiện chiến trường cần thiết cho Chiến dịch. Trong số đó, phải kể tới hai cơ cán đi sâu: Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung, là phóng viên tạp chí Time của Mỹ), Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc, là trưởng một ban trong Đặc ủy trung ương tình báo của chế độ Sài Gòn) và cơ sở điệp báo Lê Quang Hiền (bí số P71, là Đại tá, phó Tổng thanh tra Quân đội Sài Gòn).

Ngay từ giữa tháng 9-1970, qua khai thác Trung tá Vũ Văn Nho, Đại úy Đỗ Tất Tế và một số sĩ quan khác đang làm việc tại các cơ quan cơ mật, trọng yếu của chế độ Sài Gòn như Phòng 2 (Tình báo) – Bộ tổng tham mưu, Đặc ủy Trung ương tình báo… Đặng Trần Đức đã nắm được thông tin rằng Phái bộ hỗ trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV) vừa mới soạn thảo xong một kế hoạch tấn công sang Hạ Lào trong khu vực từ Đường số 7 đến Đường số 9, thời gian thực hiện kế hoạch có thể nằm trong khoảng cuối năm 1970, đầu năm 1971. Thông tin này tuy nội dung còn rất chung chung, chưa xác định về mặt quy mô và thành phần lực lượng, chưa rõ ràng về mục đích, yêu cầu, cách thức và thủ đoạn tiến hành, chưa chính xác, cụ thể về thời gian, địa điểm, địa danh… song cũng đã gợi mở cho lãnh đạo, chỉ huy Cục Tình báo – Bộ tổng tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy Phòng tình báo chiến lược (bí số J22) thuộc Trung ương cục miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh một hướng nghiên cứu, điều tra mới về địch. Vì thế, ngay từ đầu tháng 10-1970, Đại tá Phan Bình, Cục trưởng Cục Tình báo đã giao cho Trung tá Vũ Đình Hòe, Trưởng phòng Trinh sát bộ đội (Phòng 71) của Cục Nhiệm vụ khẩn trương tổ chức nghiên cứu lại thật kỹ càng điều kiện chiến trường khu vực Đường 9 – Nam Lào.

Tháng 10-1970, thông tin trên của Đặng Trần Đức được xác nhận bởi một bản báo cáo tin tức ngắn gọn của Lê Quang Hiền. Qua gặp gỡ, trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh – Tham mưu trưởng liên quân và một vài sĩ quan cao cấp khác ở Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Lê Quang Hiền nắm được rằng đích thân Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã cử hai chuyên gia hàng đầu về quân sự của Mỹ sang Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch đánh ra Hạ Lào để phá vỡ hệ thống bảo đảm hậu cần và cắt đứt tuyến đường vận chuyển, tiếp tế chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam của ta.

Việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện Chiến dịch Lam Sơn 719 được kẻ địch tiến hành chặt chẽ, bảo mật nghiêm ngặt tới mức ông Đinh Văn Đệ (cơ sở điệp báo của ta) không hề hay biết tuy ông đang nắm giữ cương vị Phó chủ tịch Hạ viện của chế độ Sài Gòn và trước đó, ông Đệ từng là Đại tá, Tỉnh trưởng, có quan hệ rất sâu rộng với nhiều nhân vật đầu sỏ về chính trị, quân sự của địch. Sau khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy tin tức về kế hoạch này đã ít nhiều rò rỉ ra ngoài, kẻ địch càng chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, còn áp dụng một số biện pháp nghi binh, tung hỏa mù để đánh lừa ta. Vì vậy, trong hai tháng cuối năm 1970, việc thực hiện yêu cầu điều tra về kế hoạch đánh ra Hạ Lào của địch không đạt kết quả nào đáng kể. Cá biệt, có cán bộ, cơ sở điệp báo còn gặp phải tin giả của địch khiến công tác xử lý, báo cáo tin tức thêm nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước tình hình như vậy, lãnh đạo, chỉ huy trung tâm tình báo đã dồn sức chỉ đạo những lưới điệp báo chiến lược, những cán bộ, cơ sở điệp báo chiến lược có khả năng khai thác tin tức cao sâu về địch, đồng thời chỉ đạo tăng cường điều tra, phối kiểm bằng những phương thức, lực lượng khác.

