[Funland] Chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà

trantuan1101

Xe tăng
Biển số
OF-476090
Ngày cấp bằng
9/12/16
Số km
1,265
Động cơ
209,163 Mã lực
Tuổi
36
Các mặt cầu thang của cụ có tường, nếu là cải tạo lại cầu thang, nếu tường 220, cụ cho thợ tỉa ra 70-110 mm theo bản trượt và chiếu nghỉ cầu thang, sau đấy đan thép, đổ bê tông cho bản bê tông có điểm gối lên tường, chắc cầu thang, còn nếu tường giáp cầu thang là tường 110, cụ đục phần chiếu nghỉ ăn vào tường, sau đan thép đổ bê tông gối lên tường, còn thép ngang cầu thang, cụ khoan cắm vào tường là okie, không cần thiết phải đan 02 lưới thép thang đâu cụ nhé, cứ 1 lưới D10 @150 là okie cụ ạ, chủ yếu là chống xô cầu thang thôi ạ.
đan 2 lượt là trong trường hợp không gối vào bất kì điểm nào cụ à. còn có gá thì tất nhiên chỉ cần bố trí 2 lượt theo từng vị trí thôi
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay em xin chia sẻ thêm các kinh nghiệm sau về phần sử dụng nước:
Trong thời gian qua, được sự tin tưởng của các cụ trên OF nên bên em cũng đang và chuẩn bị thi công mấy công trình của các cụ trên OF, có mấy vấn đề sau em nghĩ phải tư vấn kỹ hơn cho các cụ đang, và đã chuẩn bị làm nhà:
- Với điều kiện miền bắc, các cụ không nên sử dụng Bình nước nóng năng lượng mặt trời ( Khả năng sử dụng không cao) mà nên thay thế vào đấy là hệ thống xử lý nước mềm, tại sao em lại nói vậy, em xin giải thích cho các cụ như sau:
Em vừa thi công xong 1 căn Villa của 1 cụ gọi là máu mặt trong việc cấp nước sạch Hà Nội, khi trao đổi về hệ thống nước, cụ ấy cứ yêu cầu bên em thi công hoặc giới thiệu cho 1 bên xử lý nước sạch, em có thắc mắc, sau 1 thời gian làm việc, cụ cả trên mới bật mí 1 câu: anh làm nước bán cho người, nhưng anh ko dám sử dụng trực tiếp nước anh bán. Vì vậy em nghĩ với 1 căn nhà phố Bình thường, việc đầu tư 1 hệ thống xử lý nước sạch (nước máy, nước giếng khoan) cho cả gia đình là không phải quá khó.
Vì vậy các cụ nên bỏ cái bình năng lượng mặt trời đi và nên thay thế bằng hệ thống sử lý nước mềm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình các cụ, các mợ, F1, ...
 

trantuan1101

Xe tăng
Biển số
OF-476090
Ngày cấp bằng
9/12/16
Số km
1,265
Động cơ
209,163 Mã lực
Tuổi
36
Hôm nay em xin chia sẻ thêm các kinh nghiệm sau về phần sử dụng nước:
Trong thời gian qua, được sự tin tưởng của các cụ trên OF nên bên em cũng đang và chuẩn bị thi công mấy công trình của các cụ trên OF, có mấy vấn đề sau em nghĩ phải tư vấn kỹ hơn cho các cụ đang, và đã chuẩn bị làm nhà:
- Với điều kiện miền bắc, các cụ không nên sử dụng Bình nước nóng năng lượng mặt trời ( Khả năng sử dụng không cao) mà nên thay thế vào đấy là hệ thống xử lý nước mềm, tại sao em lại nói vậy, em xin giải thích cho các cụ như sau:
Em vừa thi công xong 1 căn Villa của 1 cụ gọi là máu mặt trong việc cấp nước sạch Hà Nội, khi trao đổi về hệ thống nước, cụ ấy cứ yêu cầu bên em thi công hoặc giới thiệu cho 1 bên xử lý nước sạch, em có thắc mắc, sau 1 thời gian làm việc, cụ cả trên mới bật mí 1 câu: anh làm nước bán cho người, nhưng anh ko dám sử dụng trực tiếp nước anh bán. Vì vậy em nghĩ với 1 căn nhà phố Bình thường, việc đầu tư 1 hệ thống xử lý nước sạch (nước máy, nước giếng khoan) cho cả gia đình là không phải quá khó.
Vì vậy các cụ nên bỏ cái bình năng lượng mặt trời đi và nên thay thế bằng hệ thống sử lý nước mềm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình các cụ, các mợ, F1, ...
ủa,cái nước nóng năng lượng MT và hệ thống xử lý nước mềm là 2 chức năng khác nhau hoàn toàn mà.
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
ủa,cái nước nóng năng lượng MT và hệ thống xử lý nước mềm là 2 chức năng khác nhau hoàn toàn mà.
thì đúng thế mà cụ, em có nói nó giống nhau đâu ạ, 2 cái 2 công nặng khác nhau, nhưng nhiều người chưa nắm dc nên em mới nói, nếu đang muốn sd hệ thống nước nóng NLMT thì nên bỏ đi, dành xiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước mềm thì tốt hơn.
 

