Tầng 1 em mở cửa cả ngày mà quái sao ko thấy có tý nồm nào vào nhỉ
Nồm xảy ra khi không khí ẩm có nhiệt độ cao tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn điểm sương (dew point) của khối khí đó. Có nhiều công thức tính gần đúng điểm sương này, nhưng đơn giản nhất (và sai số lớn nhất) là công thức
Điểm sương = Nhiệt độ khối khí - (100 - Độ ẩm tương đối) / 5. Ví dụ, với nhiệt độ 21 độ C, độ ẩm 80% thì điểm sương (gần đúng) theo công thức này = 17 độ C. Các công thức với sai số nhỏ hơn như công thức Magnus hay công thức Arden Buck (gốc) như cho kết quả 17,35 - 17,45 độ C. Công thức mà NOAA sử dụng cho kết quả 17,38 độ C.
Mấy hôm trước nhiệt độ cao rồi mới giảm xuống như hiện nay. Vật liệu làm tường, sàn nhà (gạch, bê tông, gỗ, cát, đất) hạ nhiệt độ chậm hơn của khối không khí lạnh hiện có và vì thế nó ấm hơn khối khí nên không thể xảy ra nồm. Giả sử vài ngày tới nhiệt độ không khí tăng cao và không khí có độ ẩm cao. Khi đó tường, sàn tăng nhiệt độ chậm hơn và như thế nó lạnh hơn khối khí thì mới có khả năng xảy ra nồm. Điều này liên quan tới nhiệt dung riêng của các loại vật liệu xây dựng có liên quan. Ví dụ, để tăng nhiệt độ của 1 m3 không khí thêm 1 độ C chỉ cần khoảng 1.200-1.300 J, trong khi để tăng nhiệt độ của 1 m3 gạch thêm 1 độ C phải cần khoảng 1.500.000 J, các con số tương ứng với cát, bê tông, thủy tinh, đất, gỗ sẽ khoảng 1.400.000 J, 2.100.000 J, 2.100.000 J, 1.600.000 J và 850.000 - 2.000.000 J (các con số này là gần đúng), nghĩa là nhiệt dung riêng của các vật liệu này cao hơn nhiệt dung riêng của không khí khoảng 800 - 2.000 lần.