Đầu tháng 1-1971, trong một lần gặp gỡ viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo, Tham mưu trưởng Sư đoàn dù, một thành phần rất quan trọng trong lực lượng tổng trừ bị của quân đội Sài Gòn (bao gồm Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn biệt kích dù và một số liên đoàn biệt động quân), Phạm Xuân Ẩn khai thác được tin kẻ địch vừa rút bớt quân dù ở Cam-pu-chia về để củng cố, chuẩn bị cho một cuộc “hành quân xa”. Bảo phàn nàn rằng vì chiến dịch Chen-la I diễn ra không được thuận lợi nên Lữ đoàn nhảy dù 3 (do Đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy) thuộc sư đoàn của anh ta còn bị mắc kẹt ở Cam-pu-chia, song sớm muộn gì cũng phải rút về để cùng cả sư đoàn (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn tác chiến, 3 đại đội trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh, quân số tổng cộng khoảng 12.000) tham gia cuộc “hành quân xa” nói trên. Với nhận định địch có khả năng hành binh với quy mô lớn ra ngoài các chiến trường quen thuộc, mà trong đó Sư đoàn dù chỉ là một thành phần lực lượng, Phạm Xuân Ẩn đã khẩn trương tìm cách phối kiểm thông tin khai thác được từ Nguyễn Trọng Bảo bằng cách khai thác thêm các nguồn tin quan trọng, đáng tin cậy ở các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng khác của địch. Trước hết, ông tìm gặp bác sĩ Phạm Đình Vi và Đại tá Lê Đình Quế, hai chiến hữu rất thân cận của Trung tướng Lê Nguyên Khang – Tư lệnh sư đoàn và Đại tá Bùi Thế Lân – Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy quân lục chiến. Cả Vi và Quế đều tiết lộ với Phạm Xuân Ẩn rằng Sư đoàn Thủy quân lục chiến (gồm 3 lữ đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn yểm trợ tiếp vận, quân số tổng cộng hơn 11.000) đã nhận được mệnh lệnh chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc “hành quân xa”. Tiếp đó, Phạm Xuân Ẩn dò hỏi Đại tá Nguyễn Văn Đại, Tư lệnh Cảnh sát dã chiến vì trước đó Đại là Chỉ huy phó Biệt động quân và vẫn thường có tin khá sâu về tình hình Biệt động quân. Đại khẳng định Bộ chỉ huy Biệt động quân cũng đã nhận được mệnh lệnh tương tự và phía Mỹ đang nghiên cứu phê duyệt kế hoạch đánh sang Hạ Lào theo Đường số 9. Tổng hợp các thông tin đó, Phạm Xuân Ẩn bước đầu nắm được kẻ địch đã xây dựng xong kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất… để trong mùa khô năm 1971 tổ chức đánh cắt tuyến đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía bắc thị trấn Sê-pôn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt của Lào, sau đó nếu gặp thuận lợi thì phát triển tiến công lên địa bàn tỉnh Khăm-muộn, có thể tới tận khu vực đèo Mụ Giạ giáp với tỉnh Quảng Bình của ta và tiến hành bình định Hạ Lào; nhiều khả năng chúng sẽ sử dụng Đường 9 để đưa bộ binh, pháo binh, tăng – thiết giáp… sang Sê-pôn, đồng thời rải lực lượng biệt kích dù dọc con đường từ tỉnh lị Xa-van-na-khệt sang thị trấn Sê-pôn và xây dựng cứ điểm tại các khu vực Bản Đông, Mường Phìn thuộc tỉnh Xa-van-na-khệt. Ít ngày sau, các tin tức trên được khẳng định, cụ thể hóa thêm qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện của Phạm Xuân Ẩn với tên Nguyễn Văn Ái, nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Ái chẳng những khoe với Phạm Xuân Ẩn rằng hắn vừa bay ra Hạm đội 7 họp với bọn chỉ huy tình báo Mỹ mà còn tiết lộ hắn được bọn chỉ huy tình báo Mỹ cử sang khu vực Mường Phìn nghiên cứu tìm địa điểm để tới đây sẽ thả một số tên cố vấn Mỹ cùng lực lượng biệt kích dù của quân đội Sài Gòn xuống hỗ trợ bọn lính đánh thuê người Lào.
Tin tức do Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức, Lê Quang Hiền thu thập được tuy còn thiếu nhiều yếu tố song cũng đủ để giúp các cơ quan chỉ huy đầu não của ta sớm có một cái nhìn tổng thể về kế hoạch chuẩn bị Chiến dịch Lam Sơn 719 của địch. Hoạt động tích cực của các lực lượng trinh sát bộ đội, trinh sát kỹ thuật, điệp báo chiến dịch, quân báo nhân dân, nghiên cứu tin tình báo… đã làm cho cái nhìn ấy trở nên cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Tất cả những điều đó đã trực tiếp góp phần đáng kể vào sự chủ động của ta khi bước vào Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.

