Thời gian vừa qua khá là bận nên em cũng không online được nhiều, có trả lời các cụ chậm thì các cụ lượng thứ cho em cái nhé.
Trong thời gian vừa rồi, có khá nhiều các câu hỏi của các cụ, em đã trả lời chi tiết nhưng hôm nay em xin trả lời tóm tắt như sau ạ:
1. Cách nào đổ bê tông cột ( Thường là bê tông trộn tay) không bị rỗ chân cột, vừa đảm bảo chất lượng lẫn tính thẩm mỹ?
- cách 1: sau khi dựng khung kết cấu cốt thép xong, lắp dựng xong cốt pha hộp cột, yêu cầu đội thợ, hoặc nhà thầu thi công trộn trước 1 xô vữa mác cao, đổ vào chân cột trước, sau đấy khoảng 20-30 phút mới bắt đầu đổ bê tông, làm như vậy tránh được tình trạng mất nước chân cột khi thi công cột.
- Tạo khuôn, chân cơ cột bằng 1 lớp bê tông mỏng 10cm, sau đấy mới đổ bê tông toàn bộ cột. lớp chân cơ này được đổ trước khi thi công cột 1 ngày nhé.
2. Cách nào để theo dõi cấp phối trộn bê tông, vữa xây, vữa trát cho dễ?
- Cách đơn giản nhất là có cấp phối, rồi quy đổi cấp phối đó ra 1 định lượng nhất định để theo dõi cho dễ, tốt nhất là quy ra thùng đựng sơn 18l, vừa tiện cho người làm, và cũng tiện cho giám sát hoặc chủ nhà.
3. Trát tường như thế nào để đảm bảo lớp vữa trát vừa cứng, lớp mặt vừa mịn, tránh co ngót vữa trát nhiều, giảm thiểu nứt chân chim của tường?
- Trát tường các cụ nên chia thành 02 lớp trát, độ dày trung bình lớp vữa trát là 15mm, lớp đầu tiên: vữa trát xi măng cát vàng sàng, tạo độ cứng cho lớp trát, lớp này dày 10mm, sau khi xong lớp đầu, mặt tường khô se mặt lại, vào lớp thứ 2, xi măng cát đen tạo mịn và phẳng cho tường ( không làm vữa khô các cụ nhé), có nhiều đơn vị sẽ trát lớp đầu xong, vào 1 lớp vữa khô rồi vào lớp trát thứ 2 luôn, làm như vậy, tường sẽ hay xảy ra tình trạng bị ộp tường, khi vào lớp khô không đều, lớp này sẽ tạo xốp, không thẩm thấu được nhiều nước.
Giờ em lại có tí việc, em sẽ chia sẻ thêm các câu hỏi của các cụ khác sau nhé, có gì cần góp ý, mong các cụ cứ góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn ạ!