trantuan1101

Xe tăng
Biển số
OF-476090
Ngày cấp bằng
9/12/16
Số km
1,265
Động cơ
209,163 Mã lực
Tuổi
36
thì đúng thế mà cụ, em có nói nó giống nhau đâu ạ, 2 cái 2 công nặng khác nhau, nhưng nhiều người chưa nắm dc nên em mới nói, nếu đang muốn sd hệ thống nước nóng NLMT thì nên bỏ đi, dành xiền đầu tư cho hệ thống xử lý nước mềm thì tốt hơn.
ừm,máy lọc nước thì dùng cho nước ăn cũng nên đầu tư,ko quá đắt,loại tốt thì giá ngang với bình NLMT. nếu có điều kiện thì nên dùng cả 2
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
ừm,máy lọc nước thì dùng cho nước ăn cũng nên đầu tư,ko quá đắt,loại tốt thì giá ngang với bình NLMT. nếu có điều kiện thì nên dùng cả 2
Cụ hiểu nhầm ý em rồi ạ, hệ thống lọc ở đây là dùng cho toàn bộ nhà chứ không phải là cái máy nhỏ lọc cục bộ thôi ạ, giá của nó có thể đắt gấp 2 lần bình NLMT nhưng đầu tư cho sức khỏe thì em thấy như vậy là ổn ạ, còn có dk thì làm cả 2 vẫn okie mà
 

fine_thanks

Xe điện
Biển số
OF-306286
Ngày cấp bằng
27/1/14
Số km
3,136
Động cơ
337,472 Mã lực
Các mặt cầu thang của cụ có tường, nếu là cải tạo lại cầu thang, nếu tường 220, cụ cho thợ tỉa ra 70-110 mm theo bản trượt và chiếu nghỉ cầu thang, sau đấy đan thép, đổ bê tông cho bản bê tông có điểm gối lên tường, chắc cầu thang, còn nếu tường giáp cầu thang là tường 110, cụ đục phần chiếu nghỉ ăn vào tường, sau đan thép đổ bê tông gối lên tường, còn thép ngang cầu thang, cụ khoan cắm vào tường là okie, không cần thiết phải đan 02 lưới thép thang đâu cụ nhé, cứ 1 lưới D10 @150 là okie cụ ạ, chủ yếu là chống xô cầu thang thôi ạ.
Em cảm ơn các cao thủ, Các cụ cho em hỏi nhà vì sao hay bị nứt chân chim, có phải do sắt trần bố trí k đúng k ạ.
 

trantuan1101

Xe tăng
Biển số
OF-476090
Ngày cấp bằng
9/12/16
Số km
1,265
Động cơ
209,163 Mã lực
Tuổi
36
Em cảm ơn các cao thủ, Các cụ cho em hỏi nhà vì sao hay bị nứt chân chim, có phải do sắt trần bố trí k đúng k ạ.
nứt chân chim trên bề mặt nguyên nhân nhiều nhất là bề mặt luôn nhiều nước,nhiều xi,nhiều cát mà ít đá và thép. cộng thêm việc bảo dưỡng bê tông ko đúng nên hay bị nứt. nếu đổ bề mặt thì phải che chắn tốt tránh mất nước nhanh và có thể xoa lại bề mặt sau 2-3 tiếng
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em cảm ơn các cao thủ, Các cụ cho em hỏi nhà vì sao hay bị nứt chân chim, có phải do sắt trần bố trí k đúng k ạ.
nếu cụ đổ bê tông trộn tại chỗ, độ sụt thấp, mác bê tông cao, nhiều xi măng, độ co ngót lớn nên dễ xảy ra hiện tượng nứt chân chim, ngoài ra, đổ bê tông trong điều kiện thời tiết quá nóng, bê tông mất nước nhanh, co ngót nhanh nên cũng bị nứt, bảo dưỡng bê tông không tốt cũng dẫn đến nứt các vết chân chim nhé. nói chung cụ đổ bê tông tại chỗ ( thủ công) thì thường hay có các hiện tượng đấy.
Còn như cụ trantuan1101 nói chỉ là 1 phần thôi cụ nhé, lớp vữa trát tường có khi nứt, có khi không đấy cụ ạ, mà nó có thép và đá đâu cụ, nứt chân chim ở đây là do mất nước bê tông, xi măng là chất liên kết, khi trộn vữa hay bê tông, xi măng tỏa nhiệt rất lớn nên dù tường xây, tường trát, bê tông cũng nên phải bảo dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng tỏa nhiệt cao của vữa hay bê tông
 