Trong thời gian diễn ra Chiến dịch, nhờ bám sát các nguồn tin ở Bộ tổng tham mưu, Sư đoàn dù, Sư đoàn thủy quân lục chiến, Bộ chỉ huy biệt động quân, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 – Quân khu 1… của địch mà Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thu thập, báo cáo được nhiều tin tức quan trọng, sốt dẻo về mức độ thiệt hại, nhận định tình hình và âm mưu, thủ đoạn đối phó của địch. Các tin tức đó đều được cấp trên đánh giá rất cao.
Bài và ảnh: Vũ Sáng (Tháng Tư 2, 2011)

Việc nhà binh chiến dịch lớn thì phải chuẩn bị hậu cần, quân lực, .... cả năm, cả tháng trời trước chứ. Chiến dịch nổ ra đầu tháng 2 mà cuối tháng 1/1971 tình báo ta mới phát hiện ra kế hoạch thì có mà bỉ bôi Nhị cục của Quân đội ND VN và các cơ quan, lãnh đạo chiến lược của QUân đội NDVN quá!
Cụ Ẩn được tặng thường huân chương Quân Công (hay Chiến Công gì đó) cho thành tích tình báo trận này đó cụ.
Nguồn tin thì có thể có từ nhiều nguồn, nhưng mang cả kế hoạch vào phòng họp của Tổng hành dinh QĐNDVN là công cụ Ẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
...
từ thời 1965 cấp tiểu đoàn có 1 đại đội hỏa lực hỗn hợp (c4, c8, c12) bao gồm cối 82mm, DKZ 82mm và SMPK 12,7mm
Biên chế ĐV em khác như vậy: Đại đội cối 120 của trung đoàn không nói
Nhưng tiểu đoàn có
C4, 8, 12 luôn là các đại đội cối 82 tùy là tiểu đoàn 4, 5 hay 6 (khi vào có lúc C12 còn được sang phụ trách cả 76ly2).
ĐKZ, 12ly7 là các trung đội hỏa lực trực thuộc trực tiếp tiểu đoàn bộ.
Ngoài ra còn có 2 trung đội vận tải và thông tin.
Lúc vào đánh nhau thêm 1 tiểu đội trinh sát nữa.
Xuống trung đội có tiểu đội cối 60, ngoài biên chế RPD, B40, B41 hay M72!
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Biên chế ĐV em khác như vậy: Đại đội cối 120 của trung đoàn không nói
Nhưng tiểu đoàn có
C4, 8, 12 luôn là các đại đội cối 82 tùy là tiểu đoàn 4, 5 hay 6 (khi vào có lúc C12 còn được sang phụ trách cả 76ly2).
ĐKZ, 12ly7 là các trung đội hỏa lực trực thuộc trực tiếp tiểu đoàn bộ.
Ngoài ra còn có 2 trung đội vận tải và thông tin.
Lúc vào đánh nhau thêm 1 tiểu đội trinh sát nữa.
Xuống trung đội có tiểu đội cối 60, ngoài biên chế RPD, B40, B41 hay M72!
Từ 1980 Hỏa lực tiểu đoàn đúng như cụ nói, biên chế lại đại đội hỏa lực (có lẽ toàn quân), chỉ còn cối 82.
Khi đóng ở hậu cứ thì Cấp tiểu đoàn có:
+ trung đội 12,7mm trực thuộc tiểu đoàn bộ,
+ trung đội DK82 về trung đoàn.
+ trung đội trinh sát về trung đoàn.
+ trung đội thông tin rút về trung đoàn, chỉ còn bộ phận truyền đạt.
Khi nâng cấp sẵn sàng chiến đấu vào chiến dịch:
+ trung đội 12,7mm thuộc tiểu đoàn (có 2 khẩu)
+ tái lập trung đội trinh sát
+ tái lập trung đội thông tin vô tuyến và hữu tuyến (để đi cùng 1 đại đội bộ binh, có 2 lính thông tin 1 máy PRC25)
+ tái lập DKZ 82 thuộc đại đội hỏa lực (cùng c cối 82): 2 khẩu DK 82 và 2 khẫu cối 82
+ Hỏa lực đại đội có 1 khẩu cối 60, 1 khẩu đại liên Mỹ hay LX. Cấp trung đội có RPD, B40/B41, và 4-6 khẩu M79 (cho 4 b trưởng và đại phó).
