Cho e hỏi về loại kc thứ 3:
1. Dùng tấm bê tông Xuân Mai này thì dầm cột là thép, ko giống dầm cột bê tông cốt thép như bt. Khung thép lộ thiên vậy sẽ nhanh rỉ hơn cột dầm btct đúng ko?
2. Khi hoàn thiện sẽ trát hay làm ntn để che các thanh thép kia đi ah?
3. Và che đi thế sau muốn bảo dưỡng thì làm ntn?
4. Tần suất bảo dưỡng là bn năm/lần?
5. Các tấm panel gối lên 2 thanh dầm bằng cái gờ (tai) của nó, có sợ lâu ngày rung lắc nhỡ nó trượt ra hoặc gãy cái tai ra rơi xuống ko ạ? Ko có dây thép liên kết các panel lại thêm cho chắc hả cụ.
Cảm ơn cụ.
HI cụ
Em trả lời lần lượt theo câu hỏi của cụ nhé:
1. Khung thép khi chế tạo từ xưởng thì sẽ đuợc đánh sạch rỉ, sơn chống rỉ 2 lớp và sơn màu lại 1 lớp nữa. Như thế về cơ bản nếu như không có lỗi sx thì KC thép này yên tâm sử dụng trong thời gian 5-7 năm, sau đó cần kiểm tra và bảo trì lại. Trong quá trình làm việc của KC thì phần lớn kết cấu thép này là KC nằm trong nhà vì bên trên có mái che hoặc sàn bê tông phía trên, cột và dầm nếu có hở thì cũng là ở môi trường trong nhà => không tiếp xúc trực tiếp với nước hay hơi ẩm thường xuyên nên sẽ ít bị rỉ sét. Một số chủ đầu tư cầu kì có thể còn yêu cầu đổ bê tông bọc lại cột hoặc xây chèn gạch bọc lại cả cột. còn dầm thì thường sẽ làm trần giả để che đi. Một số công trình thì bên em đã làm họ sơn đen/trắng hết toàn bộ mặt đáy sàn + dầm và để hở ra như vậy (càfe, studio..)
2. Tương tự ở trên, một số kiểu công trình thì họ làm trần thạch cao, trần nhôm, trần tôn màu để che đi, còn một số công trình dạng studio hay vui chơi giải trí thì họ cứ sơn trực tiếp lên toàn bộ mặt dưới sàn + dầm. Cái này thì theo y/c của kiến trúc hoặc thẩm mĩ của chính chủ đầu tư.
3. Thời gian bảo dưỡng KC này khoảng 5-7 năm cần kiểm tra lại tình trạng kết cấu. Nếu có bong tróc rỉ sét thì mới cần sơn lại. Bản thân KC thép nếu không bị đọng nước hay hơi ẩm đọng kéo dài thì chả bao giờ bị rỉ. Kể cả cụ phơi ngoài trời mà cứ mưa vài bữa xong lại nắng lên khô ráo thì chả bao h làm sao cả.
4. Câu này trong mục 3 rồi ạ
5. Cái gạch này mục đích lớn nhất của nó là làm coopsha rỗng cho sàn bê tông đổ hoàn thiện và làm lớp bảo vệ cho cốt thép sàn. Sau khi ghép xong gạch lên dầm còn phải đổ 1 lớp BTCT hoàn thiện để toàn khối hóa toàn bộ hệ sàn này nữa cụ ạ. Sau này chính cái lớp BT đó là lớp chịu lực chính, và nó sẽ truyền tải sự dụng về từng cái dầm nhỏ kia. Lúc đó viên gạch ghép không chịu bất cứ tải gì cả, thậm chí mặt trên gạch còn bị dính vào lớp BT đổ sau nên nó cứ bám ở đấy thôi, trừ khi cụ lấy búa đập vỡ gạch thì nó mới rơi ra, chứ hoạt tải của nhà dân dụng thì chẳng xi nhê gì. Cụ đập búa có khi mặt dưới gạch vỡ rơi xuống nhưng mặt trên gạch nó vẫn bám vào BT đổ sau ấy. Cái công nghệ sàn này là của Xuân Mai nó mua lại của bọn Pháp nên cụ yên tâm là nó tést hết rồi.
Hạn chế lớn nhất của dạng sàn này là tải sử dụng không lớn (<600kG/m2) và nhịp ô sàn<6m. EM đã từng thử tải ở 600kG (12 bao xi măng) cho 1m2 để kiểm tra võng và mỏi mà vẫn thấy ok. Nhưng nhà SX nó khuyến cáo thế nên em cũng chưa bao giờ làm lớn hơn.