trantuan1101

Xe tăng
Biển số
OF-476090
Ngày cấp bằng
9/12/16
Số km
1,265
Động cơ
209,163 Mã lực
Tuổi
36
nếu cụ đổ bê tông trộn tại chỗ, độ sụt thấp, mác bê tông cao, nhiều xi măng, độ co ngót lớn nên dễ xảy ra hiện tượng nứt chân chim, ngoài ra, đổ bê tông trong điều kiện thời tiết quá nóng, bê tông mất nước nhanh, co ngót nhanh nên cũng bị nứt, bảo dưỡng bê tông không tốt cũng dẫn đến nứt các vết chân chim nhé. nói chung cụ đổ bê tông tại chỗ ( thủ công) thì thường hay có các hiện tượng đấy.
Còn như cụ trantuan1101 nói chỉ là 1 phần thôi cụ nhé, lớp vữa trát tường có khi nứt, có khi không đấy cụ ạ, mà nó có thép và đá đâu cụ, nứt chân chim ở đây là do mất nước bê tông, xi măng là chất liên kết, khi trộn vữa hay bê tông, xi măng tỏa nhiệt rất lớn nên dù tường xây, tường trát, bê tông cũng nên phải bảo dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng tỏa nhiệt cao của vữa hay bê tông
he cụ,em đang nói đến bê tông thôi chứ có nói đến vữa trát đâu. nếu vữa trát tường hay bị nứt là do thợ hồ trát 1 lớp ướt rồi cán vữa khô trong thời gian ngắn dẫn đến 2 lớp vữa trát làm việc khác nhau nên hay bị nứt
 

fine_thanks

Xe điện
Biển số
OF-306286
Ngày cấp bằng
27/1/14
Số km
3,136
Động cơ
337,472 Mã lực
nếu cụ đổ bê tông trộn tại chỗ, độ sụt thấp, mác bê tông cao, nhiều xi măng, độ co ngót lớn nên dễ xảy ra hiện tượng nứt chân chim, ngoài ra, đổ bê tông trong điều kiện thời tiết quá nóng, bê tông mất nước nhanh, co ngót nhanh nên cũng bị nứt, bảo dưỡng bê tông không tốt cũng dẫn đến nứt các vết chân chim nhé. nói chung cụ đổ bê tông tại chỗ ( thủ công) thì thường hay có các hiện tượng đấy.
Còn như cụ trantuan1101 nói chỉ là 1 phần thôi cụ nhé, lớp vữa trát tường có khi nứt, có khi không đấy cụ ạ, mà nó có thép và đá đâu cụ, nứt chân chim ở đây là do mất nước bê tông, xi măng là chất liên kết, khi trộn vữa hay bê tông, xi măng tỏa nhiệt rất lớn nên dù tường xây, tường trát, bê tông cũng nên phải bảo dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng tỏa nhiệt cao của vữa hay bê tông
Cụ cho em hỏi cái này "độ sụt thấp, mác bê tông cao" nghĩa là gì ạ
 