Vào chiến dịch lớn thì đạn M72 trang bị mổi lính bộ binh 2 trái.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Tầm tháng 2 năm ngoái, em với ông anh chạy xe dọc đường mòn HCM vào Tây Nguyên chơi. Đi qua Khe Sanh Quảng Trị, ghé thăm chỗ sân bay Tà Cơn, rồi đọc qua những dòng lịch sử về đường 9 Nam Lào, trận chiến Khe Sanh. Rồi những lần về quê, ngồi uống rượu cùng ông bác là lính Trường Sơn, cũng tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào kể chuyện về những gian khó, hy sinh. Em thì không am hiểu lịch sử nhiều, nhưng em cảm nhận được công lao to lớn của các bậc cha ông, biết bao gian khó, hy sinh của những người lính năm xưa mới có được nền độc lập hôm nay. Thật nực cười và đáng khinh khi một số kẻ giờ đây có cuộc sống bình yên, ngồi gõ phím để phán xét lịch sử.
View attachment 6018871
Có vào nghĩa trang đường 9,nghĩa trang Trường Sơn mới thấy sự hy sinh của các thế hệ đi trước là lớn đến nhường nào(Chưa kể vài chục cái nghĩa trang nhỏ rải rác khắp tỉnh Quảng Trị).Ở Việt Nam mình có mấy nhà không có Liệt Sĩ trong các cuộc chiến tranh cứu nước đâu.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,948 Mã lực
Em chỉ ngạc nhiên mỗi cái các cụ ta chơi tình báo kinh dị thật. Chui sâu leo cao tới gần chóp bu luôn.
Không biết công tác tình báo của phía VNCH thế nào ta?
Những người làm nghiệp tình báo hi sinh nhiều lắm. Chết không nói, sống nhiều khi cũng thua thiệt không kém. Vô cùng thầm lặng.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Dễ thường miền Nam không muốn thống nhất? Thế ông nào nêu khẩu hiệu "lấp sông Bến Hải"?
Nói và làm là hai việc khác nhau,miền Bắc lúc đó mà tơ hào con gà thôi cũng ra tòa,miền Nam mà làm nhà thầu quân sự thì ăn bẫm mồm.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Lội 1 loạt trang trong thớt này thì em đồ rằng 90% các cụ ở đây chỉ biết bộ quốc phòng mà không biết đến Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN cụ ạ. Nói tên Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam có khi các cụ lại bảo quân của Bảo Đại cũng nên =))
Quốc Gia hay Nhân Dân hả cụ.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Hinh như vụ bắt đại tá Thọ VNCH, và ai bắt, ai được phong công trạng cũng hấp dẫn lắm thì phải, hóng cc thông thái. 8->
Cụ này cùng trường cấp ba với em,người Nam Định,về sau cũng hy sinh thì phải.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Năm 54 nhiều ng vào Nam vì lý do gì trong khi nhiều người Nam ra Bắc. Đừng đổ lỗi hoàn cảnh, vào Nam để theo ai rồi cầm súng giết dân mình?
Vào Nam năm 1954 chủ yếu là dân Công Giáo,mà hồi chống Pháp ít nhiều trong họ hàng cũng có nợ máu với CM,cộng thêm tuyên truyền từ phía cha xứ chống CM nên có cuộc di cư theo Chúa vào Nam.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,080 Mã lực
Em chỉ ngạc nhiên mỗi cái các cụ ta chơi tình báo kinh dị thật. Chui sâu leo cao tới gần chóp bu luôn.
Không biết công tác tình báo của phía VNCH thế nào ta?
Những người làm nghiệp tình báo hi sinh nhiều lắm. Chết không nói, sống nhiều khi cũng thua thiệt không kém. Vô cùng thầm lặng.
Cái này phải có những người có tầm nhìn và năng lực tổ chức. Bắc Việt đã dự đoán bên kia sẽ không tuân thủ Geneve về tổng tuyển cử nên họ cài cắm ở lại rất nhiều (trong số lực lượng Việt Minh lẽ ra phải tâp kết ra bắc), đồng thời cử thêm điệp viên từ ngoài bắc vào nam theo con đường của dân bắc di cư. Tình báo tình yêu là trải khắp từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Thế nên BV mới tự tin là chỉ cần Mỹ rút là họ xơi tái ngay anh VNCH gà tồ và khờ khạo.
 

