Tiếp bài về NT
Các cụ thắc mắc chuyện làm ăn, con cái học hành, thôi em kể tiếp chuyện xưa vậy, thời nay các cụ tự thẩm thêm.
Nói về nếp sống, bản chất xưa của dân NT là công chức, có hơi hướng giáo dục và khoa học
. Ông Yersin dừng chân ở NT cho đến cuối đời cũng vì cái khí hậu và không gian yên bình cho cái đam mê khoa học của ông ấy. Viện Passteur NT là 1 trong 3 viện authorized QT ở VN nhờ uy tín của ông ấy lập nên trong khi viện ở SG do học trò ông ấy làm viện trưởng. Thêm một viện hải dương học, sau đó là các dòng tu, nổi tiếng nhất có lẽ là dòng Lasan, là dòng tu TCG có thiên hướng về giáo dục. Sau này có thêm Thánh Kinh Thần Học Viện, trung tâm thần học của đạo Tin Lành. Người Pháp qui hoạch NT theo hướng đấy, nên đã đưa công chức chính quyền Nam triều di dời từ Thành xuống sau khi thay đổi tỉnh lỵ KH.
Thời VNCH, do yêu cầu chiến sự, NT mở rộng thêm các học viện đào tạo quân sự và các trung tâm hỗ trợ hậu cần cho các vùng xung quanh. Trại Long Vân của TT huấn luyện Không Quân, trại Yết Kiêu của TT huấn luyện Hải Quân, và 'Đồng Đế - nắng mưa thao trường”, Trường Hạ Sỹ Quan … nên rất nhiều trí thức vốn ưa an nhàn thích chọn nơi đây cho gia đình sinh sống, bản thân ai đã đến ở thường … không muốn đi nữa vì cái không khí thanh bình yên tĩnh trong thời loạn lạc. Sau 1975, các cơ sở nghiên cứu, giáo dục - quân sự không thay sổ đỏ chỉ thay chủ sở hữu, cũng là những thành phần đấy nhưng là những con người mới XHCN, mà còn mở rộng thêm nhiều hơn trường ĐH Thủy Sản từ Hải Phòng vào, Trung Tâm Nghiên Cứu Nhiệt Đới do các bạn LX bảo tiêu ... Ngoài du lịch và thủy sản truyền thống, NT dường như chả có ngành công nghiệp nào tạo dấu ấn vì NT vốn là đất để ăn ở, học hành và ... chữa lành.
.
Cũng chính vì cái gốc đấy, sau 1975, một thời NT nổi tiếng là đất học, rất nhiều thủ khoa trong các kỳ thì ĐH ở SG là dân NT, tỷ lệ vào ĐH của dân NT luôn ở top, mặc dù dân số không quá 200k. Nhưng cũng vì cái gốc đấy, dân NT bị SG hoa lệ thu hút gần hết sau khi ra trường vì nếu về lại chẳng biết làm gì chứ đừng nói xây dựng quê hương. Và rồi dù bươn chải quay cuồng nhưng vẫn còn chút cái dòng máu an phận của ông bà nên cũng không thành ông nọ bà kia mà chỉ dừng mức kha khá, đủ sống của thị dân nơi đất khách quê người. Các cụ này đến lạ, hàng năm đưa con cái gia đình về NT thăm bố mẹ chơi chán xong thì gào lên "đếch phải Nha Trang của tao!", trước khi phắn không quên thủ thỉ "giờ thế giới phẳng lì, đi đâu cũng tiện, ba me vào với tụi con cho tiện phần chăm sóc"; đành phải thở dài "con cái đặt đâu, ba me ngồi đấy", thế là chữ "về NT" thay thành chữ "đi NT" hồi nào không hay. Trend này chắc còn dài dài, chưa biết bao giờ mới hết. Nên trường học hay cơ sở giáo dục, y tế ở NT bây giờ thì các cụ tự đánh giá nhé. Mà cũng đừng đòi hỏi gì thêm vì các cụ đại đa phần cũng thế.
.
Theo em NT có mở rộng gì cũng phải thông theo phong thuỷ. Bản chất NT là một đồng bằng nhỏ (đồng bằng sông cái, hay Eatrang gì đó), 3 mặt núi chặn và hướng ra biển. Nên có cạp đu đeo gì đi chăng nữa đụng núi là dừng, không vô tư như Hà Nội cạp hay Sài Gòn đeo đâu các cụ. Cam Lâm hay Vân Phong phong thổ khác hẳn các cụ nhé.