cuBi07

Xe tải
Biển số
OF-138428
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
285
Động cơ
367,091 Mã lực
Các cụ cho em hỏi mấy vật liệu để giữ nước trên bề mặt bê tông với ạ
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho em hỏi mấy vật liệu để giữ nước trên bề mặt bê tông với ạ
Vật liệu giữ nước chỉ là 1 cách nói hoa mỹ về cái cách bảo dưỡng bê tông thôi cụ ạ, có 2 cách thôn dụng mà các cụ hay làm:
- tưới nước bề mặt bê tông xong, cụ lấy nilong phủ lên, nilong sẽ giảm thiểu được việc hơi nước bốc hơi.
- Dùng vải hoặc bao tải xác rắn, phủ lên bề mặt, tưới đẫm nước, tránh được việc bê tông mất nước nhanh cụ nhé.
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cho em hỏi cái này "độ sụt thấp, mác bê tông cao" nghĩa là gì ạ
- Độ sụt là độ chảy của bê tông hay còn gọi là độ lưu động của bê tông, với các cấu kiện lớn, thép đan dầy, yêu cầu bê tông có độ sụt lớn để có thể chảy, luồn lách sâu vào các cấu kiện.
- Mác bê tông là khả năng chịu nén của bê tông, hay gọi đơn giản là cường độ, độ cứng của bê tông cụ nhé.
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
he cụ,em đang nói đến bê tông thôi chứ có nói đến vữa trát đâu. nếu vữa trát tường hay bị nứt là do thợ hồ trát 1 lớp ướt rồi cán vữa khô trong thời gian ngắn dẫn đến 2 lớp vữa trát làm việc khác nhau nên hay bị nứt
Cụ hơi nhầm 1 tí về việc trát rồi đấy ạ, nếu thợ hồ trát vữa khô, cũng rất ít khi xảy ra trường hợp rạn chân chim nếu bảo dưỡng tốt, thế nhưng khi trát vữa khô, khả năng bị cao là ộp tường, tức là 02 lớp vữa không kết dính với nhau vì lớp vữa khô chưa đủ độ ẩm để tạo liên kết cụ nhé, còn trường hợp 02 lớp vữa làm việc khác nhau thì đúng, nhưng khác nhau rất ít, lớp 1 đang rất ướt (để bám dính tốt tường gạch khô => trát vữa khô để làm se mặt lớp 1=> trát lớp 2) trong thời gian rất ngắn nên không xảy ra trường hợp nứt chân chim được cụ nhé.
 

fine_thanks

Xe điện
Biển số
OF-306286
Ngày cấp bằng
27/1/14
Số km
3,136
Động cơ
337,472 Mã lực
- Độ sụt là độ chảy của bê tông hay còn gọi là độ lưu động của bê tông, với các cấu kiện lớn, thép đan dầy, yêu cầu bê tông có độ sụt lớn để có thể chảy, luồn lách sâu vào các cấu kiện.
- Mác bê tông là khả năng chịu nén của bê tông, hay gọi đơn giản là cường độ, độ cứng của bê tông cụ nhé.
theo như cụ nói thì độ chảy của bê tông càng cao càng tốt, còn độ cứng càng cứng càng tốt thế nó phụ thuộc vào yếu tố j ạ
 
Biển số
OF-502312
Ngày cấp bằng
2/4/17
Số km
319
Động cơ
189,100 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội
Website
archivina.com
theo như cụ nói thì độ chảy của bê tông càng cao càng tốt, còn độ cứng càng cứng càng tốt thế nó phụ thuộc vào yếu tố j ạ
cụ hiểu sai rồi ạ. Độ sụt là độ lưu động của bê tông, nhưng trong thiết kế cũng như thi công, độ sụt của bê tông phải được quy định và đảm bảo đúng yêu cầu, nghĩa là độ sụt phải nằm trong khoảng cho phép, để đảm bảo bê tông không quá lỏng hay quá khô.
Mác bê tông phụ thuộc vào tỷ lệ cốt liệu trong 1m3 bê tông. Mác càng cao thì khả năng chịu nén càng tốt.
 

xaynhatrongoi

Xe tăng
Biển số
OF-383146
Ngày cấp bằng
17/9/15
Số km
1,716
Động cơ
259,461 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
cụ hiểu sai rồi ạ. Độ sụt là độ lưu động của bê tông, nhưng trong thiết kế cũng như thi công, độ sụt của bê tông phải được quy định và đảm bảo đúng yêu cầu, nghĩa là độ sụt phải nằm trong khoảng cho phép, để đảm bảo bê tông không quá lỏng hay quá khô.
Mác bê tông phụ thuộc vào tỷ lệ cốt liệu trong 1m3 bê tông. Mác càng cao thì khả năng chịu nén càng tốt.
Chuẩn luôn cụ ạ, không phải độ sụt cứ cao quá là tốt đâu ạ, đều phải theo quy định với từng công trình, với nhà phố, độ sụt với các công trình xây dựng cơ bản với bê tông thương phẩm là 10+- 2 cụ nhé, thấp quá bê tông khô, cao quá bê tông lại như cháo ấy ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top