ATTILA

Xe điện
Biển số
OF-85126
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
2,354
Động cơ
433,984 Mã lực
Vào Nam năm 1954 chủ yếu là dân Công Giáo,mà hồi chống Pháp ít nhiều trong họ hàng cũng có nợ máu với CM,cộng thêm tuyên truyền từ phía cha xứ chống CM nên có cuộc di cư theo Chúa vào Nam.
Đó là vấn đề, kể cả bây giờ chúng vẫn phá bằng mọi cách.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Đó là vấn đề, kể cả bây giờ chúng vẫn phá bằng mọi cách.
Em đang ngồi cách cầu Uất Hận 1 km,ngày trước cha Khâm thường đem du kích,công an vũ trang của Cm hành hình tại đây,những hình thức hạ sát man rợ nhất có thể để uy hiếp tinh thần của nhân dân nơi đây.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cụ ấy là cụ lào ạ cụ. :(
Lâu rồi em cũng không nhớ,ngày trước kỷ niệm 30/4 năm nào bọn em cũng được thầy giáo nêu những gương sáng của học sinh trong trường,trong đó có vụ này ạ.
 

ATTILA

Xe điện
Biển số
OF-85126
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
2,354
Động cơ
433,984 Mã lực
Cái này phải có những người có tầm nhìn và năng lực tổ chức. Bắc Việt đã dự đoán bên kia sẽ không tuân thủ Geneve về tổng tuyển cử nên họ cài cắm ở lại rất nhiều (trong số lực lượng Việt Minh lẽ ra phải tâp kết ra bắc), đồng thời cử thêm điệp viên từ ngoài bắc vào nam theo con đường của dân bắc di cư. Tình báo tình yêu là trải khắp từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Thế nên BV mới tự tin là chỉ cần Mỹ rút là họ xơi tái ngay anh VNCH gà tồ và khờ khạo.
Ngụy lưu manh thích ăn chơi đàng điếm, là con thú cho Pháp Mỹ nó giật dây. Tội ác ngụy tộc thì méo ai có thể quên nên đừng ai bảo VNCH cho nó bẩn cái tên.
 

