Nồm do độ ẩm ở trong không khí. Sau đó do chênh lệch nhiệt độ, thì sinh ra hiện tượng "đổ mồ hôi", sau đó Nấm mốc có môi trường thuận lợi để phát triển.
Bài toán ở đây có mấy phương pháp:
1. Hút bớt độ ẩm trong không khí ra. (chỉ áp dụng với phòng đóng kín, phòng hở chỉ có tác dụng một phần, hoặc không tác dụng nhiều vì không khí ẩm ở nơi khác, thường là mát hơn, sẽ auto chạy đến nơi ấm hơn, kiểu như Không khí lạnh auto chạy từ bắc xuống nam nơi nóng hơn).
...
Ở đâu em không biết, chứ ở HN nồm tháng 2 và tháng 7 thường xảy ra ngược với bác viết!
Như những hôm nay, khi không khí bên ngoài nóng hơn trong nhà nên hấp thụ được nhiều hơi nước hơn. Mưa phùn nhẹ nền đường, bờ tường, cây cối ướt càng tạo điều kiện cho không khí bên ngoại đã nóng hơn, chứa thêm được nhiều nước hơn.
Khi trong nhà mở cửa (cửa chính và cửa sổ) cả tầng tấp và tầng cao, không khí trong nhà dù mát hơn, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng đối lưu, không khí bốc từ các tầng thấp lên tầng cao, không khí bên ngoài tràn vào tầng dưới lấp bù cho phần không khí đối lưu đã bốc lên các tầng trên. Do khi tràn vào nhà nhiệt độ thấp hơn bên ngoài làm độ ẩm tương đối tăng lên, nhất là khi tiếp xúc với các bề mặt như sàn nhà đang có nhiệt độ thấp hơn nữa thì độ ẩm sẽ đạt mức bão hòa và nước ngưng đọng lại.
Trong tháng 7 cũng xảy ra hiện tựợng tương tự, nhất là những lúc sau khi mưa mà lại nắng lên, chỉ khác ở nền nhiệt trong nhà và ngoài trời cao hơn.
Ai để ý sẽ thấy theo dòng không khí đối lưu dọc cầu thang bộ sẽ có hiện tượng nước đọng rõ nhất.
Do vậy khi trời nồm không mở cửa, không dùng quạt,...
Ở chung cư 1 tầng, chênh lệch độ cao ít nên hiện tượng không khí đối lưu nhẹ hơn, nhưng hứng sương mù dễ hơn.
Nhà dưới đất đóng cửa hạn chế được đối lưu sẽ bớt được nồm. Như trong nhà em mấy hôm vừa rồi độ ẩm cao nhất chỉ lên đến 70%, trong nhà phơi quần áo vẫn khô nhanh (phòng kéo quần áo vào phơi không có điều hòa)!
Em vừa từ Thái Nguyên về, đây là nhiệt độ và đô ẩm trong phòng em (12:12 ngày 23 tháng 2 năm 2024):