Duc Ta

Xe tải
Biển số
OF-399398
Ngày cấp bằng
3/1/16
Số km
476
Động cơ
237,236 Mã lực
Có vào nghĩa trang đường 9,nghĩa trang Trường Sơn mới thấy sự hy sinh của các thế hệ đi trước là lớn đến nhường nào(Chưa kể vài chục cái nghĩa trang nhỏ rải rác khắp tỉnh Quảng Trị).Ở Việt Nam mình có mấy nhà không có Liệt Sĩ trong các cuộc chiến tranh cứu nước đâu.
Vâng, có vào nghĩa trang Trường Sơn mới thấy sự hy sinh của của các bậc cha chú lớn lao như thế nào. Có những liệt sỹ tuổi đời vừa mới gần đôi mươi. Tuổi thanh xuân dành cho đất nước, sống chết lúc nào không hay
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
771
Động cơ
369,897 Mã lực
Cụ ấy là cụ lào ạ cụ. :(
Hehe, giờ mới nhớ là hôm trước VTV có bài phỏng vấn về vụ bắt đại tá Thọ, vì hôm đó phỏng vấn thì một bác cựu chiến binh ( hình như thuộc kíp xe 555 ) có nói là phải tìm đến lần thứ 3 và bên đài trinh sát kỹ thuật báo vào là đại tá Thọ vẫn còn sống và nó đang gọi máy bay cứu thì họ mới phát hiện ra đại tá Thọ giả chết nằm lẫn trong đống xác
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực

Hóa ra bài hát 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng lại có khởi điểm từ chiến thắng Đường 9 Nam Lào, nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc cho lời thơ Hữu Thỉnh về đại đội 10 xe T-34 đời ơ kìa (bà già K2) đi làm cỏ Lữ đoàn TQLC 147 "kiêu hùng" của VNCH.

"Từ ngày 2 đến ngày 6.3.1971, Lữ đoàn TQLC 147 lần lượt đổ bộ xuống khu vực điểm cao 550 bằng trực thăng...Nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở điểm cao 550 được Bộ Tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn BB 324 được tăng cường một số đơn vị binh chủng, trong đó có Đại đội xe tăng 3 thuộc Tiểu đoàn XT 397, trang bị 10 xe tăng T-34.

(Tiểu đoàn 397 được rút ra từ Trung đoàn 202 là 1 trong 3 tiểu đoàn xe tăng tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, hai tiểu đoàn kia là 198 và 297 thuộc Trung đoàn XT 203).

Nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Trung úy, trợ lý của Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị thuộc Binh chủng Tăng thiết giáp, đã đến thăm đại đội XT này ở đây và kíp xe tăng T-34 của Lê Đức Tuân, bạn của anh, đã là nguồn cảm hứng để anh sáng tác bài thơ: "Trên một chiếc xe tăng".

Nhạc sĩ Doãn Nho từ năm 1968 đã ấp ủ viết ca khúc về binh chủng xe tăng, sau khi chứng kiến những chiến thắng vang dội của bộ đội Tăng thiết giáp. Tới năm 1971, cơ duyên đến khi đọc trên Báo Nhân dân có bài thơ “Trên một chiếc xe tăng”, bài thơ hay quá vì đang tìm ý cho ca khúc, chỉ trong một buổi chiều, nhạc sĩ Doãn Nho đã phổ nhạc xong và chuyển cho Đoàn Ca múa TCCT dàn dựng, biểu diễn và ngay lập tức có tiếng vang.

Sau này khi Đoàn Ca múa TCCT thu xong chuẩn bị phát, người trách nhiệm buổi phát tác phẩm hôm đó là nhạc sĩ Thanh Phúc quên mất tên, nhìn vào bản nhạc mở với lời ca mở đầu: "Năm anh em trên một chiếc xe tăng…", Thế là thành tên của bài hát luôn :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top